Phương Thức Phối Trộn Nguyên Liệu Làm Thức ăn Cho Lợn
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi, thức ăn là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng vật nuôi, đặc biệt là heo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cám viên được bán sẵn với giá thành khá đắt đỏ, chỉ có xu hướng tăng mà không hề giảm còn có rất nhiều cám tăng trọng, chứa chất kích thích, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi nên nhiều bà con đã tự chế biến thức ăn chăn nuôi để tiết kiệm chi phí. Sau đây là một số chia sẻ về cách thức phối trộn thức ăn chăn nuôi cho lợn.
Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, người chăn nuôi thường tự chế biến, phối trộn thức ăn cho heo. Chủ động thành phần thức ăn không chỉ kích thích sức tăng trưởng heo, cải thiện năng suất mà còn giúp bà con tận dụng các nguồn nông sản sẵn có, tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Để có nguồn thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng và giá cả còn phụ thuộc vào từng vùng miền, làm sao tận dụng đc yếu tố địa phương có sẵn nguồn thức ăn là tốt nhất.
Mục lục
- Những nguyên liệu nào có thể tận dụng để làm cám viên chăn nuôi?
- Nhóm thức ăn giàu đạm:
- Nhóm thức ăn giàu năng lượng:
- Nhóm thức ăn giàu vitamin:
- Nhóm thức ăn giàu khoáng:
- Kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi
- Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn dạng tinh hỗn hợp
- Cách phối trộn thức ăn chăn nuôi
- Một số công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi
- Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái hậu bị giống F1 và giống nội
- Công thức phối trộn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con và lợn nái chửa
- Một số lưu ý về giới hạn tỉ lệ tối đa nguyên liệu dành cho việc phối trộn thức ăn cho lợn nái nuôi con
- Công thức phối trộn thức ăn cho lợn lại nuôi lấy thịt.
- Công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn để cai sữa.
- Hướng dẫn bảo quản thức ăn sau khi phối trộn
- Nguyên tắc và cách sử dụng thức ăn chăn nuôi sau khi phối trộn.
- Nếu muốn thay đổi thức ăn chăn nuôi bà con có thể tham khảo theo cách sau trong vài ngày.
Những nguyên liệu nào có thể tận dụng để làm cám viên chăn nuôi?
Để tiết kiệm chi phí và chủ động về nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi, bà con nên tận dụng ngay các loại phụ phẩm sẵn có từ trồng trọt và các loại cá tạp để phối trộn thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên bà con phải phân chia các nguyên liệu thành các nhóm như sau:
Nhóm thức ăn giàu đạm:
Đây là nhóm thức ăn nhằm bổ sung lượng đạm cho vật nuôi, bao gồm các loại như đậu, vừng, lạc, cá, bột cá, giun đất, bột thịt…
Nhóm thức ăn giàu năng lượng:
Đây là nhóm thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn…góp phần lớn cho việc tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng, sữa… Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngô, lúa, tấm, cám, các loại củ sắn, củ khoai lang….
Nhóm thức ăn giàu vitamin:
Bao gồm các loại rau, củ, quả, cỏ, lá cây…có tác dụng giúp cho quá trình trao đổi chất của có thể được diễn ra hiệu quả hơn.
Nhóm thức ăn giàu khoáng:
Gồm các loại như vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng…có tác dụng tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác.
Kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi
Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn dạng tinh hỗn hợp
- Cần sử dụng nhiều loại thức ăn để phối trộn lại với nhau (ít nhất là 2 loại)
- Tận dụng tối đa các loại thức ăn có sẵn trong gia đình để phối trộn.
- Các loại thức ăn dùng để phối trộn cần đảm bảo điều kiện không bị mùi lạ, không bị mốc, sâu mọt…
- Các loại nguyên liệu như đậu tương phải rang chín , vỏ hến, sò cần băm nghiền… (Đối với máy có công suất nhỏ nguyên liệu trước khi phối trộn nên nghiền nhỏ thành dạng bột. Bà con nông dân nên sử dụng các loại máy xay đa năng, máy xay nghiền đa năng, máy nghiền giúp nghiền nguyên liệu thành bột khô để nghiền nhỏ các loại hạt như ngô, lúa, đậu, ngũ cốc…)
Cách phối trộn thức ăn chăn nuôi
- Tiến hành đổ các loại nguyên liệu dùng để phối trộn ra nền nhà sạch, khô. Các loại thức ăn nhiều thì đổ trước, ít thì đổ sau. Các loại nguyên liệu có khối lượng ít bà con nên trộn sẵn với một ít cá bột khác sau đó mới tiến hành trộn với các nguyên liệu còn lại.
- Bà con lưu ý phải bảo đảm độ ẩm của nguyên liệu 10-20%.
- Tiến hành trộn các loại thức ăn lại với nhau, trộn đến khi toàn bộ nguyên liệu đều và có màu đồng nhất với nhau. Sau khi trộn xong có thể đưa vào máy ép cám viên để ép thành những viên cám có đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi
- Bà con cần lưu ý để bao thức ăn lên giá và kê cách tường và nền nhà. Không nên để vào chỗ quá kín hoặc có tình trạng ẩm ướt
Một số công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi
Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái hậu bị giống F1 và giống nội
Nguyên liệu | Tỉ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn) | ||
Lợn 10-30kg | Lợn 31-60kg | Lợn trên 61kg | |
Bột sắn (kg) | 10 | 15 | 15 |
Bột ngô (kg) | 47 | 45 | 42 |
Cám gạo (kg) | 20 | 22 | 28 |
Đậu tương rang (kg) | 16 | 13 | 10 |
Bột cá (kg) | 6** | 4* | 4* |
Bột vỏ sò (kg) | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
Muối ăn (kg) | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
Giá trị dinh dưỡng | |||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 3.039 | 3.027 | 2.979 |
Đạm thô (%) | 17.45 | 13.99 | 13.27 |
Công thức 1
Lưu ý: 6** là loại bột cá có tỉ lệ đạm 60% và 4* là loại có tỉ lệ đạm 45%
Công thức phối trộn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con và lợn nái chửa
Nguyên liệu | Tỉ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn) | |||
Lợn nái chửa | Lợn nái nuôi con | |||
Bột sắn (kg) | 10 | |||
Ngô (kg) | 25 | 30 | 52 | 50 |
Tấm (kg) | 23 | 30 | 15 | |
Cám gạo (kg) | 25 | 25 | 28 | 15 |
Khô dầu đậu tương (kg) | 13 | 12 | ||
Khô lạc nhân (kg) | 6 | 10 | ||
Bột xương (kg) | 3 | 3.5 | 3 | 3 |
Bột cá nhạt (45% đạm) kg | 5 | 3 | 5 | |
Bột vỏ sò (kg) | 0.5 | 1.5 | 1.5 | |
Muối ăn (kg) | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
Giá trị dinh dưỡng | ||||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 2.896 | 2.915 | 3.058 | 3.037 |
Đạm thô (%) | 13.62 | 13.55 | 14.84 | 14.87 |
Công thức 2
Một số lưu ý về giới hạn tỉ lệ tối đa nguyên liệu dành cho việc phối trộn thức ăn cho lợn nái nuôi con
Nguyên liệu | Tối đa | Nguyên liệu | Tối đa |
Ngô hạt | 60% | Khô đậu tương | 20% |
Gạo , tấm | 25% | Hạt đậu tương | 25% |
Cám gạo | 30% | Khô dầu lạc | 10% |
Bột sắn khô | 25% | Khô dầu dừa | 5% |
Ri mật | 5% | Bột cá có tỉ lệ đạm 60% | 5% |
Công thức 3
Công thức phối trộn thức ăn cho lợn lại nuôi lấy thịt.
Nguyên liệu | Tỉ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn) | ||||||||
10 – 30 kg | 31 – 60 kg | Trên 61 kg | |||||||
CT1 | CT2 | CT3 | CT1 | CT2 | CT3 | CT1 | CT2 | ||
Bột sắn | 10 | 8 | 10 | 16 | 21 | 10 | |||
Bột ngô | 33 | 23.5 | 42.5 | 28 | 44 | 31.5 | 26.8 | 45 | |
Tấm | 33 | 27 | 8 | 10 | 17 | 5 | 15 | ||
Cám gạo | 5 | 8 | 18 | 24 | 15 | 23 | 25 | 9.5 | |
Bột đậu tương | 13 | 17 | 25.5 | 13.5 | 27 | 17 | 12 | ||
Khô dầu đậu tương | 8 | ||||||||
Khô dầu lạc | 9 | 18 | 5.5 | 3 | 4 | ||||
Bột cá | 4.5 | 5 | 3 | 2.5 | |||||
Bột xương | 1 | 1 | 7 | 1 | 1.5 | 1.5 | |||
Bột vỏ sò | 1 | 5 | 1 | 2 | 1.7 | ||||
Muối ăn | 0.5 | 0.5 | 1 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | |
Giá trị dinh dưỡng | |||||||||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 3.065 | 3.068 | 3.1 | 2.986 | 2.985 | 2.985 | 2.95 | 2.996 |
Công thức 4
Công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn để cai sữa.
Công thức I | Công thức II | ||
Nguyên liệu (kg) | Tỷ lệ % | Nguyên liệu (kg) | Tỷ lệ % |
Bột ngô | 48 | Ngô nổ bỏng nghiền bột | 45 |
Tấm nghiền | 15 | Gạo nổ bỏng nghiền bột | 18 |
Cám gạo mịn loại I | 5 | Cám gạo mịn loại I | 5 |
Đậu tương rang | 25 | Đậu tương rang | 24 |
Bột cá có tỷ lệ đạ 60% | 5 | Bột cá có tỷ lệ đạm 60% | 6 |
Bột xương | 1 | Bột xương | 1 |
Bột vỏ sò | 1 | Bột vỏ sò | 1 |
Giá trị dinh dưỡng | |||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 2.914 | NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 3.0 |
Đạm thô (%) | 19.28 | Đạm thô (%) | 19.6 |
Công thức 5
Hướng dẫn bảo quản thức ăn sau khi phối trộn
– Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che.
– Bao bì đựng thức ăn cần kê cao để tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Tránh để các loại chuột, bọ phá hỏng thức ăn.
– Thức ăn sau khi phối trộn chỉ nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày là tốt nhất.
Nguyên tắc và cách sử dụng thức ăn chăn nuôi sau khi phối trộn.
– Các loại vật nuôi sẽ có một công thức phối trộn thức ăn riêng nên vật nuôi nào thì chỉ được sử dụng thức ăn phối trộn của vật nuôi đó.
– Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phối trộn khác nhau nên cần sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích. Ví dụ: Gia súc vỗ béo cần cung cấp thức ăn nhiều năng lượng. Các loại gia súc đang lớn cần sử dụng thức ăn giàu đạm.
– Khi sử dụng nên tuân theo yêu cầu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
– Không nên thay đổi thức ăn hay khẩu phần ăn đột ngột vì có thể làm cho chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.
Nếu muốn thay đổi thức ăn chăn nuôi bà con có thể tham khảo theo cách sau trong vài ngày.
Ngày chuyển đổi | Lượng thức ăn cũ | Lượng thức ăn mới |
Ngày thứ nhất | 75% | 25% |
Ngày thứ hai | 50% | 50% |
Ngày thứ ba | 25% | 75% |
Ngày thứ tư | 0% | 100% |
Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả và thành công!
Từ khóa » Công Thức Pha Trộn Thức ăn Cho Lợn
-
Công Thức Phối Trộn Thức ăn Cho Lợn Thịt - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Công Thức Phối Trộn Thức ăn Cho Lợn Thịt | THIẾT BỊ MÁY NHÀ NÔNG
-
Bí Quyết Phối Trộn Thức ăn Cho Lợn Lớn Nhanh, Lãi Khủng | VTC16
-
Hướng Dẫn Cách Phối Trộn Thức ăn Cho Heo
-
N-Công Thức Phối Trộn Thức ăn Cho Heo Thịt đảm Bảo Dinh Dưỡng
-
Phối Trộn Thức ăn Cho Lợn - Người Chăn Nuôi
-
Công Thức Phối Trộn Thức ăn Trong Chăn Nuôi - Thuận Nhật
-
Kỹ Thuật Phối Trộn Thức ăn Chăn Nuôi đầy đủ Nhất
-
Công Thức Chế Biến Thức ăn Cho Heo - KPM VINA
-
Cách Trộn Thức ăn Nuôi Lợn Siêu Nạc - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Phối Trộn Thức ăn Cho Lợn - Trại Giống Thu Hà
-
Kỹ Thuật Trộn Thức ăn Cho Heo đạt Dinh Dưỡng Cao
-
Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách ủ Thức ăn Cho Lợn Trọn Bí Quyết
-
Cách Phối Trộn Thức ăn Cho Heo Thịt đảm Bảo Dinh Dưỡng