Ping Là Gì? Sử Dụng Lệnh Ping Kiểm Tra Tốc độ Mạng | BKHOST
Có thể bạn quan tâm
Ping là một công cụ phổ biến được sử dụng để kiểm tra tốc độ kết nối của mạng. Nó cho phép người dùng gửi gói tin đến một địa chỉ IP cụ thể và đo thời gian phản hồi của máy chủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ping, cách sử dụng lệnh ping để kiểm tra tốc độ mạng và các thông số kỹ thuật liên quan.
Ping là gì?
Ping là từ được viết tắt bởi Packet Internet Groper ,là một công cụ cơ bản cho phép người dùng kiểm tra và xác minh xem có tồn tại một địa chỉ IP đích cụ thể hay không và có thể chấp nhận các yêu cầu trong quản trị mạng máy tính hay không. Thông thường, Ping được sử dụng để kiểm tra tốc độ mạng, xác định địa chỉ IP của một thiết bị và phát hiện các vấn đề về kết nối.
Ping cũng được sử dụng trong chẩn đoán để đảm bảo rằng máy tính chủ mà người dùng đang cố truy cập đang hoạt động. Bất kỳ hệ điều hành (HĐH) nào có khả năng kết nối mạng, bao gồm hầu hết các phần mềm quản trị mạng nhúng, đều có thể sử dụng ping.
Lệnh Ping hoạt động bằng cách gửi các bản tin Echo Request trong Internet Control Message Protocol (ICMP) tới thiết bị chỉ định và chờ phản hồi. Hai thông số ta cần quan tâm nhất chính là lệnh ping cung cấp bao nhiêu request, phản hồi trở lại bao nhiêu và mất bao lâu để chúng trở lại.
Làm thế nào để sử dụng Ping?
Để sử dụng Ping, bạn cần mở Command Prompt trên Windows hoặc Terminal trên MacOS và Linux. Sau đó, nhập lệnh “ping” theo sau là địa chỉ IP hoặc tên miền của thiết bị hoặc trang web mà bạn muốn kiểm tra. Bạn cũng có thể sử dụng các tham số để tùy chỉnh kết quả hiển thị, chẳng hạn như số lượng gói tin được gửi hoặc thời gian chờ giữa các gói tin.
Xem thêm: Lệnh ping trong Linux? 11 ví dụ cụ thể về lệnh ping
Cú pháp của lệnh Ping
ping [-t] [-a] [-n count] [-l size] [-f] [-i TTL] [-v TOS] [-r count] [-s count] [-w timeout] [-R] [-S srcaddr] [-p] [-4] [-6] target [/?]
Lưu ý: Tùy vào hệ điều hành bạn đang sử dụng mà một số cú pháp có thể khác nhau
Dưới đây là các tùy chọn trong lệnh ping
Mục | Tác dụng |
-t | Sử dụng tùy chọn này sẽ ping mục tiêu cho đến khi bạn gõ tổ hợp phím Ctrl + C. |
-a | Tùy chọn lệnh ping này tìm tên máy chủ của địa chỉ ip.. |
-n | Tùy chọn này cài đặt số lượng echo ICMP bạn muốn gửi, từ 1 đến 4294967295. Nếu không được sử dụng thì mặc định số echo là 4 |
-l | Sử dụng tùy chọn này để đặt kích thước của gói yêu cầu echo từ 32 byte đến 65,527 byte. Nếu bạn không sử dụng thì mặc định sẽ là 32 byte |
-f | Sử dụng tùy chọn lệnh ping này để ngăn các yêu cầu Echo ICMP bị phân mảnh bởi routers và thiết bị chỉ định.Tùy chọn -f được dùng để khắc phục sự cố về Path Maximum Transmission Unit(PMTU). |
-i | Tùy chọn này đặt giá trị thời gian tồn tại (TTL), giá trị tối đa là 255 |
-v | Tùy chọn này cho phép bạn đặt giá trị Kiểu Dịch vụ (TOS). Bắt đầu từ Windows 7, tùy chọn này không còn hoạt động nhưng vẫn tồn tại vì các lý do tương thích |
-r | Sử dụng tùy chọn lệnh ping này để cài đặt số lần nhảy giữa máy tính của bạn và thiết bị mà bạn muốn được ghi lại và hiển thị. Tối đa là 9. |
-s | Sử dụng tùy chọn này để báo cáo thời gian, trong định dạng Timestamp Internet,ghi lại thời gian mỗi echo request và echo reply được gửi đi. Tối đa là 4 |
-w | Cài đặt thời gian chờ mỗi phản hồi khi thực hiện lệnh ping được tính bằng mili giây. Thời gian chờ mặc định là 4000 (4 giây) |
-R | Tùy chọn giúp bạn để theo dõi đường dẫn |
-S | Sử dụng tùy chọn này để chỉ định địa chỉ nguồn |
-P | Sử dụng khi ping tới thiết bị sử dụng ảo hóa Hyper-V |
-4 | Buộc lệnh ping chỉ sử dụng IPv4 khi mục tiêu là tên máy chủ chứ không phải địa chỉ IP. |
-6 | Buộc lệnh ping chỉ sử dụng IPv6 khi ping một tên máy chủ. |
target | Địa chỉ IP hoặc tên máy chủ mà bạn muốn sử dụng lệnh ping tới |
/? | Sử dụng để hiển thị trợ giúp chi tiết về một số tùy chọn của lệnh |
Lưu ý: Các tùy chọn -f, -v, -r, -s, -j và -k chỉ hoạt động khi ping địa chỉ IPv4. Các tùy chọn -R và -S chỉ hoạt động với IPv6.
