Phương Thuốc Làm Người Phát Hương Thơm Tự Nhiên (thể Hương)
Có thể bạn quan tâm
NÓI VỀ THỂ HƯƠNG
Bất luận nam hay nữ trên thân thể dù sao cũng có một ít mùi vị, mùi vị này thường thường vì lứa tuổi và chủng tộc mà có sự khác biệt nhau. Có những người, đặc biệt là những người có thể trạng khỏe mạnh kiện toàn, mùi vị mà thân thể họ tán phát ra khiến người ta thấy dễ chịu, mùi vị đó gọi là “hương trời” hoặc gọi là “Phiên hương tự nhiên”, phiên hương này đối với hệ thống thần kinh có tác dụng kích thích mãnh liệt, và có sức hấp dẫn. Làm cách nào để thân thể tự mình có mùi phiên hương ? Đó là điều mà mỗi độc giả nào cũng muốn biết.
Khứu giác của loài người thuộc về một trong những bản năng nguyên thủy. Thanh niên nam nữ trong các cuộc hoạt động giao tế, tình cảm thường bị ảnh hưởng bởi mùi vị tỏa rạ của thân thể đối phương, hoặc là vì mùi vị tương đồng mà tiếp cận, hoặc là vì mùi .vị không tương đồng mà xa lánh nhau.
TOÀN THÂN TỎA DIỆU HƯƠNG.
Trong động vật, lưỡng tính đều dễ bị ảnh hưởng bởi mùi vị cơ thể của đối phương. Động vật giống đực luôn có tuyến hôi ở bộ phận sinh dục để hấp dẫn giống cái, mà động vật giống cái trong mùa giao phối cũng thường có mùi vị cơ thể đặc biệt, sức cám dỗ của mùi vị đó không kém hơn giống đực.
Trong lúc thanh niên nam nữ giao tế qua lại, đa số người luôn từ trong thể hương của người khác giới tính đó mà sinh sản ý thức của tình yêu, nhưng thể hương đây là chỉ thể hương tự nhiên phát tỏa ra từ cơ thể, mà không phải chỉ nước hoa nhân tạo hoặc mùi thơm của phấn kem.
Theo “Triệu Phi Yến ngoại truyện” của Linh Huyền khi nói đến người em của Triệu Phi Yến, Hoàng Hậu của Hán Thành Đế là Lê Triệu Hợp Đức sở dĩ được sủng ái , là vì nàng có loại thể hương (mùi vị của cơ thể tự nhiên) trời phú cho. Lúc Triệu Phi Yến tắm gội, nước tắm là Ngũ uẩn thất hương thang, ghế ngồi là Thông hương trầm thủy tỏa, và đốt loại Giáng thần bách uẫn hương, phấn thoa mình là Lộ hoa bách anh phấn, khiến toàn thân tỏa’hương thơm ngát, nhưng vẫn không được sủng ái của Hán Thành Để nguyên nhân đó ở đâu ? Hán Thành Đế một hôm nói thầm với một lão phụ trong cung rằng “Hoàng hậu (chỉ Triệu Phi Yến) tuy có dị hương, nhưng không bằng mùi phiên hương tự nhiên tỏa từ cơ thể Tiệp Dư (chỉ Hợp Đức) mùi phiên hương ? đây chính là thể hương tự nhiên của bẩm sinh trời cho.
THỂ HƯƠNG KHIẾN NGƯỜI DỄ CHỊU
Mùi hương thơm đối với hệ thống thần kinh có thể sản sinh sự kích thích mãnh liệt, sự kích thích này nếu ở độ vừa phải có thể làm tăng thêm sức sống. Nhưng có loại mùi hương có tác dụng trấn tĩnh. Y học gia đã phát hiện rất sớm về nhiều loại hương liệu chứa tinh dầu phát tán có thể khiến thần kinh bị ức chế, có thể lấy làm thuốc gây tê và thuốc chữa các chứng co giật, những hương liệu này cũng có thể tăng cường tác dụng tiêu hóa, đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu, khiến con người tinh thần ổn định, cảm thấy rất dễ chịu.
Hương trời khó có được, nhưng chúng ta có thể thông qua cách uống thuốc bắc hoặc thức ăn chữa bệnh khéo vượt cả trời, để làm cho cơ thể tự nhiên sản sinh mùi hương thoảng.
NHỮNG PHƯƠNG THUỐC LÀM ĐẸP THƠM MÌNH
- PHƯƠNG KHIẾN NGƯỜI THỂ HƯƠNG
(“Bổ Tập Trửu Hậu Phương”)
Hiệu quả:
Sau khi sử dụng được 30 ngày, sẽ khiến thân thể thậm chí đến dưới chân đều hương thơm.
