Plato - Dụ Ngôn Cái Hang
Có thể bạn quan tâm
Saturday, June 19, 2010
Plato - Dụ Ngôn Cái Hang
Dụ Ngôn Cái Hang Plato (The Parable of the Cave– quyển VII,Republic) Lời người dịch 1. Đây là một câu chuyện ngắn từ tập sách nổi tiếng nhất của Plato, Republic.Socrates nói chuyện với Glaucon, một người trẻ theo ông, và kể cho anh truyền thuyết này. Đây cũng là câu chuyện được biết đến và nhắc nhở nhiều nhất, minh họa sự tương phản giữa thế giới của cảm nhận giác quan đem cho những ý kiến/tin tưởng chủ quan và thế giới của suy tưởng tinh thần đem cho kiến thức khách quan của Plato, và thế nào là một triết gia – một người yêu sự khôn ngoan – ở đây, là người đi từ thế giới kể trước đến thế giới kể sau; người đã thoát bóng tối, ra ánh sáng để thấy được thực tại – Hầu hết mọi người, kể cả bản thân chúng ta, sống trong một thế giới tương đối mù quáng, hiểu biết sai lạc về bản chất của thực tại. Chúng ta thậm chí còn cảm thấy thoải mái với sự thiếu hiểu biết đó, bởi vì đó là tất cả những gì chúng ta vẫ biết được cho đến nay. Lần đầu tiên, khi chúng ta có dịp chạm mặt với thực tại, tiến trình này thường có thể là kinh hoàng, và nhiều người có thể quay trở lại, về với đời sống cũ, dù chỉ gồm những ảo tưởng, những gì không thực, nhưng đã thân thuộc của họ. Nhưng nếu chúng ta thực sự yêu thích sự khôn ngoan, chúng ta sẽ có can đảm để nhìn nhận thực tại chân thực, rồi cuối cùng chúng ta sẽ có khả năng xứng đáng để sống hài hoà tốt đẹp với thực tại; thêm nữa, chúng ta cũng nhận trách nhiệm để giáo dục những đồng hành kém may mắn hơn, họ vẫn còn trong bóng tối, giúp họ cũng thoát được ra ánh sáng. Trong thực tế, khi đó chúng ta chỉ muốn sống với thực tại tìm được và còn muốn khai mở thực tại mới khám phá đó nhiều hơn nữa! Có thể nhiều người xung quanh chúng ta bây giờ nghĩ rằng chúng ta gàn dở, hoặc thậm chí là một nguy hiểm cho xã hội, nhưng đừng sợ hãi, và đừng lấy thế làm điều lo lắng. Một khi đã nếm biết sự thật, chúng ta sẽ không bao giờ muốn trở lại với mù quáng, vô minh. Không muốn bị giam dưới hang tối, không muốn sống trong đêm đen của cõi chết! 2. Từ trong kho tàng cổ tích quen thuộc của Phật học, không thể không nhắc một câu chuyện dù chỉ hơi gọi là có chút phần tương tự, và dẫu sẽ dẫn đến những nội dung khác hẳn, dĩ nhiên. Đó là câu chuyện về con cua và con cá. Cả hai sống trong cùng một giòng sông, cùng một thế giới dưới nước, chúng chuyện trò với nhau về mọi sự vật việc, và đều thông hiểu nhau, cả trong những điều có kiến thức tương đồng hay ý kiến khác biệt, cua và cá, vẫn có thể trao đổi, bàn bạc, chia sẻ những suy nghĩ. Nhưng một hôm, cua bị bão đánh bật lên cạn, lạc giữa đám bờ bụi ven sông; phải mất một thời gian mới có cơ hội về lại thế giới sông nước, gặp lại bạn cá của mình. Sau đó, mọi sự không còn như xưa, những gì cua kể về kinh nghiệm trên cạn của mình, cá dĩ nhiên không thể mường tượng hay hình dung được, nên không thể hiểu được, chẳng những thế, các quan niệm và ý kiến của cua về nhiều sự vật việc xung quanh, giờ cũng thay đổi ít nhiều, và cá cũng không hiểu, ngay cả sao có sự dị biệt, giờ mới thấy hiện ra, như thế nữa. Kể lại đây, để suy nghĩ về một vài khái niệm tổng quát khác biệt giữa hai dòng tư tưởng, cổ India và cổ Hellas, nếu không phải