Một số tùy chọn có trong lệnh ping nhưng ít được sử dụng bao gồm [-j host-list], [-k host-list]và[-c compartment].
Sử dụng ping /? trong CMD để biết thêm thông tin về các tùy chọn trên.
Ví dụ về lệnh Ping
Ping google.com
{{EJS0}}Trong ví dụ này, lệnh ping được sử dụng để ping tên máy chủ www.google.com. Tùy chọn -n cho lệnh ping gửi 5 ICMP Echo Requests thay vì mặc định là 4 và tùy chọn -l đặt kích thước gói cho mỗi yêu cầu là 1500 byte thay vì mặc định là 32 byte.
Kết quả hiện thị trong cửa sổ Command Promt:
{{EJS1}}Như trong phần cửa sổ hiển thị mức ‘Lost’ ở đây là 0% tức là các ICMP echo request được gửi đến đều được google trả lại. Điều đó cho biết là nếu kết nối mạng hoạt động thì có thể giao tiếp tốt với google.com
Ping localhost
{{EJS2}}Trong ví dụ trên, chúng ta đang ping 127.0.0.1 , còn được gọi là địa chỉ IP localhost IPv4 hoặc địa chỉ IP loopback IPv4 , không có tùy chọn.
Sử dụng lệnh ping với địa chỉ này là một cách để kiểm tra xem các tính năng mạng của Windows đang hoạt động bình thường nhưng nó không nói gì về phần cứng mạng của riêng bạn hoặc kết nối của bạn với bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào khác. Phiên bản IPv6 của thử nghiệm này sẽ là ping :: 1.
Tìm tên máy chủ bằng Ping
{{EJS3}}Trong ví dụ này, chúng ta yêu cầu lệnh ping để tìm tên máy chủ được gán cho địa chỉ IP 192.168.1.22 , nhưng nếu không thì ping nó như bình thường.
Ví dụ, lệnh có thể phân giải địa chỉ IP, 192.168.1.22 , làm tên máy chủ J3RTY22 , sau đó thực thi phần còn lại của ping với cài đặt mặc định.
Lệnh Ping Router
{{EJS4}}Lệnh này được sử dụng để xem máy tính của bạn có thể kết nối với router của bạn hay không. Ở đây là thay vì sử dụng công tắc lệnh ping hoặc ping máy chủ cục bộ, chúng tôi đang kiểm tra kết nối giữa máy tính và router (192.168.2.1 trong trường hợp này).
Nếu bạn gặp sự cố khi đăng nhập vào router hoặc truy cập internet, hãy xem liệu router của bạn có thể truy cập được bằng lệnh ping này hay không, thay thế 192.168.2.1 bằng địa chỉ IP của router của bạn.
Ping với IPv6
{{EJS5}}Lệnh ping sử dụng IPv6 với tùy chọn -6 và tiếp tục ping vô thời hạn cho máy chủ với tùy chọn -t. Bạn có thể ngắt ping theo cách thủ công bằng Ctrl + C.
Tổng kết về lệnh Ping
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về ping là gì và cách sử dụng lệnh ping để kiểm tra tốc độ mạng. Việc kiểm tra tốc độ mạng thường xuyên là rất cần thiết để đảm bảo kết nối mạng ổn định và hiệu quả. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến lệnh ping, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa » Cách Gõ Lệnh Ping Kiểm Tra Mạng
-
Cách Kiểm Tra Tốc độ Ping Và ý Nghĩa Của Các Thông Số - FPT Shop
-
Lệnh Ping Kiểm Tra Mạng Trong Cmd. Lỗi Request Time Out Khi Ping
-
PING Là Gì? Test PING Như Thế Nào?
-
Cách Sử Dụng Lệnh Ping Trên Máy Tính - Thủ Thuật
-
Cách Kiểm Tra Ping Mạng Bằng Lệnh Ping, Lỗi Request Time Out ...
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Mạng Bằng Cách Ping - Kiểm Tra Tốc độ Mạng
-
Cách Dùng Lệnh Ping để Kiểm Tra Mạng
-
Ping Mạng, Cách Kiểm Tra Mạng Bằng Lệnh Ping
-
Ping Là Gì? Ứng Dụng Ping Trong Network - TOTOLINK Việt Nam
-
Ping Là Gì? Cách Kiểm Tra Tốc độ Ping Và ý Nghĩa Của Các Thông Số
-
Ping Là Gì? Cách Sử Dụng Các Lệnh Ping Thông Dụng - Thủ Thuật
-
Ping Mạng, Cách Kiểm Tra Mạng Bằng Lệnh Ping
-
Kiểm Tra Kết Nối Tới Máy Chủ Với Ping Và Tracert - Knowledgebase
-
Hướng Dẫn Cách Ping Và Tracert để Kiểm Tra Mạng - Tài Liệu 123Host