Phương Thức Cung Cấp Dịch Vụ Qua Biên Giới Theo Hiệp định GATS

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ban hành hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Hiệp định này điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ và GATS được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới, ví dụ như các dịch vụ ngân hàng, viễn thông, du lịch, các dịch vụ chuyên nghiệp,… và cũng là hiệp định thương mại tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Hiệp định Chung 203/WTO/VB thương mại dịch vụ GATS.

1. Phương thức cung cấp dịch vụ (Modes of supply) là gì?

Phương thức chính là cách thức cung cấp các dịch vụ. Phương thức cung ứng dịch vụ được xác định trên cơ sở nguồn gốc của nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, và vị trí địa lý của nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng khi dịch vụ được cung ứng.

2. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo Hiệp định GATS

Hiện nay, theo quy định của Hiệp định GATS thì có những phương thức cung cấp dịch vụ sau:

Phương thức 1 – Cung ứng qua biên giới 

Đây là cách thức phổ biến trên thế giới, theo đó cung ứng dịch vụ qua biên giới là việc từ lãnh thổ của một thành viên này sẽ cung cấp dịch vụ đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.

VD: trong dịch COVID nhiều những sinh viên du học tại nước ngoài sẽ phải về nước, để đảm bảo tiến trình học tập thì sẽ phải học trực tuyến qua mạng học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy

Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài 

Đây là một phương thức đặc trưng cho một số ngành dịch vụ như du lịch, chăm sóc sức khỏe, theo đó thì phương thức này sẽ cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên  khác

Phương thức 3 – Hiện diện thương mại

Hiện diện thương mại là phương thức được cung cấp dịch vụ từ một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ một thành viên khác.

Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân

Là phương thức dịch vụ được cung ứng thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác

3. Nguyên tắc chung về thương mại dịch vị – GATS

WTO đã ban hành Hiệp định Chung 203/WTO/VB thương mại dịch vụ GATS. Trong hiệp định này đã quy định về nguyên tắc chung đối với thương mại dịch vụ – GATS như sau:

Thứ nhất về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

– Đối với các biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này thì mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

– Các Thành viên có quyền được duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này nhưng phải đáp ứng các điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

– Quy định tại Hiệp định này không được dùng để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

Thứ hai, đảm bảo tính minh bạch

– Các Thành viên phải công bố toàn bộ các biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này và phải công bố trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, ngoài trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.

– Trong trường hợp việc công bố các biện pháp thi hành không thể thực hiện được thì các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.

– Các Thành viên phải thực hiện việc thông báo ít nhất mỗi năm một lần, thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

– Thành viên phải trả lời đúng hạn tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế .

– Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên còn lại về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo theo quy định . Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định này gọi là “Hiệp định WTO”) có hiệu lực.

– Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

– Các Thành viên đều có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳ biện pháp nào do một Thành viên khác áp dụng có tác động đến việc thực thi Hiệp định này.

Thứ ba, không được tiết lộ thông tin bí mật

Trong Hiệp định này không đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin bí mật bởi lẽ việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc thi hành pháp luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, làm phương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân.

Thứ tư, về hội nhập kinh tế

Hiệp định này không quy định ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhưng với điều kiện là hiệp định đó:

– Phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu và không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc nhiều bên, theo tinh thần của Điều XVII thông qua việc xóa bỏ những biện pháp phân biệt đối xử hiện có hoặc cấm những biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc áp dụng thêm các biện pháp này dù là tại thời điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một lộ trình hợp lý, ngoại trừ những biện pháp được phép áp dụng theo các Điều XI, XII, XIV và XIV bis .

– Khi đánh giá xem các điều kiện đã nêu trên có được đáp ứng không, có thể xem xét mối quan hệ giữa hiệp định với tiến trình hội nhập kinh tế hoặc tự do hóa thương mại rộng hơn giữa các nước liên quan.

– Trong trường hợp những nước đang phát triển là thành viên của hiệp định thì có thể được xem xét một cách linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của những nước liên quan, cả về tổng thể, trong từng lĩnh vực và tiểu lĩnh vực.

– Trong trường hợp một hiệp định chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử thuận lợi hơn có thể dành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể nhân thuộc các bên tham gia hiệp định này.

– Bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 Điều 5 Hiệp định GATS sẽ được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa các bên tham gia hiệp định và không tạo ra mức trở ngại chung cao hơn mức đã áp dụng trước khi các hiệp định đó được ký kết trong thương mại dịch vụ với bất kỳ thành viên nào không tham gia hiệp định, dù trong từng ngành hoặc phân ngành dịch vụ.

– Khi ký kết, mở rộng hoặc sửa đổi cơ bản bất kỳ hiệp định nào đó, Thành viên có ý định rút lại hoặc sửa đổi cam kết cụ thể trái với các cam kết đã nêu tại Danh mục của mình, thì Thành viên đó phải thông báo ít nhất 90 ngày trước khi rút lại hoặc sửa đổi, và sẽ áp dụng các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều XXI.

– Nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên khác là pháp nhân thành lập theo luật pháp của một bên tham gia  Hiệp định  thì được hưởng sự đối xử theo Hiệp định nói trên, với điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của các bên tham gia hiệp định này.

– Thành viên là các Bên tham gia vào bất kỳ hiệp định  phải ngay lập tức thông báo về các hiệp định đó và về bất kỳ sự mở rộng nào hoặc bất kỳ sửa đổi cơ bản nào của hiệp định này cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ. Khi Hội đồng yêu cầu, các Thành viên đó phải cung cấp ngay các thông tin liên quan. Hội đồng có thể thành lập một nhóm công tác để xem xét hiệp định này hoặc mở rộng hoặc sửa đổi của hiệp định và báo cáo với Hội đồng về sự phù hợp của hiệp định đó với Điều này.

– Các Thành viên là các bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 thực hiện trên cơ sở một lịch trình, thì Thành viên đó phải báo cáo định kỳ cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc thực hiện hiệp định nói trên. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Hội đồng có thể thành lập ban công tác để xem xét các báo cáo đó.

– Một Thành viên là bên tham gia bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 Điều 5 Hiệp định GAST về hội nhập kinh tế không được yêu cầu đền bù đối với những quyền lợi thương mại mà bất kỳ một Thành viên nào khác có được từ hiệp định đó.

Thứ năm là các hiệp định về hội nhập thị trường lao động

Quy định của Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào trở thành thành viên của một hiệp định về thiết lập thị trường lao động hội nhập hoàn toàn giữa các thành viên của hiệp định nhưng với điều kiện là hiệp định này:

– Miễn áp dụng yêu cầu liên quan tới cư trú và giấy phép lao động đối với công dân của các bên tham gia hiệp định và phải được thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ.”

Theo đó, khi thi hành điều khoản tối huệ quốc sẽ được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ và các nước được phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành đặc biệt. Khi thương mại dịch vụ GATS có hiệu lực, một số nước đã ký trước đó đối với các đối tác thương mại những hiệp định ưu đãi về dịch vụ nằm trong khuôn khổ song phương hoặc giữa một nhóm nước nhất định.

Và đây là Hiệp định thương mại dịch vụ GATS không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên

Từ khóa » Cung Cấp Dịch Vụ Quốc Tế