Pila Polita - Apple Snail - Tổng Quan Về Ốc Bươu
Có thể bạn quan tâm
Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước. Ốc bươu ăn lá non, bùn non (các vi sinh vật trong bùn non). Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa khi trời ửng nắng ốc bươu bò lên bờ ruộng rất nhiều.
1. Đặc điểm hình thái
Vỏ ốc: Hình cầu với tháp ốc cao, dày, xoắn phải. Mặt vỏ láng bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, tương đối đồng màu trên khắp mặt vỏ. Các đường sinh trưởng tương đối phát triển, trong đó nổi bật với các gờ mịn chạy dọc từ đỉnh xuống miệng vỏ. Số vòng xoắn 5½–6, các vòng xoắn phồng, vòng xoắn phôi (vòng xoắn đầu tiên) khá rõ, các vòng tiếp theo kích thước tăng dần. Vòng xoắn cuối lớn nhất, mở rộng, lồi cả mặt trước và mặt sau, chiếm 5/6 chiều cao vỏ. Rãnh xoắn sâu và rõ, chúng gần như song song khi nhìn từ phía trƣớc (hình 1.1).
Miệng vỏ rộng, hình bán nguyệt, lệch hoàn toàn về bên phải so với trục vỏ. Vành miệng không liên tục, đơn. Môi ngoài sắc nhưng không mở rộng, tạo góc vuông với vòng xoắn cuối ở vùng đỉnh, vùng trụ môi cong đều dạng chữ U. Thể chai kém phát triển nhưng rõ. Lỗ rốn dạng khe hẹp và nông.
Nắp miệng: Hình bầu dục dài, khá dày với lớp sừng rất phát triển. Trục chính của nắp miệng tạo với trục vỏ một góc khoảng 400 . Nửa trên có xu hướng vuốt nhọn, nửa dưới tròn. Tâm nắp miệng lệch, từ đây các vòng sinh trưởng đồng tâm mở rộng ra vùng mép ngoài. Nắp miệng màu nâu đen ở mặt ngoài, mặt trong màu xanh tím (hình 1.1).
Kích thước (mm): Chiều cao vỏ (SH): 48–87, chiều rộng vỏ (SW): 30–68, tỷ lệ SH/SW 1,25–1,35, V: 15–32, chiều cao miệng vỏ (AH): 30–52; chiều rộng miệng vỏ (AW): 20–40.
Nhận xét: Đặc điểm hình thái của vỏ của loài Pila polita tương đối ổn định, đặc biệt tỷ lệ giữa các số đo, tuy nhiên có những sai khác rõ ở kích thước vỏ, màu sắc và chiều cao tháp ốc giữa các quần thể hoặc giữa các cá thể trong quần thể
2. Đặc điểm sinh thái
2.1. Môi trường sống và phạm vi phân bố:
Ốc bươu (Pila polita) sống ở các vùng nước không bị ô nhiễm, nơi có hàm lượng mùn bã hữu cơ cao, đa dạng thực vật thủy sinh như ao, hồ, ruộng trũng, suối.
Cũng như phần lớn các loài thuộc giống Pila (Ampullariidae), khả năng chịu đựng đối với các nhân tố môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn, nồng độ oxy,…) của chúng tương đối hẹp, chúng ít gặp hoặc không phân bố ở thủy vực nước lợ, thủy vực tù đọng, đầm lầy [1, 28, 29].
Ốc Bươu ( Pila polita ) phân bố ở Đông Nam Á và một số nước lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng La Đét .
Tại Việt Nam loài P. polita có phạm vi phân bố rộng trên toàn lãnh thổ nước ta từ Bắc vào Nam. Về điều kiện môi trừờng sống, Ốc Bươu ( Pila polita) sinh trưởng ở các thủy vực nước ngọt, những nơi có nhiều thực vật thủy sinh, nền đáy mềm, nhiệt độ môi trƣờng nƣớc dao động 20–30 0C.
Ốc bươu( Pila polita ) thích môi trường nước có dòng chảy nhẹ, không bị ô nhiễm, nhiều thực vật thủy sinh với các loài ưa thích như khoai nước, rong đuôi chó , rau muống , bèo tây, bèo cái, bèo hoa dâu, hoa súng.
2.2. Thức ăn và kẻ thù trong tự nhiên:
Ốc bươu thuộc nhóm ăn tạp, thức ăn trong tự nhiên gồm sinh vật phù du, rêu, tảo, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, phân các loài gia súc, xác các loài động vật đang phân hủy. Ngoài ra, ốc còn rất thích lá khoai lang, rau muống, lá sắn, lá và thân non cây xuyến chi, thân cây chuối mục,…
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, có thể cho ốc ăn bổ sung thức ăn tự chế gồm cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột đậu tương, bột cá hoặc thức ăn công nghiệp .
