Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Phương trình lượng giác cơ bản lớp 11
- I. Tóm tắt lí thuyết
- II. Bài tập minh họa
- III. Bài tập tự luyện
VnDoc.com xin giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn học sinh tài liệu tham khảo Phương trình lượng giác cơ bản. Phương trình lượng giác cơ bản gồm câu hỏi bài tập, ví dụ minh họa có hướng dẫn chi tiết cách giải các phương trình sinx, cosx, tanx, cotx hỗ trợ quá trình ôn luyện cho bạn đọc. Tài liệu được VnDoc biên soạn và đăng tải, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức môn Toán hiệu quả, sẵn sàng cho những kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo và tải về miễn phí tại đây!
Tài liệu do VnDoc.com biên soạn và đăng tải, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Phương trình lượng giác cơ bản
I. Tóm tắt lí thuyết
1. Phương trình \(\sin x=a\) (1)
- Nếu \(\left| a \right|>1\) thì phương trình vô nghiệm.
- Nếu \(\left| a \right|\le 1\Rightarrow \exists \beta \in \left[ \frac{-\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right],\sin \beta =a\)
\((1)\Rightarrow \sin x=\sin \beta \Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\beta +k2\pi \\ x=\pi -\beta +k2\pi \\ \end{matrix} \right.(k\in \mathbb{Z})\)
Chú ý: Nếu \(\beta\) thỏa mãn điều kiện thì \(\beta =\arcsin a\)
- Một số phương trình đặc biệt:
\(i. \sin x=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{2}+k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(ii. \sin x=0\Leftrightarrow x=k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(iii. \sin x=-1\Leftrightarrow x=\frac{-\pi }{2}+k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
- Mở rộng phương trình ta có: \(\sin f(x)=\sin g(x) \\\)
\(\Leftrightarrow\)\(\left[ \begin{matrix} f(x)=g(x)+k2\pi \\ f(x)=\pi -g(x)+k2\pi \\ \end{matrix}(k\in \mathbb{Z}) \right.\)
2. Phương trình \(\cos x=a\) (2)
- Nếu \(\left| a \right|>1\) thì phương trình vô nghiệm
- Nếu \(\left| a \right|\le 1\Rightarrow \exists \beta \in \left[ 0,\pi \right],\cos \beta =a\)
\((2)\Rightarrow \cos x=\cos \beta \Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\beta +k2\pi \\ x=-\beta +k2\pi \\ \end{matrix} \right.(k\in \mathbb{Z})\)
Chú ý: Nếu \(\beta\) thỏa mãn điều kiện thì \(\beta =\arccos a\)
- Một số phương trình đặc biệt:
\(i. \cos x=0\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{2}+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(ii. \cos x=1\Leftrightarrow x=k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(iii. \cos x=-1\Leftrightarrow x=-\pi +k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
- Mở rộng phương trình ta có: \(\cos f(x)=\cos g(x)\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} f(x)=g(x)+k2\pi \\ f(x)=-g(x)+k2\pi \\ \end{matrix}(k\in \mathbb{Z}) \right. \\\)
3. Phương trình \(\tan x=a\) (3)
- Với \(\forall m\Rightarrow \exists \alpha \in \left( \frac{-\pi }{2},\frac{\pi }{2} \right),\tan \beta =a\)
\((3)\Leftrightarrow \tan x=\tan \beta \Leftrightarrow x=\beta +k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(\beta =\arctan a\)
- Một số phương trình đặc biệt:
\(i. \tan x=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{4}+k\pi\)
\(ii. \tan x=0\Leftrightarrow x=k\pi\)
\(iii. \tan x=-1\Leftrightarrow x=-\frac{\pi }{4}+k\pi\)
- Mở rộng phương trình ta có:
\(\tan f(x)=\tan g(x)\)