Thành phần dược liệu:
Bạch chỉ, Huân thảo, Đỗ nhược, Đỗ hành, cảo bản mỗi thứ lượng bằng nhau.
Cách thực hiện:
Đem 5 vị dược vật trên nghiền thành bột mịn hỗn hợp rồi cho mật ong vào trộn đều nhau, vo thành những viên lớn cỡ bằng hạt ngô đồng.
Cách dùng:
Mỗi buổi sáng sóm uống 3 viên, đêm uống 4 viên, uống với nước ấm.
Giải thích:
Phương thuốc này do những dược vật thơm tho hợp thành. Trong phương, Bạch chỉ, Huân thảo, Đỗ nhược, Đỗ hành, Cảo bản đều có mùi vị thơm tho.
Trong đó Bạch chỉ có thể khu phong bài mũ, có thể chữa trị ung nhọt và chứng huyết trắng của phụ nữ, còn có thể loại trừ hơi miệng. Huân thảo có thể trừ “Xú ác khí” (“Danh y biệt lục”),, còn có thể tỏa mùi hương. Đỗ nhược có thể trừ hôi miệng (“Danh y biệt lục”). Đỗ hành có thể làm thang mộc dục, làm thơm cơ thể y phục con người (“Danh y biệt lục”), cảo bản có vị đắng mùi thơm, người thời xưa phần nhiều thường dùng làm hương liệu, đồng thời Cảo bản còn giỏi về khu phong trừ thấp, có thể chữa nhọt sưng, bài nùng nội tắc (“Bản thảo cương mục”).
Nên 5 vị hương dược hợp dùng, có thể làm thơm tho cơ thể và khử mùi hôi, sau khi sử dụng có thể làm cho cơ thể tự nhiên tỏa ra mùi thơm tho, làm cho lòng người sảng khoái, lòng tin tăng gấp đôi.
- PHƯƠNG THỦ HƯƠNG
(“Thiên Kim Nguyệt Linh Phương”)
Hiệu quả:
Sử dụng 20 ngày sau có thể khiến cho cơ thể thơm tho.
Thành phần dược liệu:
Bạch chỉ, Huân thảo, cảo bản mỗi thứ lượng bằng nhau.
Cách thực hiện:
Đem ba vị dược vật trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, sàng qua, sau đó cho mật ong vào trộn đều, vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt ngô đồng.
Cách dùng:
Mỗi lần uống 3 viên trước bữa cơm, uống với nước cơm.
Giải thích:
Phương thuốc này xuất xứ từ trong “Thiên kim nguyệt linh phương” của Tôn Tư Mạo đời Đường, là diệu phương thông qua dược vật nội phục để đạt được hiệu quả làm thơm cơ thể.
Trong phương này, Bạch chỉ không những bản thân nó có mùi vị phương hương, còn cơ thể lấy hương ức ché mùi hôi. Theo sự ghi lại trong “Bản thảo cương mục” rằng: Trong “Bách nhất tuyển phương dùng bảy chỉ Bạch chỉ, tán thành bột, sau bữa cơm dùng một chỉ bột thuốc pha với nước để uống “Chữa chứng hôi miệng”, tức thuốc loại này.
Đồng thời còn có thể chữa trị viêm xoang mũi, bệnh nha và bệnh đới hạ để đạt đến hiệu quả loại trừ mùi hôi trên cơ thể. Huân thảo có mùi vị rất là thơm tho, đến khi khô héo mùi thơm vẫn còn, nó giỏi về khử mùi hôi thối (“Danh y biệt lục”), cảo bản người thời xưa gọi là cảo bản hương, là một trong hương liệu thường dùng đời xưa, giỏi về khu phong trừ thấp và chữa trị chứng đau đầu huyệt Thái, dương, đau đỉnh đầu, đại hàn phạm não, đau răng sưng má, đồng thời còn có thể chữa trị “nhọt sưng, bài nùng nội tắc (“Bản thảo cương mục”).
Ngoài ra, dược vật này .còn thường dùng làm dược mộc dục thuốc tắm và thuốc thoa mặt, có tác dụng làm đẹp. Mật ong, nước cơm có thể bổ trung ích khí, điều lý tỷ vị. Trong đó mật ong còn chữa chứng sâu răng (“Bản thảo thập di”), đồng thời còn tác dụng tả hạ hoãn chậm, có thể làm đại tiện thông suốt. Tổng hợp lại, phương này có tác dụng loại trừ mùi hôi, làm thơm cơ thể. Sau khi sử dụng phương thuốc này có thể khiến trong cơ thể tự nhiên tỏa ra mùi thanh hương, làm cho cơ thể phiên hương ?
