Phương Trình Trạng Thái Khí Lý Tưởng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Phương trình trạng thái khí lý tưởng là một phương trình thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý tưởng nằm trong cân bằng nhiệt động lực học. Nó cũng được sử dụng như là một cách đơn giản để ước lượng hành vi của khối khí trong các điều kiện khác nhau, mặc dù vẫn còn một số hạn chế. Người đầu tiên viết ra phương trình này là Benoit Clapeyron vào năm 1834 như một sự kết hợp kinh nghiệm của định luật Boyle, định luật Charles và định luật Avogadro.[1] Phương trình này có dạng:

p V = n R T {\displaystyle pV=nRT}

với

p {\displaystyle p} là áp suất khối khí V {\displaystyle V} là thể tích khối khí n {\displaystyle n} là số mol của khối khí R {\displaystyle R} là hằng số khí T {\displaystyle T} là nhiệt độ khối khí

Trong hệ đo lường quốc tế, p đo bằng pascal, V đo bằng mét khối, T đo bằng kelvin và n đo bằng mol thì hằng số R là:

8.314462 [ m 3 ⋅ P a ⋅ m o l − 1 ⋅ K − 1 ] {\displaystyle 8.314462\left[m^{3}\cdot Pa\cdot mol^{-1}\cdot K^{-1}\right]}

Trong hệ đo lường khác, giá trị của R cũng hay được dùng là 22.4 273 ≈ 0.0821 [ l ⋅ a t m ⋅ m o l − 1 ⋅ K − 1 ] {\displaystyle {\frac {22.4}{273}}\approx 0.0821\left[l\cdot atm\cdot mol^{-1}\cdot K^{-1}\right]} .

Phương trình này chỉ là gần đúng cho các khí thực. Nó sẽ chính xác hơn nếu khí thực nằm trong trạng thái gần với khí lý tưởng, như cho các khí đơn nguyên tử, ở nhiệt độ cao và áp suất thấp. Phương trình này bỏ qua kích thước của các hạt trong chất khí so với toàn bộ thể tích của khí, cũng như bỏ qua tương tác giữa các hạt, ngoài tương tác va chạm đàn hồi tại khoảng cách vô cùng nhỏ giữa chúng. Với khí thực các phương trình trạng thái khác như phương trình Van der Waals có tính đến các hiệu ứng kể trên và chính xác hơn.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phương trình trạng thái
  • Khí lý tưởng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Clapeyron, E (1834). “Mémoire sur la puissance motrice de la chaleur”. Journal de l'École Polytechnique (bằng tiếng Pháp). XIV: 153–90. Facsimile at the Bibliothèque nationale de France (pp. 153–90).
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Khi Pa