Ốc bươu (Pila polita) là thức ăn ưa thích của nhiều loài trong các sinh cảnh tự nhiên, tiêu biểu như chuột, vì vậy với những ngƣời nuôi ốc cần phải quan tâm và có biện pháp quản lý tốt nguồn ốc trong ao nuôi. Ngoài ra, sống trong nƣớc vì vậy nhiều loài như cá trắm đen, cá chép, rắn,… sử dụng ốc làm thức ăn. Vì vậy, đối với ao nuôi không được thả nuôi chung ốc với các loài trên. Trong các thủy vực nước ngọt, sự phân bố của ốc bươu vàng (Pomacea) dẫn đến cạnh tranh về dinh dưỡng, nơi sống với ốc nhồi, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây suy giảm đáng kể số lượng ốc nhồi ngoài tự nhiên
2.3. Các mối đe dọa đến quần thể:
Trong đời sống xã hội, ốc nhồi được khai thác chủ yếu làm thực phẩm, làm thuốc hoặc thức ăn cho vật nuôi. Tuy vậy, số lượng cá thể và phạm vi phân bố của Ốc Bươu ( Pila polita ) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng .
Các mối đe dọa đối với Ốc bươu( Pila polita ) tại Việt Nam có thể khái quát thành 5 yếu tố:
(1) Chế độ thủy văn và điều kiện vi khí hậu của các thủy vực bị tổn thương nghiêm trọng, chủ yếu do hoạt động của con người như dựng các đập thủy điện trên các sông và các phụ lưu.
(2) Suy giảm chất lƣợng nước hoặc nƣớc bị ô nhiễm, đó là kết quả từ nhiều hoạt động như nạo vét, khai thác khoáng sản, chất thải từ khu dân cư và các nhà máy, hóa chất nông nghiệp, trầm tích bồi lắng do phá rừng,….
(3) Phá hủy hoặc mất nơi sống, nhiều diện tích thủy vực bao gồm ao, hồ, ruộng trũng, suối bị mất do áp lực của tăng dân số, quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, chuyển đổi mục đích sử dụng,...
(4) Do kích thước lớn, phân bố chủ yếu vùng ven bờ các thủy vực và hạn chế trong di chuyển nên hai loài Ốc bươu( Pila polita ) dễ dàng bị thu bắt trong tự nhiên.
(5) Xâm lấn của các loài ngoại lai, đặc biệt là 2 loài ốc bươu vàng Pomacea (P. canaliculata, P. maculata). Hiện nay, chúng rất phổ biến ở nước ta, chúng gây hại đáng kể cho nông nghiệp, thủy sản và tác động đến nhóm loài bản địa, trong đó có nhóm loài Ốc bươu( Pila polita )
3. Đặc điểm sinh sản
3.1.Đặc điểm giới tính
Ốc Bươu ( Pila polita ) thuộc nhóm loài giới tính phân biệt, có hoạt động ghép đôi sinh sản và thụ tinh trong. Giai đoạn ốc con cho đến tiền trưởng thành (trước khi thành thục sinh dục), khó phân biệt ốc đực và ốc cái qua đặc điểm hình thái ngoài. Ngoài ra, khi giải phẫu cơ quan sinh dục, có những khó khăn khi quan sát vì kích thước cơ quan sinh dục bé và chưa rõ ràng. Giai đoạn trưởng thành, có thể phân biệt sự khác nhau về giới tính qua một số đặc điểm hình thái ngoài
3.2.Tỷ lệ đực cái
Kết quả kiểm tra trên 410 cá thể ốc trƣởng thành đối với loài Ốc bươu ( Pila polita ) cho thấy, có 113 con đực (27,56% tổng số cá thể) và 297 con cái (chiếm 72,54%). Như vậy, tỷ lệ giới tính trung bình của quần thể dao động là đực : cái = 1 : 2,62.
3.3.Hoạt động sinh sản
Ốc bươu ( Pila polita ) thụ tinh trong qua hoạt động ghép đôi sinh sản. Ốc bươu ( Pila polita ) có hoạt động ghép đôi diễn ra chủ yếu vào ban đêm. Khi giao phối ốc cái và ốc đực xoay miệng chéo với nhau, cơ quan giao phối ốc đực phóng tinh trùng vào âm đạo và tử cung của ốc cái giúp tăng hiệu quả sinh sản. Thời gian giao phối có thể kéo dài 2-3 giờ. Hoạt động giao phối của ốc có thể dừng lại khi gặp các tác động vật lí hoặc va chạm từ bên ngoài.
