Phương Trình Hóa Học: Fe2O3 +6HNO3 → 2Fe(NO3)2 + 3H2O
Có thể bạn quan tâm
- Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Phản ứng hóa học Fe2O3 + HNO3 tạo ra Fe(NO3)3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe2O3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
Fe2O3 +6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Quảng cáo1. Phương trình phân tử phản ứng Fe2O3 + HNO3
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá khử, do trong Fe2O3, Fe đã có số oxi hoá cao nhất +3.
2. Điều kiện phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HNO3
- Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HNO3
- Bột Fe2O3 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu vàng nâu.
4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HNO3
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất khí, chất kết tủa để nguyên dưới dạng phân tử:
Fe2O3 + 6H+ + 6NO3- → 2Fe3+ + 6NO3- + 3H2O
Bước 3: Viết phương trình ion rút gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế:
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O
5. Tính chất của Fe2O3
- Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
Quảng cáo- Sắt(III) oxit là bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh. Ví dụ:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe. Ví dụ:
Fe2O3 + 3CO →to 2Fe + 3CO2
- Điều chế sắt(III) oxit bằng cách phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao:
2Fe(OH)3 →to Fe2O3 + 3H2O
- Sắt(III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang.
6. Tính chất hoá học của HNO3
6.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, basic oxide và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrate. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
6.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Nitric acid là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrate, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
Quảng cáo+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 →toH2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 →toCO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P →toH3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1.Ứng dụng nào sau đây không phải của HNO3?
A. Để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2.
Quảng cáoB. Sản xuất dược phẩm.
C. Sản xuất khí NO2và N2H4.
D. Để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Sản xuất khí NO2 và N2H4 không phải ứng dụng của HNO3.
Câu 2.Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa đỏ.
B. Nitric acid được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp (KNO3) với H2SO4 đặc
D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amonia (NH3)
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Nitric acid được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
Câu 3.Trong các thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta sử dụng biện pháp dùng bông có tẩm hóa chất để nút ống nghiệm. Hóa chất đó chính là
A. H2O.
B. Dung dịch nước vôi trong.
C. dung dịch giấm ăn.
D. dung dịch muối ăn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Phương trình phản ứng minh họa:
4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O + Ca(NO2)2.
Câu 4: Hòa tan hết m(g) Al trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lit và có tỷ khối đối với hiđro là 16,75 (không có muối NH4NO3). giá trị của m là
A. 9,1125g.
B. 2,7g.
C. 8,1g.
D. 9,225g.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có: NO:aNO2:b→a+b=0,47a=25b→a=0,3125b=0,0875
→BT.EnAl=0,3125.3+0,08753=41120→m=9,225(gam)
Câu 5: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Al, Zn, Cu.
B. Al, Cr, Fe.
C. Zn, Cu, Fe.
D. Al, Fe, Mg.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Một số kim loại hoạt động vừa như Al, Cr, Mn, Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội (nhiệt độ thấp), tạo trên bề mặt kim loại một lớp màng oxit đặc biệt, bền với axit và ngăn cản hoặc ngừng hẳn sự tiếp diễn của phản ứng.
Câu 6: HNO3 tác dụng được với tập hợp tất cả các chất nào trong các dãy sau:
A. BaO, CO2.
B. NaNO3, CuO.
C. Na2O, Na2SO4.
D. Cu, MgO.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
HNO3 không phản ứng với CO2; NaNO3, Na2SO4 → loại A, B, C.
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
2HNO3 + MgO → Mg(NO3)2 + H2O.
Câu 7:HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Loại A, B và C do HNO3 không phản ứng với BaSO4; Au; Pt.
Câu 8: Nung hợp chất X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được Fe2O3 và H2O. Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, có khí thoát ra. Hợp chất X là
A. Fe(OH)3.
B. Fe(OH)2.
C. FeO.
D. Fe(NO3)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, có khí thoát ra.
→ X là hiđroxit sắt(II): Fe(OH)2.
Phương trình hóa học:
4Fe(OH)2 + O2 →to 2Fe2O3 + 4H2O
Fe(OH)2 + 4HNO3 →to Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
Câu 9. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe2(SO4)3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Để tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO thì hợp chất sắt phải có số oxi hóa của Fe ≠ +3.
→ FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO.
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 10: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?
A Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C. B Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.
C. Nhiệt phân Fe(NO3)2 D. Đốt cháy FeS trong oxi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Khử Fe2O3 bằng CO trong lò cao ở nhiệt độ khoảng 500 - 600oC thu được FeO là sản phẩm chính.
3Fe2O3 + CO →400°C 2Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO →500−600°C 3FeO + CO2
Câu 11: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là:
A. dung dịch NaOH đặc B. dung dịch HCl đặc
C. dung dịch H2SO4 D. dung dịch HNO3 đặc
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dùng dung dịch HNO3 đặcvì Fe2O3 chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, nhưng Fe3O4 xảy ra phản ứng oxi hóa khử tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO<![if !vml]><![endif]> + 5H2O
Câu 12: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
4Fe(OH)2 + O2 →t°2Fe2O3 + 4H2O
Câu 13: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng khối lượng khí tăng thêm 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là công thức nào sau đây?
A.FeO B. FeO2 C. Fe2O3 D. Fe3O4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phản ứng của oxit + CO thực chất là:
CO + [O]trong chất rắn → CO2
Khối lượng khí tăng chính là khối lượng chất rắn giảm
→ mchất rắn giảm = mO phản ứng= 4,8g
→ nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol
→ mFe = mOxit – mO = 16 – 4,8 = 11,2
→ nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol
→ nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3
→ Oxit là Fe2O3.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
- Phương trình nhiệt phân: 6Fe2O3 → O2 ↑+ 4Fe3O4
- 3Fe2O3 + H2 → H2O + 2Fe3O4
- Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
- Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2 ↑
- 3Fe2O3 + CO → CO2 ↑+ 2Fe3O4
- Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 ↑
- Fe2O3 + 2NH3 → 2Fe + 3H2O + N2 ↑
- Fe2O3 +3C → 3CO ↑ +Fe
- 5Fe2O3 + 6P → 10Fe + 3P2O5
- Fe2O3 +6HCl → 3H2O + 2FeCl3
- Fe2O3 +3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- Fe2O3 +6HI → 3H2O + I2 + 2FeI2
- Fe2O3 +2H3PO4 → 3H2O + 2FePO4
- Fe2O3 + 6NaOH → 3Na2O + 2Fe(OH)3 ↓
- Fe2O3 + Fe → 3FeO
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Sổ tay toán lý hóa 12 (29k/ 1 cuốn)
- Tổng ôn tốt nghiệp 12 toán, sử, địa, kinh tế pháp luật.... (80k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Fe2o3 + Hno3 Loãng Cân Bằng
-
Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O
-
Fe2O3 HNO3 = Fe(NO3)2 H2O | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Fe2O3 + HNO3 = H2O + Fe(NO3)3 - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá ...
-
Fe2O3+HNO3 Loãng->?hoàn Thành Các Phương Trình Và Cân Bằng
-
Fe2O3 + HNO3 | Fe(NO3)2 + H2O | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Fe2O3 + HNO3 Viết Phương Trình Phản ứng Hóa Học đã Cân Bằng
-
Fe2O3 + HNO3 ===> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O - Hoc247
-
Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O - ThiênBảo Edu
-
Cân Bằng Phương Trình Bằng Phương Pháp Thăng Bằng E Fe + HNO3
-
Hóa 9 - HNO3 + Fe2O3 | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Lập Các Phương Trình Hóa Học: Fe + HNO3 đặc Nóng -> NO2 + ? +
-
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O Cân Bằng Phương Trình Fe + ...
-
[Fe2o3 Tạo Ra Fe] – Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O - Đọc Thú Vị
-
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O - Bàn Ghế Văn Phòng