PK (súng Máy) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
PK | |
---|---|
Một khẩu PK của Nga | |
Loại | Súng máy đa năng |
Nơi chế tạo | Liên Xô Nga Việt Nam Súng máy ĐL7N Do Việt Nam chế tạo dựa trên mẫu súng Đại liên PKM của Nga. |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1961–hiện tại |
Sử dụng bởi | Xem đầy đủ tại Các nước sử dụng Liên Xô Nga Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Việt Nam Súng máy ĐL7N Do Việt Nam chế tạo dựa trên mẫu súng Đại liên PKM của Nga. Cuba Lào Azerbaijan Cộng hòa Nhân dân Campuchia Campuchia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Iraq Syria Phần Lan |
Trận | Chiến tranh Việt NamNội chiến CampuchiaChiến tranh biên giới Tây NamChiến tranh Afghanistan (1978–1992)Chiến tranh Iran-IraqChiến tranh Chechnya lần thứ nhấtChiến tranh Chechnya lần thứ haiChiến tranh Afghanistan (2001–2014)Chiến tranh IraqXung đột biên giới Campuchia–Thái LanNội chiến Syria |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Mikhail Kalashnikov |
Năm thiết kế | PK: 1961PKM: 1969 |
Nhà sản xuất | Degtyarev plant (ở Nga) |
Giai đoạn sản xuất | PK: 1961–hiện tạiPKM: 1969–hiện tại |
Các biến thể | trước hiện đại hoá:PKPKSPKBPKTSau hiện đại hoá: PKMPKMS |
Thông số | |
Khối lượng | |
Chiều dài | |
Độ dài nòng | |
Đạn | 7.62×54mmR |
Cỡ đạn | 7.62mm |
Cơ cấu hoạt động | Nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay |
Tốc độ bắn | |
Sơ tốc đầu nòng | PK, PKS: 825 m/s |
Tầm bắn hiệu quả | 100–1.500 m tùy tầm nhìn |
Chế độ nạp | Dây đạn |
Ngắm bắn | Điểm ruồi |
PK (tiếng Nga: Пулемёт Калашникова, Pulemyot Kalashnikova) là loại súng máy đa năng được thiết kế từ thời Liên Xô và hiện tại Nga vẫn sử dụng. Loại súng này được giới thiệu vào năm 1961 để thay thế cho các khẩu súng máy SG-43 Goryunov và RP-46. Nó được sử dụng để chiến đấu ngoài chiến tuyến hoặc được gắn trên các phương tiện cơ giới và loại súng này còn được Liên Xô/Nga dùng để xuất khẩu với số lượng lớn.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng cục pháo binh Liên Xô (GRAU) đã đề ra các yêu cầu cho một khẩu súng máy mới để trang bị cho cấp đại đội và tiểu đoàn sử dụng cỡ đạn 7.62x54mm vào năm 1955. Năm 1958, một mẫu súng máy được 2 kĩ sư là G.Nikitin và Yuri Sokolov nghiên cứu thiết kế đã vượt qua thành công các bài kiểm tra do Quân đội Liên Xô đề ra. Thế nhưng khi súng máy Nikitin - Sokolov sắp được sản xuất hàng loạt để trang bị cho quân đội Liên Xô thì một nhóm các nhà thiết kế vũ khí của Nhà máy Cơ khí Izhevsk, đứng đầu là Kalashnikov - cha đẻ của khẩu AK-47 danh tiếng cũng đã tham gia vào dự án thiết kế. Nguyên mẫu súng máy có cơ chế chuyển động được Kalashnikov thiết kế dựa trên cơ chế trích khí dài với khóa nòng xoay đã được chứng minh bởi khẩu AK-47 của ông. Hai nguyên mẫu Kalashnikov và Nikitin - Sokolov đã trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm gắt gao do quân đội Liên Xô đặt ra vào cuối năm 1960 và sau một thời gian quan sát, Ban chỉ huy tên lửa và pháo binh của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã lựa chọn thiết kế của Kalashnikov bởi thiết kế của Kalashnikov được đánh giá hiệu quả hơn so với thiết kế của Grigory Nikitin và Yuri Sokolov. PK/PKS được đưa vào sản xuất tại Nhà máy cơ khí của Kovrov và sử dụng giá đỡ ba chân và hộp đựng đai đạn được thiết kế ban đầu cho súng máy Nikitin - Sokolov.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]PK được thiết kế để bắn loại đạn 7.62×54mmR tiêu chuẩn. Nó sử dụng hệ thống nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng xoay có 4 móc đạn và nó chỉ có chế độ tự động, bắn khi khóa nòng mở, làm mát bằng không khí và có thể thay nòng nhanh chóng. Sử dụng dây đạn chuẩn là 250 viên, nhưng các dây đạn có thể gỡ ra hoặc nối với nhau tạo ra bất kỳ chiều dài nào khi cần thiết.
Loại súng này có một chân chống chữ V và có thể sử dụng một nhóm để hỗ trợ tác chiến, ngoài ra nó cũng có thể gắn trên các phương tiện cơ giới cũng như dùng để phòng không khi gắn vào bệ phòng không. Báng súng của PK có dạng khung làm bằng gỗ, cò súng cũng có thể làm bằng gỗ hay nhựa tổng hợp. Các dụng cụ làm sạch được cất trong một khoang rỗng ở báng súng.
Giống như các mẫu thiết kế súng của Liên Xô, đạn được đưa vào phía bên phải và vỏ đạn được nhả ra ở phía bên trái.
Súng có độ tin cậy cao và tốc độ bắn tốt, trong khi lại khá nhẹ theo tiêu chuẩn khi đó (PKM chỉ nặng 7,5 kg trong khi súng M60 của Mỹ nặng 10,5 kg)
Các phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]PKM
[sửa | sửa mã nguồn]PKM là mẫu hiện tại. Nó rất cơ động, chỉ nặng 7,5 kg khi không có đạn.
PKMS/MSN
[sửa | sửa mã nguồn]PKMS là súng máy được dùng để cố thủ và hỗ trợ mạnh, nó có một bệ chống ba chân và nặng 12 kg. PKMSN là PKMS có hệ thống nhìn trong đêm.
PKB
[sửa | sửa mã nguồn]PKB là mẫu chuyên dùng để gắn trên các phương tiện cơ giới. Nó có hai tay vịn phía sau với cò súng điện tử để thay cho tay cầm cò súng và báng súng.
PKT
[sửa | sửa mã nguồn]PKT là mẫu chuyên dụng để gắn trên các phương tiện cơ giới (đặc biệt là xe tăng). Nó không có báng súng, nòng dài và nặng hơn, có thêm khả năng trích khí tăng cường và cò súng điện tử.
PK Pecheneg
[sửa | sửa mã nguồn]PK Pecheneg hay PKP Pecheneg là loại vũ khí tự động phát triển từ PKM. Nó có một nòng cố định bọc trong một hệ thống tản nhiệt bằng không khí bao xung quanh với khả năng sử dụng dòng đối lưu không khí. Thiết kế của nó kết hợp các kinh nghiệm trong chiến dịch của Liên Xô ở Afghanistan, nơi mà thời tiết nóng khiến cho các khẩu PK nhanh chóng quá tải nhiệt không thể duy trì khả năng bắn áp đảo đối phương.
Các phiên bản nước khác
[sửa | sửa mã nguồn]HCP PKM-NATO (Ba Lan)
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đầu những năm 1990, quân đội Ba Lan đã tìm kiếm mẫu để thay thế các khẩu PK khi họ đã trở thành thành viên của NATO và phải sử dụng chung loại đạn tiêu chuẩn. H.Cegielski - Poznań S.A. tại Poznań đã sửa chữa các khẩu PK/PKS để chúng có thể sử dụng được loại đạn 7.62x51mm NATO, mẫu mới này có tên PKM-NATO. Các sửa chữa bao gồm nòng nặng hơn, khoang chứa đạn lớn hơn, thiết kế lại khóa nòng cũng như toàn bộ cơ chế nạp đạn. Tuy nhiên quân đội Ba Lan đã chọn khẩu UKM-2000 cũng có nền tảng từ PKM.
Zastava M84/M86 (Serbia)
[sửa | sửa mã nguồn]Khẩu Zastava M84 được chế tạo từ giấy phép cho phép sao chép PK/PKS. Zastava M84 sử dụng cò súng điện tử.
Norinco Type 80 (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là bản sao chép thông qua giấy phép cho phép sao chép PKM/PKMS.
Arsenal MG-1/MG-1M (Bulgaria)
[sửa | sửa mã nguồn]MG-1 được chế tạo từ giấy phép cho phép sao chép PKM nhưng có báng súng và cò súng làm bằng vật liệu nhân tạo.
Các nước sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]- Liên Xô
- Việt Nam
- Afghanistan
- Armenia
- Azerbaijan
- Ba Lan: Sao chép PK/PKM.
- Belarus
- Bosna và Hercegovina
- Bulgaria: Sao chép PK/PKM
- Campuchia
- Cabo Verde
- Chad
- Trung Quốc: Sao chép PKM/PKMS với tên súng máy Kiểu 80.
- CHDCND Triều Tiên
- Croatia
- Cuba
- Eritrea
- Estonia
- Phần Lan: Được biết với tên "7.62 KK PKM"
- Gruzia
- Guinea
- Guinea-Bissau
- Hungary
- Iran
- Iraq
- Kazakhstan
- Kyrgyzstan
- Lào
- Latvia
- Lithuania
- Macedonia
- Mali
- Moldova
- Mongolia
- Mozambique
- Nam Tư: Sao chép PK/PKM.
- Nga
- Romania: Sao chép PK/PKM.
- São Tomé và Príncipe
- Serbia: Sao chép với tên M84/M86.
- Syria
- Tajikistan
- Thụy Điển: Được biết với tên "Kulspruta 95"
- Turkmenistan
- Uganda
- Ukraina
- Uzbekistan
- Zambia
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Modern Firearms Lưu trữ 2005-08-01 tại Wayback Machine
- Modern Firearms—Pecheneg Lưu trữ 2008-04-08 tại Wayback Machine
Từ khóa » Súng Máy Pkt Trên Xe Tăng
-
Đặc điểm. PKT Súng Máy Xe Tăng - DELACHIEVE.COM
-
T-54/55 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chế Tạo Rơ-le Súng Máy PKT - Giáo Dục Việt Nam
-
Vũ Khí Phòng Không Trên Xe Tăng T-90S Việt Nam Có Gì đặc Biệt?
-
Khi Xe Tăng T-54/55 được Nâng Cấp Theo Phiên Bản Sáng Tạo “made ...
-
Những Vũ Khí Từng Góp Phần Tạo Nên Vị Trí 'huyền Thoại' Của Nga
-
Xe Tăng T-62 - Wikiwand
-
Chế Tạo Rơ-le Súng Máy PKT - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Tư Duy Lịch Sử - Sử Dụng Súng Tiểu Liên AKMS Từ Vị Trí... | Facebook
-
Thổ Nhĩ Kỳ Và Kazakhstan "bắt Tay” Nâng Cấp Xe Tăng T-72
-
Xe Tăng - Lịch Sử đổi Thay - Kỳ 5: Xe Tăng Hiện đại đối đầu Tên Lửa
-
Xếp Hạng Những Cỗ Xe Tăng Mạnh Nhất Thế Giới - VietNamNet