Ốc bươu ( Pila polita ) bắt đầu đẻ trứng vào cuối tháng 7, đẻ tập trung vào giữa tháng 8 và giảm dần ở tháng 9. Ốc đẻ trứng chủ yếu vào ban đêm (sau khi giao phối khoảng 8-10 ngày). Thời gian từ khi ốc cái tìm nơi đẻ đến khi rời tổ kéo dài khoảng 5-10 giờ. Ốc bươu ( Pila polita )đẻ trứng cách mặt nước khoảng 5-30 cm, trên các giá thể như bờ đất, thân cây khoai nƣớc, bèo tây, rau muống, lá củ ấu, hốc đá, thân cây tre
3.4.Sức sinh sản
Ốc bươu ( Pila polita ) đẻ lần lượt từng trứng, đồng thời ốc tiết dịch nhầy kết dính các trứng lại tạo một bọc trứng và giúp bám vào giá thể. Mỗi trứng hình cầu, khối lượng 0,03 g, chiều cao 5 mm, chiều rộng 4 mm.
Ốc bươu ( Pila polita ) cái mỗi lần đẻ một ổ trứng, số lượng trứng trong mỗi ổ dao động 165- 285 trứng, trung bình 196 trứng (kết quả theo dõi và đếm của 100 ổ trứng). Sức sinh sản trung bình cho một con cái trong điều kiện thuận lợi là 196 trứng/1 lần đẻ.
3.5.Thời gian trứng nở và tỷ lệ nở
Trứng sau khi được thu về, đặt trên khay nhựa và mảnh xốp (cùng có kích thƣớc 30 x 20 cm), xếp trong thùng xốp và đƣợc duy trì ổn định về độ ẩm (đặt trong phòng có mái che, phun nước hai lần/ngày bằng dụng cụ phun nước cầm tay).
Những trứng bị ngập nước hoặc nằm sát mặt nước trong suốt quá trình ấp và một số trứng phía mặt trên của ổ trứng bị tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời sẽ không nở được.
Nhiệt độ ấp trứng từ 20– 320C. Ở hình thức ấp này, ổ trứng bắt đầu nở sau 22 ngày và nở toàn bộ sau 28 ngày 60 (trừ những trứng bị hỏng). Ấp trứng trên mảnh xốp, kết quả nghiên cứu và theo dõi cho thấy hiệu quả khá cao, ổ trứng bắt đầu nở sau 20 ngày và nở hết sau 24 ngày (trừ những trứng bị hỏng).
Từ khi quả trứng đầu tiên nở, phải sau 4–5 ngày thì ổ trứng mới hoàn tất quá trình nở. Trong quá trình đó, một số ốc con tuy đã nở nhƣng sau đó bị chết. Vì vậy, có hai tỷ lệ sẽ được tính là tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ốc con khi ổ trứng nở hoàn tất.
Tài liệu tham thảo: Wikipedia,
---------------------------------------------------------/////////////-------------------------------------------------------------
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua những sản phẩm chất lương và uy tín nhất
Zalo Tư Vấn : 0931 503 397 - Hotline : 0931 503 397 - 0913 503 197
CTY TNHH TRANG TRẠI ỐC BƯƠU ĐEN ĐỒNG THÁP
Ấp 4 - Mỹ Đông - Tháp Mười - Đồng Tháp
MST : 1402140425
Email: ocbuuden1986@gmail.com
Kênh Youtube hướng dẫn kỹ thuật : ==> Trang Trại Ốc Bươu Đen Đồng Tháp
Chi tiết các sản phẩm : ==>>Sản Phẩm
Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Của ốc Bươu đen
-
Ốc Bươu - Pila Polita - Tép Bạc
-
Đặc điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm ốc ...
-
Một Số đặc điểm Sinh Học Sinh Sản Của ốc Bươu đồng ... - Aquaculture
-
[PDF] Tạp Chí Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam 2017, 15(11) - VNUA
-
Kỹ Thuật Cho ốc Bươu Sinh Sản Và ươn ốc Giống
-
Đặc điểm Sinh Học Hai Loài ốc Nhồi Phổ Biển ở Việt Nam, Trần Ngọc ...
-
[DOC] KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila Polita ...
-
Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Ốc Thương ...
-
đặc điểm Sinh Học Của ốc Bươu đen - Trần Gia Hưng
-
[Top Bình Chọn] - đặc điểm Sinh Học Của ốc Nhồi - Trần Gia Hưng
-
Một Số đặc điểm Sinh Học Sinh Sản Của ốc Bươu đồng (Pila Polita ...
-
KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯU ĐEN
-
Quy Trình Sinh Sản ốc Nhồi Giống - Tạp Chí Thủy Sản
-
[DOC] ỐC BƯƠU VÀNG - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ NGOẠI ...