Phương Pháp Xác định độ Săn Của Sợi Tách Ra Từ Vải

Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải
    Home
  • TIN CÔNG NGHỆ
  • Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải
15 Th11

Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải

ctdtuyet2019-07-02T22:21:47+07:00 By ctdtuyet TIN CÔNG NGHỆ cach do do xoan soi, cach xac dinh do xoan soi, phuong phap xac dinh do xoan vai 0 Comments PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ SĂN CỦA SỢI TÁCH RA TỪ VẢI

Phương pháp này chỉ áp dụng cho sợi được kéo theo hệ số điểm, không áp dụng cho các loại sợi như sợi OE (sợi không cọc) hoặc sợi bện.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 7211/4 – 1984.

1. Nguyên lí

Một đoạn sợi tách ra từ vải được mắc vào 2 ngàm dưới một sức căng và cách nhau một khoảng nhất định.

Một trong 2 ngàm có thể quay quanh trục cho đến khi sợi được tở ra hoàn toàn. Từ đó xác định được độ săn của sợi.

2. Thiết bị thử nghiệm

  • Máy đo độ xoắn sợi – Cometech
Thiết bị đo độ xoắn sợi chỉ QC-309

Thiết bị đo độ xoắn sợi chỉ QC-309

3. Mẫu thử

  • Sợi dọc của vải dệt thoi được lấy từ nhiều ống sợi khác nhau. Để thử, lấy một băng vải theo chiều sợi dọc có bề rộng đủ để cung cấp số mẫu thử quy định ở bảng.
  • Mỗi ống sợi ngang đủ dệt một chiều dài vải nhất định nên phải cắt 5 băng vải theo chiều sợi ngang ở các vị trí khác nhau của mẫu có bề rộng đủ để cung cấp số mẫu thử theo quy định ở bảng.
  • Khi dùng từ hai băng vải trở lên, chia số lần thử xấp xỉ bằng nhau cho từng băng vải.
  • Chiều dài mẫu thử quy định ở bảng. 
STT Loại sợi Số lần thử tối thiểu Chiều dài mẫu (cm)
1 Sợi chập và sợi xe 20 20
2 Sợi philamăng liên tục (1) 20 20
3 Sợi kéo (sợi đơn) (2) 50 2,5

Chú thích:

  • (1) Khi mẫu thử là sợi mộc đơn xe khô từ loại xơ libe lấy chiều dài mẫu thử là 20 cm và tiến hành phép thử 20 lần.
  • (2) Đối với một số sợi bông, có thể sử dụng chiều dài tối thiểu là 1,0 cm.

4. Tiến hành thử

4.1. Xác định hướng xoắn:

Tách một sợi và giữ hai đầu sao cho một đoạn ngắn khoảng 10 cm ở vị trí thẳng đứng. Quan sát mặt thẳng đứng của sợi để xác định và ghi lại hướng xoắn “S” hoặc “Z”.

4.2. Xác định số vòng xoắn qua các bước:

  • Kẹp chặt một đầu sợi ngoài cùng băng vải và tách ra một đoạn đủ để kẹp chặt vào ngàm quay của dụng cụ đo độ săn đã chỉnh ở vị trí 0. Cầm đầu kia của sợi và tách ra khỏi băng vải tạo sức căng ban đầu thích hợp rồi cố định đầu sợi vừa tách ra trên ngàm không quay. Sử dụng sức căng ban đầu phù hợp với TCVN 5093-90. Chỉ được thả đầu sợi ra sau khi sợi đã được kẹp chặt trên ngàm. Thao tác trên làm cho sợi được tách ra từ vải đưa lên dụng cụ đo không bị thay đổi độ săn. Trong quá trình mắc không được chạm tay vào đoạn sợi giữa hai ngàm.
  • Tở xoắn bằng cách quay ngàm. Luồn kim gẩy sợi vào giữa các xơ hoặc giữa những sợi thành phần và đưa kim dọc theo sợi để kiểm tra sự tở xoắn. Ghi số vòng quay của ngàm cần thiết để tở xoắn mẫu.
  • Khi số vòng xoắn danh nghĩa không quá 5, ghi kết quả thử riêng biệt chính xác tới 0,1 vòng. Khi số vòng xoắn giữa 5 và 15, ghi kết quả chính xác tới 0,5 vòng và khi số vòng quá 15, ghi kết quả chính xác tới 1.
  • Lặp lại quá trình trên với những sợi tách ra từ băng vải. Để tách sợi dễ dàng, cần cắt bỏ bớt những sợi ngang của băng vải mẫu.
  • Khi đo số vòng xoắn của sợi có cấu trúc phức tạp, trước tiên dùng dụng cụ tách các sợi đơn và cố định hai đầu sợi để tránh sự biến đổi độ săn. Sau đó mắc từng sợi đơn lên thiết bị thử và xác định độ săn theo qui trình trên.

5. Tính kết quả

  • Số vòng quay của ngàm đủ để tỏ xoắn là số vòng xoắn danh nghĩa của mẫu thử.
  • Số vòng xoắn trên mét cho từng mẫu 
  • Biên bản thử

Biên bản thử gồm các nội dung sau:

  • Số hiệu tiêu chuẩn này
  • Mô tả mẫu vải
  • Điều kiện khí hậu chuẩn để thử (ôn đới hay nhiệt đới)
  • Hướng xoắn S hay Z của sợi và các sợi thành phần
  • Chiều dài mẫu thử đã sử dụng
  • Kết quả của từng phép thử, tính theo số vòng trên 1 mét
  • Kết quả trung bình của mẫu thử, tính theo số vòng trên 1 mét
  • Những chi tiết khác với qui định của phương pháp này.

Tham khảo 

1) ISO 139 – 73: Vật liệu dệt, Điều kiện khí hậu để giữ mẫu

2) ISO 7211/3: Vật liệu dệt. Vải dệt thoi. Cấu trúc. Phương pháp phân tích. Phần 3. Xác định độ uốn cong của sợi trên vải.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Ms. Tuyết. 0978.260.025 Mail: [email protected] Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Share this post

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Author

ctdtuyet

Chuyên cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Δ

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Related Posts

02 Th3

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bám dính sơn – phương pháp cắt sơn

CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐỘ BÁM DÍNH SƠN Cách sử dụng dụng cụ đo độ bám dính... read more

14 Th11

Cách chọn lưỡi dao cho dụng cụ kiểm tra độ bám dính sơn, vật liệu phủ

Hướng dẫn cách chọn lưỡi dao cho dụng cụ kiểm độ bám dính sơn, vật liệu phủ: kiểm tra... read more

15 Th5

Xác định độ bền nén giấy và carton (nén vòng, nén cạnh)

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN GIẤY VÀ CARTON (NÉN VÒNG, NÉN CẠNH) CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ NÉN... read more

22 Th8

Đo oxy hòa tan trong nước bằng phương pháp điện cực

ĐO OXY HÒA TAN TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CỰC Kiểm tra nồng độ oxy trong nước phương pháp... read more

06 Th7

Tiêu chuẩn độ bóng (gloss meter) trong các ngành công nghiệp

TIÊU CHUẨN ĐỘ BÓNG (GLOSS METER) TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đơn vị được sử dụng trong độ bóng là... read more

07 Th8

Cách xác định nồng độ ion: pH, NH3-, Ca2+, CL-, F-, NO3-, K+

CÁCH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ION: pH, NH3–, Ca2+, Cl–, F–, NO3–, K+ Để kiểm tra hàm lượng các ion... read more

16 Th5

Xác định độ nhớt sơn, mực in bằng cốc đo độ nhớt

XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT SƠN, MỰC IN BẰNG CỐC ĐO ĐỘ NHỚT Xác định độ nhớt sơn, mực in bằng... read more

24 Th8

Nước cứng và tác hại của nước cứng đối với sức khỏe con người

Tác hại của nước cứng gây nên: sỏi, làm tắc động mạch, tĩnh mạch gây nguy hiểm đến sức... read more

30 Th11

Máy đúc nhiệt tự động QC-674A 

QC-674A  MÁY ĐÚC NHIỆT TỰ ĐỘNG Giải pháp hiệu quả cho việc tạo mẫu trong phòng thí nghiệm Máy ép nhiệt... read more

12 Th9

Phương pháp xác định độ bền gấp của giấy (sử dụng máy đo MIT)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN GẤP CỦA GIẤY THEO TCVN Phương pháp xác định độ bền gấp của giấy... read more

Get in touch

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ms. Tuyết 0978 260 025CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HIỂN LONGTại HCM: 126 Đường số 2, Khu Dân Cư Tân Phong-Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh,Tại Hà Nội: Tầng thứ 7 Tòa nhà Machino, số 10 đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online Visitors: 1
  • Today's Visitors: 9
  • Yesterday's Visitors: 41
FacebookTwitterPinterestLinkedinGoogle +Tumblr labshopvn.com. 2015 Contact Me on Zalo

Từ khóa » độ Săn Sợi