Phương Thức Thanh Toán L/C Là Gì ,Bài Viết Dễ Hiểu Cho Người ...

Mình thấy nhiều người thắc mắc về phương thức thanh toán LC  là gì, tại sao nhiều người sử dụng  LC trong giao dịch thương mại quốc tế.Ưu nhước điểm của  hình thức  thanh toán  như thế nào bạn phải hiểu rõ trước khi áp dụng đừng  làm theo máy móc. Bài viết này mình sẽ trình bày theo hình thức văn nói thật dễ hiểu về câu hỏi của các bạn thanh toán LC là gì, thanh toán LC có an toàn không và cần lưu ý gì.

Xem thêm: Chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì do ai phát hành

Đầu tiên bạn phải biết các  chủ thể trong thanh toán LC

–              Bên  bán hang – Shipper

–              Bên  mua hàng  – Buyer

–              Ngân hàng phát hành LC  bên nước mua hàng

–              Ngân hàng thu  hưởng bên nước nhập khẩu

–              Các ngân hàng khác có lien quan tới  quá trình thanh toán LC

Lưu ý trong thanh toán này các bên như  hãng tàu, co-loader, FWD, trucking…không tham gia nhé.

Thanh toán LC là phương thức được sử dụng khá phổ biến hiện nay thanh toán quốc tế LC

Thanh toán LC là phương thức được sử dụng khá phổ biến hiện nay

I. Phương thức thanh toán quốc tế L/C là gì

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) sự cam kết, thanh toán của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Lại nói về việc mở LC ở ngân hàng không phải muốn là mở được đâu nếu  bên mua hàng muốn mở LC thì phải có tiền – hay nói cách khác LC không dành cho nhà nghèo. Còn trường hợp mà nghèo vẫn muốn chơi LC thì  có thể đi vay, có đồ thế chấp, cầm đố bằng giá trị mu hàng, những viêc này bạn ra ngân hàng sẽ có  nhân viên tư vấn nhiệt tình. Có nghĩa là bạn phả nộp giá trị hàng  vào ngân hàng mở LC xong về ngồi đợi hàng đến, bên bán xuất trình đủ bộ chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng mở LC để nhân tiền.

Điều này có nghĩa là khi thanh toán LC bên bán sẽ không lo lắng bên mua  xù tiền của mình nữa vì khi mở LC có hiệu lực thì trách nhiệm  thanh toán cho lô hàng là thuộc về ngân hàng. Trường hợp này bên mua hàng có từ chối nhận hàng, không mua nữa cũng không được vì ngân hàng vẫn thực hiện thanh toán nếu bên bán xuất  trình đủ chứng từ.

Vậy rủi do với bên mua là gì, sẽ là  mất tiền và không nhận đúng hàng  như hợp đồng thì cũng không kiện đươc bên bán. Trường hợp này vẫn có, nhiều khi mua  cát thủy tinh về mở cont ra hơn 1 nửa là nhựa tái chế. Vậy để tránh rủido bên mua sẽ tùy vào giá trị lô hàng có quyêt định thuê bên thứ 3 làm giám định hay không.

Nói về việc giám định khi làm L/C mình hay gặp các  bên áp dụng hình thức thuê bên kiểm định  hàng giúp mình  hoăc có thể cử nhân viên sang trực tiếp giám sát quá trình đóng hàng vào container.

Đây là lý do vì sao người mua không hề thích mở LC vì bị om vốn, không đủ tiền hàng còn phải trả thêm tiền lãi ngân hàng, phí thuê kiểm định, cử người giám sát nếu không muốn bị lừa.

Gia dịch mua bán lần đầu thường có nhiều rủi do phat sinh

Gia dịch mua bán lần đầu thường có nhiều rủi do phat sinh

II. Nội Dung Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế L/C

Bên bán hàng phải xuất trình đủ bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C

+ Các loại chứng từ phải xuất trình: Tùy thuộc quy định cụ thể của L/C, bộ chứng từ thanh toán có thể đơn giản hay phức tạp. Các loại chứng từ thông dụng nhất gồm: Hối phiếu, Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, Chứng thư giám định số lượng, chất lượng.

+ Số lượng chứng từ của mỗi loại: Mỗi chứng từ phải xuất trình một hoặc nhều bản tùy tính chất và đặc điểm của từng loại chứng từ. Tuy nhiên, theo điều 17, UCP 600 ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong L/C phải được xuất trình. Nếu L/C yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ thì xuất trình bản gốc hay bản sao đều được phép.

Hiểu như thế này cho dễ: khi bên  mua mở LC thì ngân hàng phát hành LC sẽ  gửi cho bên mua 1 LC nháp để bên mua gửi cho bên bán để kiểm tra lại thong tin trên hợp đồng xem có đúng không trước khi phát hành LC gốc chính thức kèm theo yêu cầu về  bộ chứng từ xuất trinh theo yêu cầu của ngân hàng.

Để được trả tiền thì bên bán phải xuất trình rất nhiêu chứng từ kèm theo những yêu cầu cơ bản về chứng từ phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu. Vì thiếu hay sai chứng từ nào ngân hàng cũng sẽ có cơ hội phạt thêm tiền nên mới có việc làm LC nó kiểm tra từng dấu châm, dấu phây là như vậy.

Trong thanh toán LC bên bán hàng chỉ cần xuất trình đủ bộ chứng từ theo yêu càu là sẽ được thanh toán nam-2019-phi-moi-gioi-nha-dat-la-bao-nhieu_2

Trong thanh toán LC bên bán hàng chỉ cần xuất trình đủ bộ chứng từ theo yêu càu là sẽ được thanh toán

Thông thương doanh nghiệp  mở LC với những giao dịch cần sự chắc  chắn hạn chế rủi do trong thanh toán quốc tế. nhiều doanh nghiệp  làm tới dây sẽ thuê dịch vụ làm phần còn lại. Nhưng nếu  bạn đang tìm hiểu về xuất nhập khẩu thì nên đọc thêm về quy trình thanh toán LC  do nhiều bạn thắc mắc tại sao lại phải căn thời gian chứng từ đi và chứng từ về lâu như vậy chỉ là mở tài khoản rồi chờ duyệt thanh toán mà lâu quá như vậy.

2.1 Quy trình thanh toán L/C

  • Bước 1: Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương, quy định phương thức thanh toán L/C
  • Bước 2 : Người nhập khẩu làm đơn đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng
  • Bước 3 : Căn cứ đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông quan ngân hàng  thông báo
  • Bước 4 : Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người xuất khẩu
  • Bước 5 : Người xuất khẩu giao hàng
  • Bước 6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi về NH phục vụ mình (NH thông báo) để yêu cầu thanh toán
  • Bước 7 : Ngân hàng thông báo nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ bản gốc cho NH phát hành LC yêu cầu thanh toán
  • Bước 8 : Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp quy định của L/C thì tiến hành thanh toán
  • Bước 9 : Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhận
  • Bước 10 : Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Mình sẽ  có ví dụ  đơn giản để bạn hiểu như sau:

Việt Nam mua của Arap theo hình thức thanh toán LC  bên Việt Nam ra Vietcombank mở LC để gửi tiền thanh toán hàng cho Arap trường hợp Viêt Nam có sẵn tiền không phải đi vay sẽ mở luôn được LC. – Ngân hàng sẽ phát hành 1 bản LC Nháp cho bên Việt Nam xem lại thông tin đã chuẩn chưa – Lúc này bên VN cũng sẽ kiểm tra và đồng thời gửi cho Arap xem để check thông xem chuẩn chưa và cũng thông báo cho thằng Arap biết là tao đi làm rồi mày chuẩn bị hàng như giao dịch đi .

2-  Thông tin chuẩn chị thì ngân hàng phát hành sẽ LC sẽ liên hệ với ngân hàng thụ hưởng bên Arap  để  mở LC, lúc này có 2 trường hợp Bên Arap ok với thông tin từ LC bên Vieetcombank của Viêt Nam nhưng nếu ngân hàng nhận L/C bên Arap cảm thấy LC từ VietCombank mở không đáng tin tưởng thì nó  sẽ yêu cầu bên xuất khẩu thuê 1 bên ngân hàng thứ 3 làm giám định vì Arap nó  sợ ngân hàng Việt Nam không uy tín sẽ không cam kết thanh toán  được. Trường hợp này bạn vào làm trực tiếp sẽ thấy lại phat sinh thêm phí giám định của ngân hàng giám định thường là bên Xuất Trả.

3: Thông tin đã chốt thì ngân hàng thụ hưởng sẽ chốt phí giao dịch với nhà cung cấp, tiến hành giao hàng, đồng thời gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở LC bên Xuất để bên Xuất kiểm tra và gửi thông tin cho bên ngân hàng phát hành. Lúc này hàng về cảng bên mua hàng nhưng bên Việt Nam lúc này theo LC không thể hủy ngang thì  người bán cũng không cần quan tâm người mua có nhân được hàng không, có lấy hàng không mà chỉ cần chuẩn bị bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C để làm thủ tục thanh toán thế mới nói bên bán thích L/C hơn các phương thức khác. Mà để mở LC thì bên Mua hàng phải có tiền ký quỹ rồi. Ngân hàng lúc nào cũng chắc ăn chứ không chịu  thiệt vô tình có lợi cho bên bán.

Hình ảnh 1 buổi học nghiệp vụ thanh toán quốc tế LC tại trung tâm VinaTrain 8e67909afb201f7e4631

Hình ảnh 1 buổi học nghiệp vụ thanh toán quốc tế LC tại trung tâm VinaTrain

2.2. Nội dung cơ bản của thư tín dụng theo thanh toán L/C

–  Số hiệu của L/C: Đánh đê  dễ quan lý của ngân hàng và sẽ thể hiện trong cả bộ chứng từ giao dịch

– Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng  thông thường bạn nên chọn những ngân hàng có đánh giá uy tín trong giao dịch thương mại quốc tế

– Ngày mở L/C:  Là ngày ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, đồng thời cũng chính là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.

– Loại thư tín dụng:   rất nhiều loại thư tin dụng có thể áp dụng trong L/C cơ bản nếu  nhà nhập khẩu không  lưu ý rõ loại L/C cần nộp thì theo UCP 600 nếu L/C không ghi loại gì thì được coi là L/C không hủy ngang.

– Thông tin có liên quan đến thư tín dụng: bao gồm tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng L/C, ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo L/C và các ngân hàng khác (nếu có): ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu…

– Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực – là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. UCP 600 cũng quy định việc xuất trình chứng từ vận tải không được chậm hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không muộn hơn ngày hết hạn L/C.

Lưu ý về thời hạn mở L/C bạn cần phải biết nhé: Để thuận tiện cho người xuất khẩu và nhập khẩu trong việc giao hàng và xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/C phải được xác định một cách hợp lý thỏa mãn nguyên tắc sau:

+ Thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực và không trùng với ngày hết hiệu lực của L/C

+ Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng để đảm bảo người xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết hoàn thành việc giao hàng đúng hạn

+ Ngày hết hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý để người xuất khẩu có thể hoàn tất chứng từ chuyển đến nơi thư tín dụng hết hiệu lực.

– Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định nhà xuất khẩu phải giao hàng cho nhà nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng được ghi rõ trong L/C và cũng được quy định rõ trong hợp đồng thương mại.

– Trị giá của thư tín dụng: Là số tiền ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ sử dụng được ghi rõ ràng theo ký hiệu tiền tệ ISO.

Lưu ý: Về việc thanh toán thì  ngân hàng mở L/C chỉ chấp nhận trả tiền nếu nhà xuất khẩu giao hàng có giá trị khớp với giá trị trên L/C. Để hạn chế rủi do tối đa thì só tiền trong L/C  sẽ  không ghi dưới dạng số tuyệt đối mà thường sử dụng các cụm từ như: khoảng, ước chừng, không vượt quá để hạn chế việc rủi do trong trong thanh toán  là dung sai 10% hơn hoặc kém số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá được nói đến. Ngoài ra, một dung sai 5% hơn hoặc kém về số lượng hàng hóa là được phép mễn là L/C không quy định số lượng tính bằng một số đơn vị bao, kiện, chiếc … và tổng số tiền thanh toán không vượt quá số tiền của L/C.

2.3 Các quy định về bộ chứng tư trong thanh toán L/C

Chứng từ thanh toán là căn cứ quan trọng để ngân hàng trả tiền cho nhà xuất khẩu, vì vậy, L/C thường phải xác định rõ các vấn đề sau:

+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ chẳng hạn ai ký phát? ký phát cho ai?

Các chứng từ thanh toán đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu đầy đủ, hoàn bị về hình thức và không mâu thuẫn nhau.

3.  Ưu nhước điểm của phương thức thanh toán L/C

Với người nhập khẩu: sự dụng L/C bên nhập khẩu sẽ không lo chứng từ lởm khởm nữa vì ngân hàng chỉ thanh toán khi là chứng từ chuẩn chỉ và thực hiện đúng theo cac điều khoản  hàng hóa, thời hạn giao hàng, chứng từ ..

Với người xuất khẩu: Thanh toán được đảm bảo qua ngân hàng sẽ không lo bùng nợ hoặc thanh toán thiếu

Tuy nhiên mình thấy nhược điểm của phương thức thanh toán L/C thể hiện rất rõ:

+ Quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc mất thời gian chi phí cao hơn  nhiều phương thức thanh toán khác không phù hợp với công ty nhỏ, kinh nghiệm ít

+ Thời gian nhận chứng từ: thường là chậm hơn hàng nếu đi tuyến gần còn đúng ngày hàng về nếu đi tuyên xa nên cũng phải cân đối xem sử dụng phương pháp nào

Các bên dịch vụ sẽ có dịch vụ tốt luôn là lựa chọn của doanh nghiệp nganh-ke-toan

Các bên dịch vụ sẽ có dịch vụ tốt luôn là lựa chọn của doanh nghiệp

Thực tế vơi nhứng doanh nghiệp mơi xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong thủ tục xuất nhập khẩu nên sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu  có 3 lý do sau:

  • Các bên này có nghiệp vụ tốt, đã có kinh nghiệm và  làm hàng
  • Hạn chế tối đa sai phạm phát sinh trong giao dịch
  • Nhận được lời khuyên và từ vấn hợp  lý về thủ tục xuất nhập  khẩu hàng hóa.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ  vận chuyển, tư vấn hải quan, cước biển với hotline VinaTrain:  0964.237.168 hoặc liên hệ trực tiếp Ms Cúc: 0985499660 trưởng phòng  logisitics trực tiếp hỗ trợ tư vấn.

Nếu  thấy bài viết hữu ích đừng ngại chia sẻ  khó khăn của  bạn tại đây để được hỗ trợ tư vân nhé.

Từ khóa » Hình Thức Mở Lc Là Gì