Pol Pot – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với bài viết này, họ là Pol. Theo lệ Khmer, người này thường được gọi bằng tên riêng, Pot.
Pol Pot
ប៉ុល ពត
Chân dung Pol Pot không rõ ngày tháng
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia
Nhiệm kỳ22 tháng 2 năm 1963 – 6 tháng 12 năm 1981
Cấp phóNuon Chea
Tiền nhiệmTou Samouth (1962)
Kế nhiệmBãi bỏ (đảng giải thể)
Thủ tướng Campuchia Dân chủ
Nhiệm kỳ25 tháng 10 năm 1976 – 7 tháng 1 năm 1979
Chủ tịch nướcKhieu Samphan
Phó Thủ tướng
  • Ieng Sary
  • Son Sen
  • Vorn Vet
Tiền nhiệmNuon Chea (thay quyền)
Kế nhiệmPen Sovan (1981)
Nhiệm kỳ14 tháng 4 năm 1976 – 27 tháng 9 năm 1976
Chủ tịch nướcKhieu Samphan
Phó Thủ tướng
  • Ieng Sary
  • Son Sen
  • Vorn Vet
Tiền nhiệmKhieu Samphan (thay quyền)
Kế nhiệmNuon Chea (thay quyền)
Thông tin cá nhân
SinhSaloth Sâr(1925-05-19)19 tháng 5 năm 1925Prek Sbauv, Kampong Thom, Campuchia, Liên bang Đông Dương
Mất15 tháng 4 năm 1998(1998-04-15) (72 tuổi)Choam, Trapeang Prei [km], Anlong Veng, Oddar Meanchey, Campuchia14°21′14″B 104°07′17″Đ / 14,353862°B 104,121282°Đ / 14.353862; 104.121282
Nơi an nghỉChoam, Trapeang Prei [km], Anlong Veng, Oddar Meanchey, Campuchia14°20′34″B 104°03′29″Đ / 14,34291°B 104,057948°Đ / 14.342910; 104.057948
Đảng chính trị
  • Đảng Campuchia Dân chủ (1981–1993)
  • Đảng Cộng sản Campuchia (1960–1981)
Đảng khácĐảng Cộng sản Pháp (thập niên 1950)
Phối ngẫu
  • Khieu Ponnary(cưới 1956⁠–⁠ld.1979)
  • Mea Son (cưới 1986)
Con cáiSar Patchata[1]
Giáo dụcEFREI (không văn bằng)
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Thuộc
  • Khmer Đỏ
  • Campuchia Dân chủ
Phục vụQuân đội Cách mạng Campuchia
Năm tại ngũ1963–1997
Cấp bậcTướng
Tham chiến
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Nội chiến Campuchia
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
Bài viết này có chứa ký tự đặc biệt. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác.

Pol Pot[a] (tên khai sinh: Saloth Sâr;[b] 19 tháng 5 năm 1925 – 15 tháng 4 năm 1998) là một nhà cách mạng và chính khách người Khmer, từng phục vụ chính thể Campuchia Dân chủ trên cương vị Thủ tướng giai đoạn 1976–1979. Với ý thức hệ cộng sản và Khmer dân tộc vị chủng chủ nghĩa, ông là một trong những thủ lĩnh cốt cán của phong trào Khmer Đỏ (1963–1997), theo đó giữ cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia giai đoạn 1963–1981. Trong thời kỳ Pol Pot cầm quyền, nhà nước do ông lập ra đã thực hiện cuộc diệt chủng Campuchia chống lại đồng bào của mình.

Sinh thành trong một gia đình nông dân khá giả ở Prek Sbauv, Campuchia thuộc Pháp, Pol Pot đã học tập tại nhiều ngôi trường tinh hoa của Campuchia lúc bấy giờ. Sau khi sang Paris du học vào thập niên 1940, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Trở về quê nhà vào năm 1953, ông được kết nạp vào tổ chức Khmer Issarak thân Việt Minh rồi tham gia du kích chống chính phủ mới độc lập của vua Norodom Sihanouk. Sau cuộc thoái lui của lực lượng cán binh cánh tả Khmer Issarak về lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1954, Pol Pot đi Phnom Penh, hành nghề giáo viên ở đây nhưng vẫn giữ liên lạc với phong trào Marx-Lenin ở Campuchia. Năm 1959, ông giúp thành lập Đảng Lao động Campuchia, sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia. Để lánh nạn đàn áp của chính quyền quân chủ, năm 1962 ông rút vào rừng hoạt động và trở thành lãnh tụ của Đảng vào năm 1963. Năm 1968, Pol Pot phát động lại cuộc kháng chiến chống Sihanouk. Sau khi Lon Nol đảo chính Sihanouk vào năm 1970, Pol Pot quyết định liên minh với vị phế vương để chống lại chính phủ mới thân Hoa Kỳ. Lợi dụng sự giúp đỡ từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot đã tiến đánh và kiểm soát toàn bộ Campuchia vào năm 1975.

Sau khi lên cầm quyền, Pol Pot lập ra nhà nước đơn đảng Campuchia Dân chủ. Nhằm kiến thiết một xã hội xã hội chủ nghĩa nông nghiệp mà theo ông là sẽ mở đường tiến lên xã hội cộng sản, chính quyền Pol Pot đã di dời cưỡng chế cư dân thành thị về nông thôn và thúc ép họ làm việc trong các nông trang tập thể. Theo đuổi chủ nghĩa cào bằng tuyệt đối, Khmer Đỏ bãi bỏ tiền và bắt buộc công dân phải mặc cùng một bộ đồng phục bà ba đen. Các vụ giết hại đối thủ chính trị, cộng thêm nạn suy dinh dưỡng lan rộng và tình trạng y tế tồi tệ, đã gây ra cái chết cho khoảng 1,5–2 triệu công dân của Campuchia, sự kiện mà về sau được gọi là Diệt chủng Campuchia. Bên cạnh đó, các cuộc thanh trừng liên tiếp nội bộ Đảng Cộng sản đã sinh ra nhiều thành phần bất mãn với Pol Pot; tới năm 1978 binh lính Campuchia đã nổi dậy ở phía đông. Sau nhiều năm đụng độ ở biên giới, vào tháng 12 năm 1978, quân đội của nước Việt Nam mới thống nhất tiến công vào Campuchia, đánh đổ chính quyền Pol Pot và thiết lập chính phủ đối lập vào năm 1979. Tàn quân Khmer Đỏ rút về vùng biên giới giáp ranh Thái Lan, tiếp tục kháng chiến. Vì sức khỏe sụt giảm những năm cuối đời, Pol Pot rút khỏi các vị trí trong chính quyền. Năm 1998, ông qua đời dưới sự quản thúc tại gia của tư lệnh Khmer Đỏ Ta Mok.

Là nhân vật gây chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế, nhiều người cho rằng Pol Pot đã lệch lạc khỏi tư tưởng Marx-Lenin chính thống. Tại thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chế độ Khmer Đỏ nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Pol Pot bị chỉ trích kịch liệt trên trường quốc tế vì trách nhiệm trong cuộc diệt chủng Campuchia, đồng thời ông cũng bị phê phán là một nhà độc tài toàn trị, người đã phạm phải tội ác chống lại loài người.

Đầu đời

1925–1941: Thiếu thời

Pol Pot sinh ra ở Prek Sbauv, ngoại ô thành phố Kampong Thom.[2] Tên khai sinh của ông là Saloth Sâr; ở đây sâr nghĩa là "trắng", ám chỉ nước da sáng màu mà ông sở hữu.[3] Mặc dù hồ sơ thuộc địa của Pháp ghi nhận ngày sinh của Pol Pot là ngày 25 tháng 5 năm 1928,[4] ký giả Philip Short cho rằng ngày sinh thực sự của ông rơi vào tháng 3 năm 1925.[5]

Prek Sbauv, ngôi làng nơi Pol Pot sinh ra và lớn lên

Tuy gia tiên mang cả hai dòng máu Hoa kiều và Khmer bản địa, gia đình Sâr hầu như không biết tiếng Hoa, sống và sinh hoạt hoàn toàn theo lệ Khmer.[3] Thân phụ của Sâr, Saloth Phem, là hạng phú nông thành đạt, sở hữu thửa ruộng rộng 9 héc-ta cùng một đàn bò giúp kéo xe thồ.[6] Trên thực tế, tư thất của Saloth thuộc hạng kếch xù trong làng; vào những thời điểm gieo trồng và hái gặt lúa chín, Saloth sẽ thuê những người hàng xóm nghèo hơn sang làm thay mình.[5] Vợ của Saloth, bà Sok Nem, là một Phật tử rất được sùng kính bởi người dân địa phương.[7] Sâr là đứa thứ tám trong số chín đứa con của Saloth và Sok Nem (hai gái bảy trai),[7] nhưng ba đứa không may chết yểu.[8] Chúng đều được giáo dưỡng theo triết thuyết của Phật giáo Thượng tọa bộ, cứ mỗi dịp lễ lại đi viếng chùa Kampong Thom.[9] Mặc dù xuất thân không đến nỗi khắc khổ, trong một cuộc phỏng vấn chiếu trên truyền hình Nam Tư vào năm 1977, Pol Pot khai man rằng mình sinh thành trong một "gia đình nông dân nghèo".[10]

Gia đình Sâr có quan hệ với hoàng gia Campuchia thông qua chị họ Meak, người nhập cung làm thiếp của vua Sisowath Monivong, về sau chuyển sang làm giáo viên ba lê.[11] Khi Sâr lên sáu, ông và anh trai được gửi tới chỗ Meak trên Phnom Penh để nuôi dạy; tục nhận nuôi không chính thức bởi họ hàng thịnh vượng hơn rất phổ biến ở Campuchia lúc bấy giờ.[7] Ông dành 18 tháng làm Sa Di trong tu viện Vat Botum Vaddei trên kinh đô, học giáo huấn Phật giáo để đọc và viết tiếng Khmer.[12]

Mùa hè năm 1935, Sâr sang ở nhờ nhà anh trai Suong và chị dâu.[13] Cùng năm, ông bắt đầu học tập tại trường tiểu học Công giáo La Mã École Miche[14] nhờ học phí do chị họ Meak chi trả.[15] Hầu hết bè bạn đồng lứa của ông đều là con em của giới quan lại người Pháp hoặc là những người Công giáo Việt kiều.[15] Trên lớp, Sâr học tiếng Pháp và làm quen với Kitô giáo,[15] tuy nhiên ông không có năng khiếu học thuật, từng bị lưu ban hai năm và phải tới tận năm 1941 (tức khi lên 16) mới nhận chứng chỉ đỗ tiểu học (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires).[16]

1942–1948: Giáo dục bậc cao

Trong khi Sâr còn ngồi trên ghế nhà trường, vua Campuchia băng hà. Năm 1941, chính quyền Pháp sắp đặt cho Norodom Sihanouk lên nối ngôi.[17] Năm 1942, Sâr được tuyển vào nội trú trường trung cấp mới lập ở Kampong Cham, Collége Pream Sihanouk.[18] Tại đây, ông học vĩ cầm và tham gia các vở kịch do trường tổ chức.[19] Ông dành phần lớn thời gian rảnh chơi bóng đá và bóng rổ.[20] Nhiều đồng môn khác mà ông quen ở đây, chẳng hạn như Hu Nim và Khieu Samphan, sẽ phục vụ cho chính quyền Khmer Đỏ trong tương lai.[21] Vào kỳ nghỉ tết năm 1945, Sâr và bạn diễn trong đoàn kịch nghệ đã đi quanh Phnom Penh trên xe buýt để gây quỹ cho một chuyến thăm quan Angkor Wat.[22]

Năm 1947, ông vượt qua bài khảo hạch đầu vào của Lycée Sisowath, khi đó vẫn đang nương chỗ anh trai Suong và vợ mới của anh ta.[23] Hè năm 1948, ông làm bài kiểm tra brevet đầu vào lớp thượng lưu của Lycée nhưng hỏng. Không như bạn bè đồng môn, ông bỏ học lấy bằng baccalauréat.[24] Thay vào đó, ông theo học khóa thợ mộc tại Ecole Technique ở Russey Keo, ngoại ô Phnom Penh, vào năm 1948.[25] Sự trượt dốc từ việc học cao đẳng xuống học nghề có lẽ đã khiến Sâr bị sốc,[26] bởi lẽ bè bạn ở ngôi trường mới hầu hết đều xuất thân từ những gia đình hạ lưu, không như ở Lycée Sisowath.[27] Tại đây, ông gặp gỡ và kết giao với Ieng Sary.[27] Hè năm 1949, Sâr vượt qua bài kiểm tra brevet và giành được một trong năm học bổng du học ngành kỹ sư ở Pháp.[28]

Với diễn biến của Thế chiến II, Đức Quốc xã xâm lược Pháp, rồi tới năm 1941, Nhật hất cẳng Pháp khỏi Campuchia; Sihanouk chớp thời cơ và tuyên bố độc lập.[29] Sau khi cuộc thế chiến kết thúc, Pháp quay trở lại Campuchia vào năm 1946,[30] nhưng cho phép sự thông qua của một bản hiến pháp mới và sự hình thành của các đảng phái chính trị.[31] Với bối cảnh này, Đảng Dân chủ mới thành lập đã giành chiến thắng tại cuộc tổng tuyển cử năm 1946.[32] Theo sử gia David Chandler, Sâr và Sary làm việc cho Đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử;[33] trái lại, Short cho rằng Sâr không có liên hệ nào với chính đảng này.[26] Sihanouk phản đối chính sách cải cách thiên tả của Đảng Dân chủ và giải tán Quốc hội vào năm 1948, thay vào đó cai trị bằng sắc lệnh.[34] Việt Minh đã cố gắng hun đúc một phong trào cộng sản non trẻ ở đây, song căng thẳng sắc tộc giữa người Việt và người Khmer đã cản trở điều này. Tin tức về Việt Minh bị Pháp kiểm duyệt và có vẻ như Sâr không biết gì về tổ chức này.[35]

1949–1953: Du học Paris

Sâr tới Paris vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 (ảnh Paris năm 1950)

Việc du học đã biến Sâr thành một phần của giới tinh hoa Campuchia thiểu số.[36] Ông cùng 21 sinh viên khác xuất cảng Sài Gòn trên con tàu SS Jamaïque, đi qua Singapore, Colombo, và Djibouti trên hành trình tới Marseille.[37] Tháng 1 năm 1950, Sâr bắt đầu học ngành điện tử radio tại École française de radioélectricité.[38] Ông tá túc ở Sảnh đường Đông Dương của Cité Universitaire,[39] sau một thời gian thuê một căn nhà trên phố rue Amyot,[38] rồi cuối cùng là một căn hộ nhỏ nơi góc phố rue de Commerce và rue Letellier.[40] Thành tích học tập năm đầu của Sâr rất tốt; tuy trượt kỳ thi kết thúc năm nhất, ông được phép thi lại và tiếp tục học.[41]

Sâr dành ba năm ở Paris.[39] Hè năm 1950, ông là một trong 18 sinh viên Campuchia tham gia cùng các sinh viên Pháp sang Nam Tư tình nguyện hỗ trợ công tác xây đắp đường cao tốc ở Zagreb.[42] Ông quay lại Nam Tư vào năm sau để nghỉ dưỡng.[40] Tuy tiếp xúc thường xuyên với văn hóa Pháp, Sâr không để mình bị đồng hóa[43] và chưa bao giờ thông thạo tiếng Pháp.[38] Dù sao ông cũng trở nên quen thuộc với văn học Pháp; trong số những tác giả Pháp mà ông yêu thích có Jean-Jacques Rousseau.[44] Tình bạn khăng khít nhất ở Pháp của Sâr là với Ieng Sary, Thiounn Mumm và Keng Vannsak.[45] Thông qua hội thảo luận chính trị của Vannsak, ông va chạm với các ý thức hệ khác nhau nhưng có chung mục đích là sự độc lập của Campuchia.[46]

Chú thích

  1. ^ tiếng Khmer: ប៉ុល ពត, đã Latinh hoá: Pŏl Pôt, phát âm [pol pɔːt].
  2. ^ tiếng Khmer: សាឡុត ស, đã Latinh hoá: Salŏt Sâ, phát âm [saːlot sɑː].

Tham khảo

  1. ^ “Pol Pot's daughter weds”. The Phnom Penh Post. 17 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Chandler 1992, tr. 7; Short 2004, tr. 15.
  3. ^ a b Short 2004, tr. 18.
  4. ^ Chandler 1992, tr. 7.
  5. ^ a b Short 2004, tr. 15.
  6. ^ Chandler 1992, tr. 8; Short 2004, tr. 15, 18.
  7. ^ a b c Chandler 1992, tr. 8.
  8. ^ Short 2004, tr. 16.
  9. ^ Short 2004, tr. 20.
  10. ^ Jones, Christopher (20 tháng 12 năm 1981). “In the Land of the Khmer Rouge” [Ở vùng đất của Khmer Đỏ]. New York Times.
  11. ^ Chandler 1992, tr. 8; Short 2004, tr. 16–17.
  12. ^ Chandler 1992, tr. 9; Short 2004, tr. 20–21.
  13. ^ Short 2004, tr. 23.
  14. ^ Chandler 1992, tr. 17; Short 2004, tr. 23.
  15. ^ a b c Chandler 1992, tr. 17.
  16. ^ Short 2004, tr. 28.
  17. ^ Chandler 1992, tr. 17; Short 2004, tr. 28–29.
  18. ^ Chandler 1992, tr. 18; Short 2004, tr. 28.
  19. ^ Chandler 1992, tr. 19; Short 2004, tr. 31.
  20. ^ Chandler 1992, tr. 20; Short 2004, tr. 31.
  21. ^ Chandler 1992, tr. 19.
  22. ^ Short 2004, tr. 32–33.
  23. ^ Short 2004, tr. 36.
  24. ^ Chandler 1992, tr. 21; Short 2004, tr. 42.
  25. ^ Chandler 1992, tr. 21; Short 2004, tr. 42–43.
  26. ^ a b Short 2004, tr. 42.
  27. ^ a b Chandler 1992, tr. 22.
  28. ^ Short 2004, tr. 42–43.
  29. ^ Short 2004, tr. 31.
  30. ^ Short 2004, tr. 34.
  31. ^ Chandler 1992, tr. 21; Short 2004, tr. 37.
  32. ^ Chandler 1992, tr. 23–24; Short 2004, tr. 37.
  33. ^ Chandler 1992, tr. 23–24.
  34. ^ Chandler 1992, tr. 24.
  35. ^ Short 2004, tr. 40–42.
  36. ^ Short 2004, tr. 43.
  37. ^ Chandler 1992, tr. 25, 27; Short 2004, tr. 45.
  38. ^ a b c Short 2004, tr. 49.
  39. ^ a b Chandler 1992, tr. 28.
  40. ^ a b Short 2004, tr. 51.
  41. ^ Short 2004, tr. 53.
  42. ^ Chandler 1992, tr. 30; Short 2004, tr. 50.
  43. ^ Chandler 1992, tr. 30.
  44. ^ Chandler 1992, tr. 34.
  45. ^ Chandler 1992, tr. 28–29.
  46. ^ Short 2004, tr. 52, 59.

