PLC Là Gì? Ứng Dụng Của PLC Trong Công Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- PLC là gì ?
- Cấu tạo của PLC
- Nguyên lý hoạt động của PLC
- Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Ứng dụng của PLC
- Địa chỉ mua sản phẩm
PLC là gì ?
PLC là một từ viết tắt của Programmable logic controller, đây là một thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.
PLC dùng để thay thế mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic.
Cấu tạo của PLC
Mỗi PLC đều được phân chia thành 3 phần chính:
- Mỗi bộ nhớ chương trình ở bên trong, một số model có thể mở rộng ra bên ngoài hay còn gọi là RAM, ROM
- Bộ vi xử lý CPU với chức năng xử lý những chương trình nạp vào, các thuật toán, các cổng giao tiếp
- Các module vào, module ra tín hiệu, module I/O, truyền thống, ngoại vi
Tuy nhiên thì với một PLC hoàn chỉnh chúng ta có thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay thì RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485,….
Nguyên lý hoạt động của PLC
Hoạt động của PLC không quá phức tạp: PLC sẽ nhận tín hiệu từ thiết bị đầu vào hoặc các cảm biến kết nối sau đó dựa trên các tham số đã được lập trình ban đầu mà xử lý dữ liệu và kích hoạt đầu ra. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc, đặc điểm đầu ra, đầu vào mà PLC có thể tự động khởi động, tự động dừng, giám sát và ghi lại dữ liệu về thời gian chạy máy, nhiệt độ và năng suất trong quá trình vận hành. PLC còn có thể tự báo động nếu máy gặp sự cố. PLC được đánh giá cao với khả năng điều khiển mạnh mẽ, linh hoạt và phù hợp với hầu hết các ứng dụng máy móc hay hệ thống.
*Các đầu vào ra I/O
Những I/O được liệt vào danh sách phổ cập đó là: trọng lượng, analog, digital nhiệt độ, high speed
Những tín hiệu từ công tắc, nút nhấn, bộ cảm biến,…sẽ được kết nối với module đầu vào của PLC. Trong khi đó, cơ cấu chấp hành sẽ được nối với các module đầu ra. Điện áp ở bên trong của PLC là 5v, tín hiệu xử lý thường là 100,24Vac, 12/24Vdc. Để có thể thống báo tình hình của các module, PLC sẽ trang bị các đèn báo tín hiệu
*Lập trình PLC
Người ta sẽ lập trình PLC trên máy tính trước sau khi hoàn thiện sẽ được tải về và đưa vào bộ điều khiển. Ngôn ngữ lập trình truyền thống thường là C. Ladder Logic, Ladder Lôgic. Đó chính là 2 ngôn ngữ thường được dùng trong phần mềm lập trình PLC
Quá trình này sẽ bắt chước các sơ đồ mạch với những nhịp rung động logic được đọc từ trái sang phải. Bắt đầu là 1 đầu vào hoặc nhiều đầu vào rồi đến đầu ra. Mỗi nấc sẽ đại diện cho 1 hành động cụ thể do PLC điều khiển. Mặc dù có nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng Ladder Logic được dùng nhiều hơn bởi vì bản chất trực quan của nó khiến dễ thực hiện hơn. Ngôn ngữ C là sự đổi mới, xuất hiện gần đây. Một số hãng sản xuất lại có phần mềm lập trình được thiết kế riêng và có sẵn khi mua thiết bị
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn, thích hợp để lập trình cho nhiều ứng dụng khác nhau
- Mạch điện gọn, nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản, sửa chữa và thay thế
- Độ tin cậy cao, chuẩn hóa được thiết bị
- Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao
- Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác
- Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác
- Sử dụng tốt trong các loại môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm cao: dòng điện dao động,…
Nhược điểm
- Giá thành phần cứng cao
- Một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình
- Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao
Ứng dụng của PLC
PLC có ứng dụng phong phú nhất trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp nó trong các hệ thống của máy in, máy se chỉ, máy cắt tốc độ cao, máy đánh sợi, máy đóng gói, trong các hệ thống giám sát năng lượng, hệ thống bơm xử lý nước thải, hệ thống điện,… Ngày nay, PLC được dùng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, may mặc, dệt sợi, hóa chất, lắp ráp điện tử,…
Với các dây chuyền sử dụng cánh tay robot như: đóng gói, dán nhãn hay robot đưa vật liệu lên băng tải, gắp các mảng phôi từ băng chuyền bỏ lên các bàn của máy CNC,… sử dụng PLC vừa chính xác vừa nhanh chóng
PLC còn được dùng trong dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử,…..
Trong hệ thống xử lý nước PLC được ứng dụng để điều khiển các loại van điều khiển điện, đồng hồ đo nước…
Địa chỉ mua sản phẩm
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được phần nào về PLC. Để có thể lựa chọn được một PLC thích hợp thì điều mà khách hàng cần quan tâm.
Nếu bạn đang cần tìm hiểu về PLC thì có thể liên hệ ngay với Công ty TNHH Tuấn Hưng Phát. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp và phân phối các thiết bị kỹ thuật PLC chính hãng. Tuấn Hưng Phát luôn được khách hàng tin tưởng và là địa chỉ hàng đầu được lựa chọn khi khách có nhu cầu. Quý khách hàng khi đến với công ty có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của PLC, mẫu mã đa dạng và số lượng thiết bị phong phú sẽ đáp ứng 100% nhu cầu của bạn
Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE / ZALO: 0865.930.368 hoặc Email: khai@tuanhungphat.vn để được tư vấn và báo giá nhanh nhất
VPGD: Số 25 LK13, KĐT Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Kho tổng: xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Từ khóa » Hệ Thống ứng Dụng Plc Trong Thực Tế
-
Ứng Dụng Của PLC Trong Cuộc Sống
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng Của Bộ Lập Trình PLC Trong Hệ Thống Tự động Hóa
-
Ứng Dụng Của Lập Trình PLC Trong Nền Công Nghiệp Hiện đại
-
CÁC ỨNG DỤNG CỦA PLC TRONG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng Của PLC Trong Thực Tế ? - Trường Sơn Tech
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng Của PLC Trong Ngành Công Nghiệp Hiện Nay
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng PLC Trong Ngành Tự động Hoá? Tủ điện điều ...
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng Của PLC Trong Nền Công Nghiệp Hiện Đại
-
PLC được ứng Dụng Trong Rất Nhiều Lĩnh Vực
-
Plc Là Gì? Ứng Dụng Của PLC Trong Dây Chuyền Sản Xuất Công Nghiệp
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng PLC Trong Công Nghiệp - Phòng Sạch KYODO
-
PLC - Nền Tảng Kết Nối Các Hệ Thống Sản Xuất Hiện đại 4.0
-
[Tổng Hợp] PLC Là Gì? Bộ điều Khiển Logic Khả Trình PLC Và ứng Dụng
-
PLC Là Gì?, Ứng Dụng Của PLC Trong Cuộc Sống - Cáp Lập Trình PLC