- PHƯƠNG NHƯ Y THUẬT HƯƠNG THÂN
(“Y Tâm Phương”)
Hiệu quả:
Sử dụng 20 ngày sau sẽ có hiệu quả, 50 ngày sau cơ thể sẽ có mùi thơm tho.
Thành phần dược liệu:
Điềm qua tử, vỏ và rễ cây Tùng, Táo đỏ, Chích cam thảo mỗi loại lượng đều bằng nhau.
Cách thực hiện:
Đem bốn vị thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp.
Cách dùng:
Mỗi lần uống khoảng 4 – 9gam bột thuốc, mỗi ngày 3 lần Giải thích:
Trung y cho rằng Phế vị có nhiệt, hoặc hạ tiêu thấp nhiệt, huyết trắng tăng nhiều, hoặc mụn nhọt sinh mủ lỡ loét đều có thể dẫn đén thân thể có mùi hôi hám.
Phương này là phương làm thơm thân thể với những vị thuốc thanh nhiệt trừ mùi hôi. Trong phương này, Điềm qua tử tức là hạt dưa của loại dưa ngọt trái cây, giỏi về chữa trị “chứng kết tụ trong bụng, phá vỡ máu mủ, là thuốc cần dùng cho chứng bệnh nội ung của trường vị tỳ (“Danh y. biệt lục”), đồng thời còn thanh phế nhuận trường (“Bản thảo cương mục”), và trừ hôi miệng (“Bản thảo cương mục”), vỏ rễ cây Tùng, Chích Cam thảo đều có thể chữa trị nhọt sưng, mụn loét, vị thuốc trước giỏi về chữa “nhọt độc không gom miệng” (“Bản thảo cương mục”) vị thuốc sau lại giỏi về thanh nhiệt tả hỏa giải độc. Táo đỏ vị ngọt tính nóng, có tác dụng làm thơm thân thể. Trong “Bản thảo cương mục” nổi rằng: Dùng lâu dài sẽ làm cho thân thể có mùi thơm.Trong cuốn “Thực liệu bản thảo” thì dùng thứ táo đỏ , Quế tâm, Bạch qua nhân, vỏ cây Tùng, làm thuốc hoàn, dùng lâu có thể làm thơm tho thân thể .
Tổng hợp lại phương thuốc này có thể thanh nhiệt khử mùi hôi, làm thơm tho thân thể. Cho nên sau khi dùng phương thuốc này cọ thể làm thơm tho thân thể, dùng lâu dài hiệu quả càng tót, có thể khiến cho thân thể tỏa mùi khí thơm thoảng.
- MÃN TIỆM HƯƠNG
(“Tu Nguyệt Lỗ Ban Kinh Hậu Lục”)
Hiệu quả:
Có thể làm thơm cho thân thể và miệng.
Thành phần dược liệu:
Đinh hương 30gam, Hoắc hương 60gam, Linh linh hương 60gam, Cam tùng 60gam, Bạch chị sảo 40gam, Hương phụ 40gam, Đương quy 40gam, Quế chi 40gam, ích trí 40gam, Tân lang 40gam, Bạch khấu 40gam, Xạ hương 5gam.
Cách thực hiện:
Đem tất cả dược vật trên nghiền thành bột mịn hỗn hợp cho thêm mật vào trộn đều, vo thành viên thuốc lớn cỡ hạt ngô đồng.
Cách dùng:
Mỗi lần ngậm đến 3 đến 5 viên thuốc cho tan trong miệng.
Giải thích:
Phương thuốc này chủ yếu do dược vật có mùi vị cay, thơm hợp thành. Trong phương thuốc .này, Đinh hương có thể phát tán ra mùi thơm tự nhiên, cổ thể chữa hôí miệng (“Nhật Hoa Tử bản thảo”), cho nên các lang trung thời xưa khi vào triều kiến hoàng để lúc nào miệng cũng ngậm Đinh hương, mục đích là nhằm khử mùi hôi làm thơm miệng , để lấy lòng ông vua. Ngoài ra Đinh hương cũng có thể làm thơm quần áo khử mùi mồ hôi, nhưng Đinh hương lại chia làm Công Đinh hương và Mâu Đinh” hương, mà người xưa cho rằng mùi thơm của Mẫu đinh hương hay hơn, bởi thế phương này nên dùng Mẫu đinh hương thích hợp hơn. Hoắc hương phương hương hóa thấp, thơm miệng khử hôi (“Bản thảo cương mục”). Linh linh.hượng tức là linh lăng hương là vị thuốc dùng loại trừ mùi hôi, có thể làm thơm cho thân thể (“Đại Minh ‘bản thảo”) Cam tùng có mùi vị phương hương có.thể chữa sâu răng do suy dinh dưỡng (“Bản thảo thập di”). Bạch chỉ có mùi hương dùng chữa bệnh huyết trắng phụ nữ, và còn có thể loại trừ mùi hôi trên thân thể. Hương phụ tử có thể trừ nóng trong ngực (“Danh y biệt lục”), đồng thời còn sơ can lý khí, chữa chứng bệnh xích bạch đới hạ và bệnh nha. Đương quy bổ huyết hoạt huyết khử ứ. ích trí nhân vừa chữa chứng huyết trắng tăng nhiều của phụ nữ, lại vừa làm thơm miệng trừ hôi. Tân lang (trái cau), Quế chi đều có vị cay. Trong đó Tân lang có thể tiêu cốc trục thủy (“Danh y biệt lục”), “Tuyên lợi ngũ tạng lục phủ ung trệ (“Dược tính luận”). Quế chi có thể thông lợi huyết mạch, khiến khí huyết lưu thông. Bạch khấu có,tác dụng phương hương hóa thấp trọc. Xạ hương phương hương khai khiếu. Tất cả vị dược vật hợp dùng có tác dụng thơm tho khử hôi. Sau khi sử dụng .phương này có thể loại trừ hôi miệng và mùi hôi của đới hạ, đồng thời có thể làm thơm miệng và thân thể.
- PHƯƠNG QUÝ NHÂN ẨP HÃN HƯƠNG
(“Tất Dụng Toàn Thư”)
Hiệu quả:
CÓ thể tuyệt trừ mùi mồ hôi.
Thành phần dược liệu:
Đinh hương 40gam, Xuyên tiêu 60 hột.
Cách thực hiện:
Đem Đinh hương nghiền thành bột mịn. Xuyên tiêu đâm nát, tiếp đó đem hai vị dược vật trộn đều nhau, rồi cho vào một túi vải, may kín miệng túi lại.
Cách dùng:
Đeo túi thuốc trước ngực.
Giải thích:
Phương này thuộc loại tễ phương huân hương, người thời xưa rất coi trọng các loại dược vật thơm tho để xông hương quần áo nhằm đạt đến mục đích loại trừ mùi hôi.
Phương này chính là một trong những hương phương mà người xưa thường dùng dể khử mồ hôi. Đinh hương trong phương này là vị thuốc thường dùng làm thơm tho thân thể thời xưa, trong rất nhiều hương phương đều không thể thiếu vị thuốc này. Đinh hương có thể tỏa ra mùi vị thơm tho, làm thơm tho cho thân thể con người. Xuyên tiêu có vị cay mùi thơm ngát, có thể tán hàn trừ thấp, và khử mùi tanh hôi. Hai vị dược vật hợp dùng mùi thơm bội tăng, thì có thể khử trừ mùi hôi, khiến thân thể con người thơm tho. Ngoài ra, trong các cổ phương loại hương phương tương tự như trên còn rất nhiều.
Theo sự ghi lại trong cuốn “Tất dụng toàn thư” thì dùng Mẫu đơn một lượng, Cam tùng một phân, giã nhuyễn, trong mỗi lần giặt giũ, đến lần xả cuối cùng, cho vào trong nước xả, một hương dược trên, rồi dùng xả quần áo, thì có thể làm cho áo quần có mùi thơm.
Từ khóa » Các Vị Thuốc Bắc Có Mùi Thơm
-
Hoắc Hương: Hương Thơm Kỳ Diệu Từ Thiên Nhiên - YouMed
-
Các Vị Thuốc Bắc: Thông Tin Đầy Đủ Nhất Về Cách Dùng Và ...
-
Vị Thuốc Có Hương Thơm Trong Đông Y - Sức Khỏe 24h
-
Đinh Hương - Cây Thuốc Nam Quý Và Những Tác Dụng Tốt đối Với Sức ...
-
Cây Hương Thảo: Khi Gia Vị được Dùng để Chữa Bệnh
-
Những Phương Thuốc Kỳ Diệu Làm Thơm Cơ Thể - Cay Thuoc Quy
-
Gói Tiềm Thuốc Bắc 11 Vị Thơm Ngon Của Đông Y Nghi Anh 100gr
-
Các Vị Thuốc Bắc Có Mùi Thơm
-
Hương "thuốc Bắc" Làng Tiểu Quan - Báo Hưng Yên điện Tử
-
Công Dụng Của Vị Thuốc Hoắc Hương | Vinmec
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Hoắc Hương | Vinmec
-
Trần Bì - Vị Thuốc Dễ Tìm, Nhiều Công Dụng - Y Học Cổ Truyền
-
Đinh Hương - Vị Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên