PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN
Có thể bạn quan tâm
PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN
TH1: Khi toạ độ (x) là đặc biệt:
Lưu ý: Các em nên học thuộc sơ đồ trên để có thể giải bài tập một cách nhanh nhất
TH2: Khi toạ độ (x) không đặc biệt (hình minh hoạ ở trên)
VTCB(O)-> x: $\Delta {{t}_{1}}$ = $\frac{\arcsin |(\frac{x}{A})|}{\omega }$, với\[\omega \](rad).
Biên(A)-> x:$\Delta {{t}_{2}}$ = \[\frac{\arccos |(\frac{x}{A})|}{\omega }\], với\[\omega \](rad).
Lưu ý: Chất điểm đi được một vòng trên đường tròn (góc quay 3600 = 2π rad) trong thời gian một chu kì T
Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A .Tính chu kỳ và tần số dao động của vật biết rằng
a) khi vật đi từ VTCB đến li độ x = $\frac{A\sqrt{3}}{2}$hết thời gian ngắn nhất là 2 (s).
b)khoảng thời gian ngắn nhất khi vật đi từ li độ x = $\frac{A\sqrt{3}}{2}$đến li độ x = A là 4 (s).
Hướng dẫn
a) Dưa theo sơ đồ ta có :
$\Rightarrow $ $\Delta {{t}_{O\to \frac{A\sqrt{3}}{2}}}$ =$\frac{T}{12}$ =2 $\Rightarrow $T=24 (s) $\Rightarrow $f=$\frac{1}{24}$ (Hz)
b) Dựa vào sơ đồ ta có:
$\Delta {{t}_{\frac{A\sqrt{3}}{2}\to A}}$=$\Delta {{t}_{O\to A}}$-$\Delta {{t}_{O\to \frac{A\sqrt{3}}{2}}}$=$\frac{T}{4}$ -$\frac{T}{6}$=$\frac{T}{12}$=4$\Rightarrow $T=48(s) $\Rightarrow $f=$\frac{1}{48}$ (Hz)
Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(ωt + π/3) cm. Trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian mà tốc độ của vật v > $\frac{\sqrt{3}{{v}_{\max }}}{2}$là 0,5 s. Tìm khoảng thời gian ngắn kể từ khi vật dao động đến khi vật qua vị trí có độ lớn gia tốc bằng gia tốc cực đại?
Hướng dẫn:
$$ Ta có: Khoảng thời gian mà tốc độ của vật v > $\frac{\sqrt{3}{{v}_{\max }}}{2}$là 0,5 s
Dựa vào hình trên ta có $\Delta t$ =4.($\frac{T}{4}$ -$\frac{T}{6}$)=$\frac{T}{3}$=0,5$\Rightarrow $ T=1,5(s)
Tại thời t=0 ta có x=$\frac{A}{2}$ và di chuyển về phìa VTCB ( do $\varphi =\frac{\pi }{3}$ )
$\Rightarrow $ Theo đề bài ta cần tìm khoảng thời gian ngắn kể từ khi vật dao động đến khi vật qua vị trí có độ lớn gia tốc bằng gia tốc cực đại nên ta có x=$-A$
Ví dụ 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(ωt - π/6) cm. Trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian mà tốc độ của vật v > $\frac{{{v}_{\max }}}{2}$là 0,6 s. Tìm khoảng thời gian ngắn kể từ khi vật dao động đến khi vật qua vị trí có tốc độ v = $\frac{\sqrt{3}{{v}_{\max }}}{2}$lần thứ hai?
Hướng dẫn
Ta có sơ đồ:
Dokhoảng thời gian mà tốc độ của vật v > $\frac{{{v}_{\max }}}{2}$là 0,6 s nên ta có:
$\Delta t$=4.($\frac{T}{4}$ -$\frac{T}{12}$)=$\frac{2T}{3}$=0,6$\Rightarrow $ T=0,9(s)
Tại thời t=0 ta có x=$\frac{A\sqrt{3}}{2}$ và di chuyển về phía biên A ( do $\varphi =-\frac{\pi }{6}$ )
Ta có tốc độ
Nên ta có sơ đồ:
Ví dụ 4(ĐH 2010): Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là \[\frac{T}{3}\]. Tìm tần số dao động của vật?
Hướng dẫn:
Dựa vào đề bài ta có sơ đồ
Ta có $\Delta t$ = \[\frac{T}{3}\]$\Rightarrow $ $\Delta {{t}_{O\to x}}$=\[\frac{T}{12}\]$\Rightarrow $x=\[\frac{{{a}_{\max }}}{2}\]=100
Áp dụng công thức:
${{a}_{\max }}$=${{\omega }^{2}}.A$
Ví dụ 5: Một dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 10 cm. Biết trong một chu kì khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá 5π cm/s là T/3. Chu kì của dao động bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Làm theo tương tự ví dụ 4 ta được ${{v}_{\max }}$ =$10\pi $
Áp dụng công thức
Áp dụng công thức: T=$\frac{2\pi }{\omega }$ =2(s)
Bài tập tự luyện
Câu 1:Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ $x=\frac{A\sqrt{2}}{2}$ đến li độ x = A/2 là 0,5 (s). Chu kỳ dao động của vật là
A. T = 1 (s). B. T = 12 (s). C. T = 4 (s). D. T = 6 (s).
Câu 2Một vật dao động điều hòa với biên độ A.Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ $x=-\frac{A\sqrt{2}}{2}$ đến li độ x = \[\frac{A}{2}\] là 0,3 (s). Chu kỳ dao động của vật là:
A. T = 0,9 (s). B. T = 1,2 (s). C. T = 0,8 (s). D. T = 0,6 (s).
Câu 3Một vật dao động điều hòa với biên độ A.Vật đi từ li độ x = A/2 đến li độ x = –A/2 hết khoảng thời gian ngắn nhất là 0,5 (s). Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ $x=\frac{A\sqrt{2}}{2}$.
A. $\Delta t$= 0,25 (s). B. $\Delta t$ = 0,75 (s). C. $\Delta t$ = 0,375 (s). D. $\Delta t$ = 1 (s).
Câu 4:Vật dao động điều hòa gọi với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ
$x=\frac{A\sqrt{2}}{2}$đến li độ $x=\frac{A\sqrt{3}}{2}$là:
A. $\Delta t$ = \[\frac{1}{12f}\] B. $\Delta t$ = \[\frac{1}{24f}\] C. $\Delta t$ = \[\frac{f}{12}\] D. $\Delta t$ = \[\frac{f}{24}\]
Câu 5:Vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số 5 Hz. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = –A đến li độ $x=\frac{A\sqrt{2}}{2}$
A. $\Delta t$ = 0,5 (s). B. $\Delta t$ = 0,05 (s). C. $\Delta t$ = 0,075 (s). D. $\Delta t$ = 0,25 (s).
Câu 6: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A, sau đó 3T/4 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2. C. x = 0. D. x = –A.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và đang chuyển động theo chiều dương, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2 C. x = 0 D. x = –A
Câu 8: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và đang chuyển động theo chiều âm, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2. C. x = 0. D. x = –A.
Câu 9: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = –A, sau đó 5T/6 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2. C. x = –A/2. D. x = –A.
Câu 10: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(2πt – π/3) cm. Tính từ thời điểm ban đầu (t = 0), sau đó 2/3 (s) thì vật ở li độ
A. x = 8 cm. B. x = 4 cm. C. x = –4 cm. D. x = –8 cm.
Câu 11: Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x = 10cos(2πt – π/6) cm. Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm:
A. t = 1/3 (s). B. t = 1/6 (s). C. t = 2/3 (s). D. t = 1/12 (s).
Câu 12: Một vật dao động điều hòa với biên độ A.Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến điểm M có li độ $x=\frac{A\sqrt{2}}{2}$ là 0,25 (s). Chu kỳ dao động của vật là
A. T = 1 (s). B. T = 1,5 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 2 (s).
Câu 13: Một vật dao động điều hoà có tần số 2 Hz, biên độ 4 cm. Ở một thời điểm nào đó vật chuyển động theo chiều âm qua vị trí có li độ 2 cm thì sau thời điểm đó 1/12 (s) vật chuyển động theo
A. chiều âm, qua vị trí cân bằng. B. chiều dương, qua vị trí có li độ x = –2 cm.
C. chiều âm, qua vị trí có li độ x = - 2 \[\sqrt[]{3}\] cm. D. chiều âm, qua vị trí có li độ x = –2 cm.
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với tần số f = 10 Hz và biên độ là 4 cm. Tại thời điểm ban đầu vật đang ở li độ x = 2 cm và chuyển động theo chiều dương. Sau 0,25 (s) kể từ khi dao động thì vật ở li độ
A. x = 2 cm và chuyển động theo chiều dương. B. x = 2 cm và chuyển động theo chiều âm.
C. x = –2 cm và chuyển động theo chiều âm. D. x = –2 cm và chuyển động theo chiều dương.
Câu 15: Một vật dao động điều hoà với li độ x = 4cos(0,5πt – 5π/6) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật đi qua li độ x = 2\[\sqrt[]{3}\] cm theo chiều dương của trục toạ độ ?
A. t = 1 (s). B. t = 4/3 (s). C. t = 16/3 (s). D. t = 1/3 (s).
Câu 16: Một vật dao động điều hòa với biểu thức li độ x = 4cos(0,5πt – π/3) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí x = 2\[\sqrt[]{3}\] cm theo chiều âm của trục tọa độ
A. t = 4/3 (s). B. t = 5 (s). C. t = 2 (s). D. t = 1/3 (s).
Câu 17. Vật dao động điều hòa với biên độ A. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ x = 0,5 A là 0,1 s. Chu kì dao động của vật là
A. 0,4 s. B. 0,8 s. C. 0,12 s. D. 1,2 s.
Câu 18. Một con lắc có chu kì 0,1s biên độ dao động là 4cm khoảng thời gian ngắn nhất để nó dao động từ li độ x1 = 2cm đến li độ x2 = 4cm là
A. 1/60 s. B. 1/120 s. C. 1/30 s. D. 1/40 s.
Câu 19. Vật dao động điều hòa theo hàm cosin với biên độ 4 cm và chu kỳ 0,5 s ( lấy π² = 10). Tại một thời điểm mà pha dao động bằng 7π/3 thì vật đang chuyển động lại gần vị trí cân bằng. Gia tốc của vật tại thời điểm đó là
A. –3,2 m/s². B. 1,6 m/s². C. 3,2 m/s². D. –1,6 m/s².
Câu 20. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos (2πt) cm. Nếu tại một thời điểm nào đó vật đang có li độ x = 3cm và đang chuyển động theo chiều dương thì sau đó 0,25 s vật có li độ là
A. –4cm. B. 4cm. C. –3cm. D. 0.
Đáp án 1B 2C 3C 4B 5C 6C 7D 8B 9C 10D 11A 12D 13D 14A 15B 16B 17D 18A 19A 20B
Bài viết gợi ý:
1. Tổng hợp dao động
2. Tổng ôn lí thuyết chương sóng cơ phần 1
3. Bài tập nhận định chương dao động điều hòa
4. Tổng hợp lí thuyết dao động điều hòa phần 4
5. Tổng hợp lí thuyết dao động điều hòa phần 5
6. ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA PHẦN 2
7. Tổng hợp lý thuyết dao động điều hòa phần 3
Từ khóa » Trục Thời Gian
-
Trục Phân Bố Thời Gian Và Thời Gian Vật Dịch Chuyển Trong Một Chu Kì ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phương Pháp Về Trục Thời Gian Trong Bài Tập ...
-
Trục Thời Gian Vật Lý 12
-
Cách Dùng Phương Pháp Trục Giải Bài Toàn Thời Gian - Tự Học 365
-
Vẽ Trục Thời Gian (theo Mẫu) Và điền Các Sự Kiện Lịch Sử Tiêu Biểu đã ...
-
Hãy Xác định Trên Trục Thời Gian Và điền Số Thứ Tự Vào Chỗ (…) Phù ...
-
[Vietsub] Trục Thời Gian - Âm Khuyết Thi Thính Ft. Vương Tử Ngọc
-
Dao động điều Hòa (P1):Trục Phân Bố Thời Gian - Vật Lí 12 - YouTube
-
Luyện Thi ĐH Môn Lý: Phương Pháp Trục Thời Gian (Đáp án Bài Tập)
-
Hãy Xây Dựng Trục Thời Gian Từ Thời Nhà Hán đến Thời Nhà Tùy
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN
-
Tuyển Tập Bài Tập Đồ Thị Vật Lý 12 Về Dao Động Điều Hòa, Dao ...
-
Chuyên đề Thời điểm, Thời Gian Của Dao động điều Hòa Vật Lí Lớp 12