Thư mục

  • Chandler, David P. (1992). Brother Number One: A Political Biography of Pol Pot [Anh Nhất: Tiểu sử chính trị về Pol Pot]. Boulder, San Francisco, và Oxford: Westview Press. ISBN 0-8133-0927-1.
  • Ciorciari, John D. (2014). “China and the Pol Pot Regime” [Trung Quốc và Chế độ Pol Pot]. Cold War History [Lịch sử Chiến tranh Lạnh]. 14 (2): 215–35. doi:10.1080/14682745.2013.808624. ISSN 1468-2745. S2CID 153491712.
  • Hinton, Alexander Laban (2005). Why Did They Kill: Cambodia in the Shadow of Genocide [Tại sao họ giết: Campuchia dưới cái bóng diệt chủng]. Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 978-0520241794.
  • Kiernan, Ben (2003). “The Demography of Genocide in Southeast Asia: The Death Tolls in Cambodia, 1975–79, and East Timor, 1975–80” [Nhân khẩu học diệt chủng ở Đông Nam Á: Số người chết ở Campuchia, 1975–79, và Đông Timor, 1975–80]. Critical Asian Studies [Nghiên cứu Châu Á phê phán]. 35 (4): 585–97. doi:10.1080/1467271032000147041. S2CID 143971159.
  • Locard, Henri (2005). “State Violence in Democratic Kampuchea (1975–1979) and Retribution (1979–2004)” [Bạo lực nhà nước ở Campuchia Dân chủ (1975–1979) và sự Trừng phạt (1979–2004)]. European Review of History [Tạp chí phê bình lịch sử Châu Âu]. 12 (1): 121–143. doi:10.1080/13507480500047811. S2CID 144712717.
  • Short, Philip (2004). Pol Pot: The History of a Nightmare [Pol Pot: Lịch sử về một cơn ác mộng]. London: John Murray. ISBN 978-0719565694.
  • Tyner, James A. (2017). From Rice Fields to Killing Fields: Nature, Life, and Labor under the Khmer Rouge [Từ đồng ruộng tới đồng chết: Tự nhiên, đời sống, và lao động dưới chế độ Khmer Đỏ]. Syracuse, NY: Nhà xuất bản Đại học Syracuse. ISBN 978-0815635567.

