Phương Pháp Xử Lý Khí Thải NOx Và NO2 - Môi Trường Hợp Nhất

Xử lý khí thải NO2, NOx phải xác định chính xác nguồn thải, thành phần và các phương pháp xử lý giảm phát thải hiệu quả nhất. Khí nito không màu, không mùi, không vị, không dễ bắt lửa. Nito chiếm đến 78% bầu khí quyển của Trái Đất.

Các oxit nito được tạo ra từ phản ứng của khí nito và oxy trong không khí từ quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao. Tại các thành phố lớn, nito oxit tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các ngành công nghiệp (nhà máy nhiệt điện, lò hơi, lò đốt), y tế, phương tiện giao thông.

Đặc điểm và tác hại của khí NO2

Các oxit nito phản ứng tạo thành sương mù và mưa axit. NOx thường phản ứng với amoniac, hơi ẩm, hợp chất khác để tạo thành hơi axit nitric. Tác động của NOx đối với sức khỏe con người bao gồm sự tổn thương phổi, hô hấp.

Nitric oxide (NO) mặc dù không nguy hiểm ở nhiệt độ môi trường xung quanh nhưng các sản phẩm dư thừa của nó lại gây ra các bệnh về đường hô hấp, rối loạn chuyển hóa, huyết áp thấp, nôn mửa.

Còn NO2 ở nồng độ cao lại gây viêm đường hô hấp. Tiếp xúc với nồng độ NO2 ở thời gian dài làm tăng khả năng mắc các triệu chứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn. Nồng độ cao NOx sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thảm thực vật, phản ứng với chất ô nhiễm khi có ánh sáng mặt trời sẽ hình thành ozon.

NO2 và ô nhiễm không khí

Hiện tượng ô nhiễm không khí xảy ra khi các chất, hạt bụi, khói hoặc mùi đưa vào khí quyển tác động có hại như chứa NO2, bụi mịn (PM10, PM2,5), O3, CO, SO2,… Hàm lượng nito oxide phát sinh từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo từ quá trình sản xuất công nghiệp và giao thông.

Khi NO2 là chất ô nhiễm chính góp phần tạo ra ô nhiễm thứ cấp hình thành từ phản ứng hóa học, phổ biến nhất là ozone. Hiện tượng sương mù xảy ra phổ biến nhất trong điều kiện môi trường có nắng, NO2 phát sinh từ quá trình đốt cháy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, phân tách và giải phóng ion oxy. Phân tử O giải phóng sẽ kết hợp cùng oxy tạo thành ozon.

Cách xử lý khí thải NO2

Xử lý bằng phương pháp khô

  • Công nghệ khử chọn lọc có xúc tác SCR: khử NOx thành khí N2 và hơi nước khi sử dụng chất xúc tác NH3 và ure. Ứng dụng trong lò hơi, tua bin, động cơ, lò đốt rác, lò nung. Hiệu suất xử lý NOx có thể đạt đến 90%.
  • Công nghệ khử chọn lọc không xúc tác (SNCR): khử NOx bị khử thành N2 và hơi nước bằng phản ứng với NH3 hoặc ure khi không có xúc tác. Ứng dụng còn hạn chế do hiệu suất xử lý NOx còn thấp, nhiều tác nhân vẫn chưa phản ứng có hiệu quả trong các lò nung, lò đốt.
  • Hấp phụ trên than hoạt tính: có khử năng xử lý đồng thời SO2 và NOx bằng than hoạt tính thông qua cơ chế hấp phụ và làm chất xúc tác khử NOx thành khí nito.
  • Hệ thống thường ứng dụng trong lò đốt hoặc lò hơi. Than hoạt tính được dùng để xử lý khí thải SO2, NOx cho tầng sôi công nghiệp.

Xử lý bằng phương pháp ướt

  • Chủ yếu sử dụng quy trình oxy hóa – hấp thụ: NO sẽ bị oxy hóa thành O3 và hấp thụ bởi dung dịch Na2SO3 thường sử dụng trong lò hơi có quy mô nhỏ vì chi phí dùng ozone tương đối cao.

Sử dụng công nghệ đốt phát sinh khí NOx

  • Buồng đốt nhanh: cân bằng mức độ phối trộn giữa nhiên liệu với không khí làm giảm phát thải NOx.
  • Buồng đốt chậm: cần mở rộng vùng đốt hoặc diện tích bề mặt để làm giảm áp suất riêng giảm lượng khí NOx.
  • Quy trình xử lý trong buồng đốt phân chia ngọn lửa: chia thành nhiều ngọn lửa nhỏ độc lập để tăng bức xạ nhiệt, làm giảm nhiệt độ đốt, rút ngắn thời gian lưu của dòng khí. Điều này sẽ giảm khí NOx.
  • Sử dụng buồng đốt tuần hoàn: phun hỗn hợp khí và nhiên liệu làm nguội khí thải trong buồng đốt. Nhờ tuần hoàn mà nồng độ O2 giảm, tăng quá trình bay hơi và khí hóa nhiên liệu.
  • Buồng đốt hai giai đoạn: điều chỉnh lượng không khí giữ cho nồng độ O2 thấp trong giai đoạn 1 để giảm NOx phát sinh thấp hơn.

Để biết thêm các kỹ thuật để xử lý khí thải khác, bạn hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin tại website moitruonghopnhat.com để được tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa » Khí Nitơ ôxit (nox) Có Nhiều Trong