\(\Leftrightarrow f(x)=g(x)+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
4. Phương trình \(\cot x=a\) (4)
- Với \(\forall m\Rightarrow \exists \alpha \in \left( \frac{-\pi }{2},\frac{\pi }{2} \right),\cot \beta =a\)
\((4)\Leftrightarrow \cot x=\cot \beta \Leftrightarrow x=\beta +k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(\beta = arccota\)
- Một số phương trình đặc biệt:
\(i. \cot x=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{4}+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(ii. \cot x=0\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{2}+k\pi (k\in \mathbb{Z})\)
\(iii. \cot x=-1\Leftrightarrow x=-\pi +k2\pi (k\in \mathbb{Z})\)
- Mở rộng phương trình ta có:
\(\cot f(x)=\cot g(x)\)
\(\Leftrightarrow f(x)=g(x)+k\pi (k\in \mathbb{Z}) \\\)
II. Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Giải phương trình: \(\operatorname{s}\text{inx}=\sin \frac{\pi }{3}\)
Hướng dẫn giải
\(\operatorname{s}\text{inx}=\sin \frac{\pi }{3}\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\frac{\pi }{3}+k2\pi \\ x=\pi -\frac{\pi }{3}+k2\pi \\ \end{matrix}\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\frac{\pi }{3}+k2\pi \\ x=\frac{2\pi }{3}+k2\pi \\ \end{matrix}(k\in \mathbb{Z}) \right. \right.\)
Ví dụ 2: Giải phương trình: \(\operatorname{s}\text{inx}=\cos \frac{\pi }{3}\)
Hướng dẫn giải
\(\operatorname{s}\text{inx}=\cos \frac{\pi }{3}\Rightarrow \operatorname{s}\text{inx}=\sin \left( \frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{3} \right)\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\frac{\pi }{6}+k2\pi \\ x=\pi -\frac{\pi }{6}+k2\pi \\ \end{matrix}\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=\frac{\pi }{6}+k2\pi \\ x=\frac{5\pi }{6}+k2\pi \\ \end{matrix}(k\in \mathbb{Z}) \right. \right.\)
Ví dụ 3: Giải phương trình: \(\sin (\pi sinx)=\frac{\sqrt{2}}{2}\)
Hướng dẫn giải
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} \pi sinx=\frac{\pi }{4}+k2\pi \\ \pi sinx=\pi -\frac{\pi }{4}+k2\pi \\ \end{matrix}\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} sinx=\frac{1}{4}+2k \\ sinx=\frac{3}{4}+2k \\ \end{matrix} \right. \right.\)
Do \(\left[ \begin{matrix} -1\le \frac{1}{4}+2k\le 1 \\ -1\le \frac{3}{4}+2k\le 1 \\ \end{matrix} \right.\Leftrightarrow k=0\)
Từ khóa » Các Bài Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Lớp 11
-
200 Bài Tập Phương Trình Lượng Giác Lớp 11 Có Hướng Dẫn Giải Chi Tiết
-
Cách Giải Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Cực Hay - Toán Lớp 11
-
Giải Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản - Toán 11 - YouTube
-
Các Dạng Toán Phương Trình Lượng Giác, Phương Pháp Giải Và Bài ...
-
Các Dạng Bài Tập Phương Trình Lượng Giác Lớp 11 - TopLoigiai
-
Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản - Toán 11
-
Các Dạng Bài Tập Phương Trình Lượng Giác
-
Cách Giải Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản - Toán Lớp 11 - Haylamdo
-
Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Và Các Dạng Bài Tập Có Lời Giải Từ A - Z
-
Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Lớp 11
-
Bài Tập Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Có đáp án Lời Giải - KhoiA.Vn
-
Trọn Bộ Công Thức Toán 11 - Phần Đại Số Giải Tích - Kiến Guru
-
Soạn đại Số Và Giải Tích 11 Bài 2: Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản
-
Phương Trình Lượng Giác Cơ Bản Cần Nhớ - Bài Tập Đại Số 10 - Itoan