là Á Đông và phương Tây, như chúng ta vẫn hiểu, và rất hạn hẹp thuộc lĩnh vực tri thức luận. Cua và cá nói trên, với hai kinh nghiệm nhận thức khác biệt; có thể nói đã dẫn tới hai thứ tri thức khác biệt, tương ứng với những đối tượng nhận thức khác biệt, và cũng có thể đã dựng thành những khái niệm tư tưởng khác biệt, nhưng tất cả, dù trên bờ hay dưới nước, vẫn đến từ và vẫn trong cùng một thực tại. Nhưng trong Plato, thực tại đã phân hai, với bản chất của đối tượng và tri thức khác nhau. Một trong hầm tối chỉ có ánh sáng thiếu thốn từ một ngọn lửa, và một ngoài hầm dưới ánh áng mặt trời rạng rỡ – một tương ứng với thế giới mở ảo của hiện tượng, thế giới của Nhiều, của thay đổi, của trở-thành, thế giới của Heraclitus, của những cụ thể cá biệt, đối tượng của kinh nghiệm giác quan, qua chúng chỉ có được ý kiến chủ quan – và thế giới của những lý tưởng phổ quát, thế giới của Một, của bất biến, của bản thể, thế giới của Parmenides, đối tượng của tinh thần và chỉ qua đó chúng ta mới có được kiến thức đích thực – Sự phân chia thế giới như thế, và cho rằng kiến thức là bẩm sinh chỉ có thể đến được qua sự nhớ lại về những khái niệm vĩnh cửu và do thế nên khách quan; chính là trọng tâm nội dung tư tưởng Plato, từ đó cho đến ngày nay, vẫn tiếp tục được những thế hệ triết gia sau ông tiếp nhận như một di sản triết học, hoặc biện hộ khai triển hoặc phê phán phủ nhận. 3. Đã có rất nhiều giấy mực về câu chuyện cái hang của Plato. Tôi nghĩ để bắt đầu, chúng ta hãy tạm để qua một bên những bàn luận, và cứ đọc thẳng vào nội dung, vốn đã được Plato trình bày những ý nghĩa tượng trưng khá rõ ràng, và phơi mở ẩn dụ của nó khá trọn vẹn trước người đọc; vì ông muốn người đọc cùng suy ngẫm về lý thuyết những Thể dạng của ông. Luận đề của Plato là phải nhìn vượt trên những thường biến, thay đổi, đơn lẻ và “không thực” của thế giới hiện tượng, để tìm nhận được những gì là thường hằng, bất biến, phổ quát và “chân thực” của thế giới vĩnh cửu, để chúng làm lý tưởng cho công lý trong trật tự xã hội, vốn là chủ đề chính trị của Republic.Dụ ngônCái Hangkhông là một luận thuyết, nhưng là một chuyện kể sống động, lồng trong khung cảnh và tình tiết đầy kịch tính, không kém phần giá trị văn chương thú vị. Vậy hãy cứ theo Plato xuống hang tối của ông, rồi theo ông đi lên vùng ánh sáng, để suy nghĩ về ẩn ngôn này – Phải chăng có hai tầng đối tượng tách biệt và nhận thức tương ứng khác nhau? Bản chất của những đối tượng đó, và ngay cả bản chất của tri thức về chúng cũng thay đổi theo những đối tượng của nhận thức loại như thế đó? Phải chăng bản thể của thực tại chỉ có thể biết được qua những thực thể phi vật chất, hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện thực chúng ta hiện đang sống này? Tôi tạm dịch câu chuyện nổi tiếng này của Plato, để giới thiệu trực tiếp một văn bản của lý thuyết về Ý tưởng (Ideas), hay đúng hơn về những Thể dạng (Forms), ngày nay gọi là Platonic Forms; chúng là những Thể dạng tuyệt đối, bất biến không đổi, trong thế giới vĩnh cửu của Plato, có thể gọi theo danh từ ngày nay là những đối tượng phi vật chất, trừu tượng, những Phổ quát. Bản dịch này để phụ đính cho bản dịch Chương 15, Lý thuyết về những Ý tưởng, Bertrand Russell, Lịch sử Triết học phương Tây. Dịch từ bản Anh ngữ vẫn lưu hành phổ thông của Jowett, Benjamin (1817-1893). Trân trọng Lê Dọn Bàn Dụ Ngôn Cái Hang [514a] [Socrates nói chuyện với Glaucon [1] ] [Socrates:] Và bây giờ, tôi đã nói, hãy để tôi tỏ rõ cho thấy trong một hình ảnh minh hoạ bản chất của chúng ta, được soi sáng hay không được soi sáng, xa đến đâu: – Hãy nhìn kìa! Những con người sống trong một cái hang dưới đất, nó mở rộng – như một cái miệng – về phía có ánh sáng, và kéo dài hết chiều dọc cái hang; những người này đã ở đây từ thời họ thơ ấu, chân và cổ họ bị xiềng khiến không thể di chuyển, và chỉ có thể nhìn thấy về phía trước họ, vì xiềng quanh cổ đã ngăn họ không thể xoay đầu. Phía trên và sau họ, cách một khoảng xa, có một ngọn lửa cháy sáng, và giữa ngọn lửa và những người tù có một đường đi đắp cao; và nếu bạn nhìn, bạn sẽ thấy một bức tường thấp xây dọc đường đi, giống như màn hình vốn những người chơi rối có ở đằng trước họ, trên đó, họ trưng bày những con rối. [Glaucon:] Tôi thấy. Và bạn thấy không, tôi đã nói, những người đi qua, dọc theo bức tường, mang đủ loại những bình, chậu, lọ vại, và những tượng và những khuôn hình của những thú vật, làm bằng gỗ và đá và bằng nhiều vật liệu khác loại, chúng xuất hiện trên tường. Một số người trong đám họ nói năng, số người khác im lặng. [2] Ông đã cho tôi thấy một hình ảnh lạ lùng, và họ là những người tù lạ lùng. Giống như chính chúng ta, tôi trả lời, và họ chỉ thấy những cái bóng của chính họ, hay những cái bóng của người này hoặc người kia cùng bọn, vốn ngọn lửa chiếu hắt lên bức tường đối diện của cái hang? Đúng thật, anh ta nói; làm thế nào họ có thể nhìn thấy bất cứ điều gì, ngoài những cái bóng, nếu như họ không bao giờ được phép chuyển động đầu của họ? Và của những đối tượng vốn chúng đương được mang đi trong cách thức giống thế, họ tất có thể chỉ nhìn thấy những cái bóng? Đúng, anh ta nói. Và nếu như họ đã có khả năng trò chuyện với nhau, phải chăng không giả định là họ đang gọi tên cho những gì đã thực sự ở phía trước họ, có đúng không? Rất đúng Và giả định thêm rằng nhà tù đã có một tiếng vang vốn đến từ phía bên kia, không phải là họ chắc chắn sẽ tưởng tượng khi một trong những người đi qua lên tiếng, là cái giọng nói họ nghe được đã đến từ những cái bóng đang đi qua? Không phải hỏi, anh ta trả lời. Đối với họ, tôi đã nói, sự thật sẽ là không-gì khác hơn, nhưng đúng là những cái bóng của những khuôn hình. Điều ấy là hẳn nhiên Và bây giờ nhìn lại, và xem những gì sẽ tự nhiên đến tiếp theo, nếu những người tù được thả ra, và thôi không mù quáng nữa về sai lầm của họ. Đầu tiên, khi bất kỳ một người nào trong số họ được tự do, và buộc thình lình đứng dậy, và quay ngoái cổ lại, bước đi và nhìn về phía ánh sáng, anh ta sẽ bị đau nhói mạnh; ánh sáng lòa chói sẽ làm anh khốn khổ, và anh ta sẽ không có khả năng thấy được những thực tại của những gì vốn trong trạng thái trước đó của anh, anh ta đã nhìn thấy những cái bóng; và sau đó, hiểu ra được một vài người nói với anh ta, rằng những gì anh nhìn thấy trước đó đã là một ảo ảnh, nhưng bây giờ, khi anh được tiếp cận gần hơn đến thực thể, và mắt của anh chuyển sang với hiện hữu chân thực hơn, anh có một thị lực rõ ràng hơn, – anh sẽ trả lời những gì? Và bạn có thể tưởng tượng xa thêm nữa rằng người hướng dẫn của anh chỉ vào những đối tượng khi chúng đương đi qua và yêu cầu anh ta gọi tên chúng, – anh ta sẽ không lúng túng bối rối hay sao? Liệu anh ta không tưởng tượng những cái bóng; mà anh đã thấy được trước đó, chúng thật hơn so với những đối tượng mà hiện giờ được chỉ cho anh? Không gì đúng hơn nữa. Và nếu như anh bị buộc phải nhìn thẳng vào ánh sáng, không phải là mắt anh sẽ đau, nó sẽ làm anh quay mắt đi không nhận, và nhìn những đối tượng của thị giác mà anh có thể thấy, và qua đó anh sẽ nhận thức là trong thực tế, chúng rõ ràng hơn những gì mà hiện nay đang được chỉ cho anh ta? Đúng, anh nói. Và lại giả sử một lần nữa, rằng anh miễn cưỡng bị kéo lên một cái dốc đứng và gồ ghề dẫn lên cao, và giữ chặt cho đến khi anh ta bị đẩy ra trước sự hiện diện của chính mặt trời, không có khả năng là anh ta bị đau và tức tối khó chịu sao? Khi anh tiến ra ánh sáng, đôi mắt của anh sẽ bị chói, và anh sẽ không có khả năng nhìn thấy bất-cứ-gì tất cả, của những gì bây giờ được gọi là những thực tại. Trong một giây lát, không thấy gì tất cả, anh nói. Phải cần cho anh quen dần với cảnh tượng của thế giới bên trên. Và đầu tiên, tốt nhất là anh sẽ xem những cái bóng, tiếp theo là những phản chiếu của những con người và những đối tượng khác trong nước, và sau đó là tự chính những đối tượng, rồi sau nữa, anh sẽ nhìn ánh sáng của mặt trăng, và những ngôi sao và vòm trời lấp lánh; và anh sẽ xem bầu trời và những ngôi sao ban đêm tốt hơn là mặt trời hoặc ánh sáng của mặt trời ban ngày? Chắc chắn thế Cuối cùng, anh sẽ có khả năng nhìn mặt trời, và không chỉ những phản chiếu của anh trong nước, nhưng anh sẽ thấy anh ta trong chỗ đứng của riêng anh, và không trong chỗ khác; và anh sẽ lặng nhìn anh như anh ta là. Chắc chắn thế Sau đó, anh sẽ tiến tới lập luận rằng đây là cái ông đem cho mùa và năm tháng, và là hộ mệnh của tất cả những gì trong thế giới hữu hình, và trong một cách nhất định nào đó, là nguyên nhân của tất cả mọi thứ mà anh và những đồng bạn của anh đã từng quen nhìn thấy? Hiển nhiên, anh nói, lần đầu tiên anh sẽ nhìn thấy mặt trời và rồi sau đó lý luận về ông trời. Và khi anh nhớ lại chốn cư trú cũ của anh, và sự khôn ngoan nơi cái hang và những đồng bạn tù, bạn không giả định rằng anh sẽ tự khen ngợi mình về sự thay đổi, và thương hại những người bạn? Dĩ nhiên, anh ta sẽ. Và nếu như họ đã ở trong thói quen trao vinh dự giữa bọn họ với nhau cho những người quan sát nhanh nhất những hình bóng đi qua, và nhận xét cái nào trong chúng đã đi trước, và cái nào đã đi tiếp theo sau, và những cái nào đã đi cùng với nhau, và do đó ai là người giỏi nhất có thể rút ra kết luận về tương lai, bạn có nghĩ rằng anh ta sẽ thiết đến vinh dự và tiếng tăm loại như vậy, hay thèm muốn với những người sở hữu chúng hay không? Phải chăng anh ta sẽ không nói như Homer, “Tốt hơn là làm đầy tớ nghèo cho một ông chủ nghèo”, [3] và cam chịu bất cứ gì, hơn là nghĩ như họ nghĩ, và sống như cách sống của họ? Vâng, anh nói, tôi nghĩ rằng anh ta thà chịu đựng bất cứ điều gì hơn là vui thú với những khái niệm sai lầm và sống trong cách thức khốn khổ, này. Hãy tưởng tượng thêm một lần nữa, tôi đã nói, một người giống như vậy thình lình ra giữa ánh mặt trời thay cho tình trạng cũ của mình; có phải là anh ta mà không chắc chắn muốn mắt anh ở trong hoàn toàn tối đen? Là chắc chắn, anh nói. Và nếu như có một cuộc thi, và anh ta phải đua tài với những người tù người vốn đã chưa bao giờ rời khỏi cái hang, bằng cách đo lường những cái bóng, trong khi thị giác của anh vẫn còn yếu, và trước khi mắt anh trở thành ổn định (và thời gian vốn cần thiết để có được thói quen mới này của thị giác có thể là rất đáng kể) phải chăng anh sẽ không là lố bịch buồn cười? [4] Mọi người sẽ nói về anh rằng anh đã đi lên, rồi đi xuống trở lại với mắt nhìn bị huỷ hoại, và rằng tốt hơn là ngay cả đừng có nghĩ đến chuyện đi lên trên; và nếu như có bất kỳ một ai nào cố gắng mở khoá cho một ai khác, và dẫn kẻ này lên tới ánh sáng, hãy để họ bắt đúng kẻ phạm tội, và họ sẽ buộc kẻ này chịu tội chết [5]. Không phải hỏi han gì, anh nói. Toàn thể câu chuyện này, tôi đã nói, bây giờ bạn có thể nối vào, Glaucon thân yêu ơi, với luận chứng trước; căn nhà tù là thế giới của thị giác, ánh sáng của nguồn lửa là mặt trời, và bạn sẽ không hiểu lầm tôi nếu bạn giải thích cuộc hành trình hướng lên cao là sự đi lên của hồn người vào trong thế giới trí tuệ theo như tin tưởng nghèo nàn của tôi, vốn do ước muốn của bạn, tôi đã bày tỏ, cho dù đúng hay sai, có Zeus biết. Nhưng, dù đúng hay sai, ý kiến của tôi là trong thế giới của kiến thức, ý tưởng về sự tốt lành xuất hiện sau cùng tất cả [6], [517c] chỉ được nhìn thấy với một nỗ lực, và khi nhìn thấy, cũng được suy ra là tác giả phổ quát của tất cả những gì đẹp và đúng, sinh thành của ánh sáng, và chúa tể của ánh sáng trong thế giới hữu hình này, và là nguồn gốc trực tiếp của lẽ phải và sự thật trong trí tuệ, và rằng đây là sức mạnh vốn dựa trên đó người nào nếu hành động theo lý trí, hoặc trong đời sống công cộng hoặc riêng tư, người ấy phải không rời mắt nhìn khỏi nó. Plato Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ hai (The Parable of the Cave – quyển VII, Republic) (Jun/2010) http://chuyendaudau.blogspot.com/ http://chuyendaudau.wordpress.com [1]Anh của tác giả Plato – nhân vật đang cùng bàn luận với Socrates. Republic gồm 10 quyển, hay tập sách, trong đó có ba câu chuyện nổi tiếng, thường gọi là: 1. Parable of the Cave, hay các tên khác: Myth of the Cave, Metaphor of the Cave, The Cave Analogy, Plato's Cave, hay the Allegory of the Cave (quyển VII). 2. Metaphor of the Sun (quyển VI), và 3. Analogy of the Divided Line (quyển VI). Nhan đề là do các tác giả khác nhau khi trích dẫn đã đặt, để gọi cho tiện lợi. Parable of the Cave được trích dẫn nhiều nhất, nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Plato đã dùng ba câu chuyện này, chúng đều mang những ý nghĩa tượng trưng, để minh họa quan điểm siêu hình của ông về tri thức luận: Ẩn dụ về Mặt Trời(the metaphor of the sun), Chuyện tượng trưng cái hang (Allegory of the cave), và rõ ràng hơn cả là Chuyện tượng trưng về đường thẳng phân đoạn (Analogy of the Divided Line). Trong hai tên gọi phổ thông của câu chuyện này, “allegory of the cave” và “Parable of the cave”, tôi theo Russell, chọn nhan đề thứ hai, nên dịch là “Dụ Ngôn Cái Hang”. Dụ ngôn này từ [514a] đến phần đầu của [517c]. Có thể xem thêm một bản dịch khác của tôi, và hai dụ ngôn kia, trong bản tạm dịch Republic, quyển 7,của tôi trên blog này. [2] Những người này không in bóng lên tường. [3]Trong Odyssey 11.489-90. Bóng ma của Achilles đã chết, nói những lời này với Odysseus xuống thăm âm phủ (Hades). Khi hỏi ông có hãnh diện hay không vì cái chết nổi tiếng của ông vang dội khắp thế giới, Achilles trả lời là với ý là “ông thà (sống) làm một kẻ lao động cực nhọc, phục vụ cho một người nào đó khác, một người không đất cát, với rất ít (vật chất), hơn là làm vua của tất cả những kẻ chết” [4]Nhà viết kịch Aristophanes đã viết một hài kịch The Clouds, diễu cợt Socrates, trình bày ông như một trí giả khùng điên, đầu ở tít trên mây. [5] Plato hẳn phải nghĩ về Socrates đã bị tòa án ở Athens buộc tội chết, là người thày vốn Plato xem là sáng suốt vào bậc nhất. [6]“the idea of good” , hay “the form of the good” – chỉ ý tưởng tuyệt đối, hay những thể dạng vĩnh cửu bất biến. Đây là đoạn quan trọng – tôi thêm một bản dịch khác, mới hơn của G.M.A Grube, 1972 – cho rõ nghĩa: (Socrates nói với Glaucon: .... Toàn thể hình ảnh, này Glaucon, phải được đặt vừa vặn chung với những gì tôi đã nói trước đây. Lĩnh vực hữu hình có thể nhìn thấy giống tự như nhà tù ngụ cư, và ánh sáng của nguồn lửa bên trong nó là như năng lực của mặt trời. Và nếu như bạn diễn giải hành trình đi lên cao và sự học hỏi về những gì ở bên trên như hành trình đi lên cao của hồn người đến lĩnh vực trí óc có thể nhận thức được, bạn sẽ nắm bắt được những gì tôi muốn truyền đạt, bời vì đó là những gì bạn đã muốn nghe bàn về. Không biết nó là đúng hay không, chỉ có thần linh biết. Nhưng đây là tôi đã thấy như thế nào: trong lĩnh vực có thể biết được, thể dạng chân thực là điều cuối cùng được xem thấy, và chỉ với khó khăn mới đến được nó. Tuy nhiên, một khi một ai đã thấy nó, người ấy phải kết luận rằng nó là nguyên nhân của tất cả những gì là đúng và đẹp trong bất cứ-gì, rằng nó sản xuất vừa cả ánh sáng vừa cả những nguồn gốc của nó trong lĩnh vực hữu hình, và trong lĩnh vực trí óc có thể nhận thức được, nó kiểm soát và sinh sản chân lý và hiểu biết, thế nên bất kỳ ai, nếu người ấy hành động mẫn nhuệ trong công hay tư, phải nhìn thấy nó. ...) (G. M. A. Grube, Plato Republic. Hackett Pub Co Inc, Indianapolis, U.S., 1992 – 2nd edition. pp.187-189). Newer Post Older Post HomeLê Dọn Bàn
View my complete profileBlog Archive
- ► 2024 (21)
- ► October (5)
- ► September (3)
- ► August (5)
- ► July (2)
- ► June (1)
- ► May (2)
- ► April (2)
- ► March (1)
- ► 2023 (3)
- ► December (1)
- ► November (1)
- ► August (1)
- ► 2022 (16)
- ► September (6)
- ► July (1)
- ► May (2)
- ► April (3)
- ► March (1)
- ► February (1)
- ► January (2)
- ► 2021 (13)
- ► December (1)
- ► November (2)
- ► October (3)
- ► September (2)
- ► August (2)
- ► March (1)
- ► February (1)
- ► January (1)
- ► 2020 (15)
- ► October (2)
- ► September (1)
- ► August (2)
- ► July (3)
- ► June (1)
- ► May (1)
- ► April (4)
- ► January (1)
- ► 2019 (13)
- ► November (1)
- ► August (2)
- ► June (1)
- ► May (1)
- ► April (1)
- ► March (4)
- ► February (2)
- ► January (1)
- ► 2018 (37)
- ► December (6)
- ► November (2)
- ► October (2)
- ► September (7)
- ► August (2)
- ► July (3)
- ► June (3)
- ► May (6)
- ► April (1)
- ► March (2)
- ► February (1)
- ► January (2)
- ► 2017 (23)
- ► November (1)
- ► October (1)
- ► September (1)
- ► August (1)
- ► July (5)
- ► June (5)
- ► May (1)
- ► April (2)
- ► March (2)
- ► February (2)
- ► January (2)
- ► 2016 (25)
- ► December (4)
- ► November (1)
- ► October (3)
- ► September (1)
- ► August (4)
- ► July (2)
- ► June (5)
- ► May (2)
- ► April (2)
- ► January (1)
- ► 2015 (25)
- ► December (2)
- ► November (3)
- ► September (2)
- ► August (4)
- ► July (4)
- ► June (4)
- ► May (2)
- ► April (1)
- ► January (3)
- ► 2014 (25)
- ► December (1)
- ► November (1)
- ► October (2)
- ► September (3)
- ► August (2)
- ► July (4)
- ► June (2)
- ► May (1)
- ► April (1)
- ► March (1)
- ► February (2)
- ► January (5)
- ► 2013 (50)
- ► December (5)
- ► November (5)
- ► October (6)
- ► September (3)
- ► August (4)
- ► July (2)
- ► June (3)
- ► May (3)
- ► April (7)
- ► March (5)
- ► February (5)
- ► January (2)
- ► 2012 (58)
- ► December (6)
- ► November (3)
- ► October (4)
- ► September (10)
- ► August (4)
- ► July (2)
- ► June (3)
- ► May (3)
- ► April (5)
- ► March (7)
- ► February (7)
- ► January (4)
- ► 2011 (81)
- ► December (5)
- ► November (8)
- ► October (9)
- ► September (10)
- ► August (8)
- ► July (6)
- ► June (4)
- ► May (6)
- ► April (6)
- ► March (8)
- ► February (2)
- ► January (9)
- ► 2009 (24)
- ► December (4)
- ► November (5)
- ► October (1)
- ► September (2)
- ► June (2)
- ► May (2)
- ► April (4)
- ► March (3)
- ► January (1)
- ► 2008 (10)
- ► December (3)
- ► November (7)
Labels
A. C. Grayling Abhidhamma Albert Camus Antony Flew Arthur Rimbaud Bertrand Russell Bhikkhu Bodhi Carlo Rovelli Charles Baudelaire Christopher Hitchens Daisetz T. Suzuki Daniel Dennett Darrel W. Ray David Hume Dharmakīrti Diṅnāga Elizabeth Bishop Emily Brontë Emily Dickinson Friedrich Albert Lange Friedrich Nietzsche Graham Priest Guilliam Apollinaire Jacques Prévert Jetsun Milarepa K. N. Jayatilleke Lê Dọn Bàn Lê Thạch Thất Ludwig Wittgenstein Lý Bạch Lý Đông A Mark Siderits Martin Heidegger Michael Martin Nāgārjuna Nguyễn Du Nguyễn Trãi Noa Ronkin Noam Chomsky Paula Kirby Phật ADiĐà Plato Richard Dawkins Richard Gombrich Robert Frost Roman Jakobson Sam Harris Schubert Seneca Shapiro Sigmund Freud Socrates Stefan Zweig Stephen Batchelor T.S. Eliot Tấm Cám Thích Minh Châu Thôi Hiệu Trương Kế Ức Trai Vasubandhu Vedas W. B. Yeats W.H. Auden William Allingham William Shakespeare William Wordsworth Yuval N. HarariTừ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Về Cái Hang
-
Ngụ Ngôn Về Cái Hang ( Bản Dịch PLATO ON: The Allegory Of The ...
-
Chuyện Ngụ Ngôn Về Cái Hang Của Nhà Hiền Triết Hy Lạp Plato
-
Giác Ngộ – Ngụ Ngôn Về Cái Hang Của Platon - YouTube
-
Câu Chuyện Ngụ Ngôn Về Cái Hang - Wiko
-
Nguyên Bản “Dụ Ngôn Về Cái Hang”, Phần 1 - .vn
-
Chuyện Ngụ Ngôn Về "Những Người Tù Trong Hang" Của Plato (Plato's ...
-
Huyền Thoại Về Mô Tả Và Giải Thích Hang động Của Plato - Thpanorama
-
Ngụ Ngôn Về Hang đá Của Plato - ALEX DAL
-
Tìm Hiểu Truyện Ngụ Ngôn Về Hang động Của Plato
-
Mặt Trời đại Diện Cho điều Gì Trong Hang động Của Plato?
-
Lý Thuyết Về Cái Hang Của Plato - Book Hunter
-
Cái Hang Của Plato | Chiến Lược Sống
-
Chuyện Ngụ Ngôn Hang Plato. SN - Jsong