Liên kết ngoài

Tìm hiểu thêm vềPol Pottại các dự án liên quan
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikidata Dữ liệu từ Wikidata
  • Một cuộc gặp Pol Pot. Phóng viên Elizabeth Becker của tờ The New York Times.
  • Diệt chủng Campuchia. Tài liệu tổng hợp của Dr. Stuart D. Stein.
  • Chương trình giáo dục Diệt chủng Campuchia, 1994–2008.
  • Cambodia Tribunal Monitor.
  • Tiểu sử đồng chí Pol Pot, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia. Thông tin do Bộ Ngoại giao Campuchia Dân chủ xuất bản.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệmKhieu Samphan Thủ tướng Campuchia Dân chủ1976–1979 Kế nhiệmKhieu Samphan
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệmTou Samouth Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Campuchia1963–1981 Kế nhiệmBản thânĐảng Campuchia Dân chủ
Tiền nhiệmBản thânĐảng Cộng sản Campuchia Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Campuchia Dân chủ1981–1985 Kế nhiệmKhieu Samphan
  • x
  • t
  • s
Các nhân vật chủ chốt của Khmer Đỏ
Pol Pot | Khieu Samphan | Nuon Chea | Ta Mok | Son Sen | Ieng Sary | Hu Nim | Hou Yuon | Khang Khek Ieu | Ieng Thirith | Ke Pauk
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Lạnh
  • Hoa Kỳ
  • Liên Xô
  • NATO
  • Khối Warszawa
  • ANZUS
  • METO
  • SEATO
  • NEATO
  • Hiệp ước Rio
  • Phong trào không liên kết
Thập niên 1940
  • Kế hoạch Morgenthau
  • Cuộc nổi loạn của Quân đội Nhân dân kháng Nhật
  • Xung đột chính trị Jamaica
  • Dekemvriana
  • Chiến tranh du kích ở các nước Baltic
    • Chiến dịch Priboi
    • Chiến dịch Jungle
    • Chiếm đóng các nước Baltic
  • Những người lính bị nguyền rủa
  • Chiến dịch Unthinkable
  • Vụ đào tẩu của Gouzenko
  • Chia cắt Triều Tiên
  • Cách mạng Dân tộc Indonesia
  • Nam Bộ kháng chiến
  • Chiến dịch Beleaguer
  • Chiến dịch Blacklist Forty
  • Khủng hoảng Iran 1946
  • Nội chiến Hy Lạp
  • Kế hoạch Baruch
  • Sự kiện Eo biển Corfu
  • Khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
  • Restatement of Policy on Germany
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Bầu cử Quốc hội Ba Lan 1947
  • Thuyết Truman
  • Hội nghị Quan hệ châu Á
  • Khủng hoảng tháng 5 năm 1947
  • Chia cắt Ấn Độ
  • Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1947–1948
  • Chiến tranh Palestine 1947–1949
    • Nội chiến Lãnh thổ Ủy trị Palestine 1947–1948
    • Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948
    • Cuộc di cư Palestine, 1948
  • Kế hoạch Marshall
  • Hội đồng Tương trợ Kinh tế
  • Đảo chính Tiệp Khắc năm 1948
  • Cuộc nổi dậy Al-Wathbah
  • Chia rẽ Tito – Stalin
  • Cuộc phong tỏa Berlin
  • Sáp nhập Hyderabad
  • Sự kiện Madiun
  • Sự phản bội của phương Tây
  • Bức màn sắt
  • Khối phía Đông
  • Khối phía Tây
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Tình trạng khẩn cấp Malaya
  • Đảo chính Syria tháng 3 năm 1949
  • Chiến dịch Valuable
Thập niên 1950
  • Bức màn tre
  • Chủ nghĩa McCarthy
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Chiến tranh Lạnh Ả Rập (1952–1979)
  • Cách mạng Ai Cập 1952
  • Đình công và biểu tình Iraq 1952
  • Nổi dậy Mau Mau
  • Nổi dậy tại Đông Đức 1953
  • Đảo chính Iran 1953
  • Hiệp ước Madrid
  • Tu chính án Bricker
  • Đảo chính Syria 1954
  • Vụ Petrov
  • Thuyết domino
  • Hiệp định Genève 1954
  • Đảo chính Guatemala năm 1954
  • Bắt giữ tàu chở dầu Tuapse
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1
  • Chiến tranh Jebel Akhdar
  • Chiến tranh Algérie
  • Kashmir Princess
  • Hội nghị Bandung
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1955)
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Tình trạng khẩn cấp Síp
  • "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó"
  • Biểu tình Poznań 1956
  • Sự kiện năm 1956 ở Hungary
  • Tháng Mười Ba Lan
  • Khủng hoảng Kênh đào Suez
  • "Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông"
  • Chiến dịch Gladio
  • Khủng hoảng Syria 1957
  • Khủng hoảng Sputnik
  • Chiến tranh Ifni
  • Cách mạng Iraq 14 tháng 7
  • Khủng hoảng Liban 1958
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
  • Nổi dậy Mosul 1959
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Nội chiến Lào
  • Tranh luận nhà bếp
  • Cách mạng Cuba
    • Củng cố Cách mạng Cuba
  • Chia rẽ Trung – Xô
Thập niên 1960
  • Khủng hoảng Congo
  • Nổi dậy Simba
  • Sự cố U-2 năm 1960
  • Sự kiện Vịnh Con Lợn
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1960
  • Chia rẽ Albania–Liên Xô
    • Trục xuất Liên Xô khỏi Albania
  • Xung đột Iraq - Kurd
    • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ nhất
  • Khủng hoảng Berlin 1961
  • Bức tường Berlin
  • Sáp nhập Goa
  • Xung đột Papua
  • Đối đầu Indonesia–Malaysia
  • Chiến tranh cát
  • Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha
    • Chiến tranh giành độc lập Angola
    • Chiến tranh giành độc lập Guinea-Bissau
    • Chiến tranh giành độc lập Mozambique
  • Khủng hoảng tên lửa Cuba
  • El Porteñazo
  • Chiến tranh Trung–Ấn
  • Nổi dậy cộng sản Sarawak
  • Cách mạng Ramadan
  • Chiến tranh giành độc lập Eritrea
  • Nội chiến Bắc Yemen
  • Đảo chính Syria 1963
  • Vụ ám sát John F. Kennedy
  • Tình trạng khẩn cấp Aden
  • Khủng hoảng Síp 1963–1964
  • Chiến tranh Shifta
  • Chiến tranh bẩn thỉu México
    • