Phương Trình đường Thẳng Nối Hai điểm Cực Trị Của đồ Thị Hàm ... - Vted

Đường thẳng nối hai điểm cực trị của đồ thị hàm đa thức bậc ba

$y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d$ có phương trình là $y=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}.$

Chứng minh. Gọi $A({{x}_{1}};{{y}_{1}}),B({{x}_{2}};{{y}_{2}})$ là các điểm cực trị của đồ thị hàm số đã cho.

Ta có ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình ${y}'=0\Leftrightarrow 3a{{x}^{2}}+2bx+c=0.$

Lấy $a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d$ chia cho $3a{{x}^{2}}+2bx+c$ ta được

$a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d=\left( \dfrac{x}{3}+\dfrac{b}{9a} \right)\left( 3a{{x}^{2}}+2bx+c \right)+\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}.$

Do đó $y=\left( \dfrac{x}{3}+\dfrac{b}{9a} \right){y}'+\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}.$

Vì ${y}'({{x}_{1}})={y}'({{x}_{2}})=0\Rightarrow {{y}_{1}}=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right){{x}_{1}}+d-\dfrac{bc}{9a};{{y}_{2}}=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right){{x}_{2}}+d-\dfrac{bc}{9a}.$

Điều đó chứng tỏ $A,B\in d:y=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}.$ Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ minh hoạ:

Câu 1: Tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để đồ thị hàm số $y=2{{x}^{3}}+3(m-3){{x}^{2}}-3m+11$ có hai điểm cực trị đồng thời các điểm cực trị và điểm $N(2;-1)$ thẳng hàng là

A. $m=\dfrac{9-\sqrt{33}}{4};m=\dfrac{9+\sqrt{33}}{4}.$

C. $m=\dfrac{27-\sqrt{33}}{6};m=\dfrac{27+\sqrt{33}}{6}.$

B. $m=3;m=6.$

D. $m=\dfrac{27-\sqrt{249}}{12};m=\dfrac{27+\sqrt{249}}{12}.$ .

Lời giải. Ta có ${y}'=0\Leftrightarrow 6{{x}^{2}}+6(m-3)x=0\Leftrightarrow x=0;x=3-m.$ Hàm số có hai điểm cực trị $\Leftrightarrow 3-m\ne 0\Leftrightarrow m\ne 3.$ Loại đáp án B.

Khi đó đường thẳng nối hai điểm cực trị của đồ thị hàm số là

\[y=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}=-{{(m-3)}^{2}}x-3m+11.\]

Vì điểm $N(2;-1)$ thuộc đường thẳng này nên $-2{{(m-3)}^{2}}-3m+11=-1\Leftrightarrow m=\dfrac{9\pm \sqrt{33}}{4}.$ Chọn đáp án A.

Câu 2. Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+\left( m-3 \right)x+m$ có hai điểm cực trị và điểm $M\left( 9;-5 \right)$ nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị.

A. $m=2.$

B. $m=-5.$

C. $m=-1.$

D. $m=3.$

Giải. Đường thẳng qua hai điểm cực trị hàm số bậc ba $y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d$ là $y=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}$

https://vted.vn/tin-tuc/vtedvn-phuong-trinh-duong-thang-noi-hai-diem-cuc-tri-cua-do-thi-ham-da-thuc-bac-ba-4736.html

Áp dụng $d:y=\dfrac{2}{3}\left( m-3-\dfrac{4}{3} \right)x+m-\dfrac{2\left( m-3 \right)}{9}$

$M\left( 9;-5 \right)\in d\Rightarrow -5=\dfrac{2}{3}\left( m-3-\dfrac{4}{3} \right)\times 9+m-\dfrac{2\left( m-3 \right)}{9}\Leftrightarrow m=3.$ Chọn đáp án D.

Câu 3. Cho hàm số $f(x)={{x}^{3}}+a{{x}^{2}}+bx+c$ với $a,b,c$ là các số thực. Biết ${f}'(x)=0$ có hai nghiệm phân biệt $m,n$ sao cho đường thẳng đi qua hai điểm $A(m;f(m)),B(n;f(n))$ đi qua gốc toạ độ $O.$ Hỏi giá trị nhỏ nhất của biểu thức $S=abc+ab+c$ là ?

A. $-9.$

B. $-\dfrac{25}{9}.$

C. $-\dfrac{16}{25}.$

D. $1.$

Lời giải chi tiết: Đường thẳng qua hai điểm $AB:y=\dfrac{2}{3}\left( b-\dfrac{{{a}^{2}}}{3} \right)x+c-\dfrac{ab}{9}.$ Vì $O\in AB$ nên $c-\dfrac{ab}{9}=0.$ Vì vậy $S=\dfrac{1}{9}{{(ab)}^{2}}+\dfrac{10}{9}ab=\dfrac{1}{9}{{\left( ab+5 \right)}^{2}}-\dfrac{25}{9}\ge -\dfrac{25}{9}.$ Chọn đáp án B.

Câu 4. Khoảng cách từ điểm $P(3;1)$ đến đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị của hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-({{m}^{2}}-2)x+{{m}^{2}}$ có giá trị lớn nhất bằng

A. $\sqrt{5}.$

B. $\sqrt{2}.$

C. $2\sqrt{5}.$

D. $2\sqrt{2}.$

Lời giải chi tiết. Phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị $A,B$ của đồ thị hàm số đã cho là

\[y=\dfrac{2}{3}\left( c-\dfrac{{{b}^{2}}}{3a} \right)x+d-\dfrac{bc}{9a}=-\dfrac{2}{3}({{m}^{2}}+1)x+\dfrac{2({{m}^{2}}+1)}{3}.\]

Đường thẳng qua hai điểm cực trị luôn qua điểm cố định $I(1;0)$ là điểm uốn của đồ thị hàm số đã cho.

Vì vậy $d(P,AB)\le PI=\sqrt{5}.$ Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $PI\bot AB.$

Đường thẳng $AB$ có hệ số góc ${{k}_{1}}=-\dfrac{2}{3}({{m}^{2}}+1).$ Đường thẳng $PI$ có hệ số góc ${{k}_{2}}=\dfrac{{{y}_{P}}-{{y}_{I}}}{{{x}_{P}}-{{x}_{I}}}=\dfrac{1-0}{3-1}=\dfrac{1}{2}.$

Vậy $PI\bot AB\Leftrightarrow {{k}_{1}}.{{k}_{2}}=-1\Leftrightarrow -\dfrac{2}{3}({{m}^{2}}+1).\dfrac{1}{2}=-1\Leftrightarrow {{m}^{2}}=2\Leftrightarrow m=\pm \sqrt{2}.$ Chọn đáp án A.

>>Xem thêm Cập nhật Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán có lời giải chi tiết

Combo 4 Khoá Luyện thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán dành cho teen 2K5

Bài tập tự luyện:

Câu 1. Khi đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3mx+2$ có hai điểm cực trị $A,B$ và đường tròn $(C):{{(x-1)}^{2}}+{{(y-1)}^{2}}=3$ cắt đường thẳng $AB$ tại hai điểm phân biệt $M,N$ sao cho khoảng cách giữa $M$ và $N$ lớn nhất. Tính độ dài $MN.$

A. $MN=\sqrt{3}.$

B. $MN=1.$

C. $MN=2.$

D. $MN=2\sqrt{3}.$ .

Câu 2. Cho hàm số $y={{x}^{3}}+(m+3){{x}^{2}}-(2m+9)x+m+6$ có đồ thị $(C).$ Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để $(C)$ có hai điểm cực trị và khoảng cách từ gốc toạ độ $O$ đến đường thẳng nối hai điểm cực trị là lớn nhất.

A. $m=-6\pm \dfrac{3\sqrt{2}}{2}.$

B. $m=-3\pm \dfrac{3\sqrt{2}}{2}.$

C. $m=-3\pm 6\sqrt{2}.$

D. $-6\pm 6\sqrt{2}.$

Câu 3.Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để điểm $M(2{{m}^{3}};m-1)$ cùng với hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=2{{x}^{3}}-3(2m+1){{x}^{2}}+6m(m+1)x$ tạo thành một tam giác có diện tích nhỏ nhất.

A. $m=1.$

B. $m=2.$

C. $m=0.$

D. $m=-1.$

>>Xem thêm Một cách giải quyết với bài toán Hai điểm cực trị của đồ thị hàm đa thức bậc ba nằm phác phía với trục hoành - Thầy Đặng Thành Nam

>>Xem thêm Điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai/bậc nhất luôn thuộc một parabol cố định

>>Xem thêm Đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc nhất và hàm phân thức bậc hai trên bậc hai

Từ khóa » Tìm Pt đường Thẳng đi Qua 2 Cực Trị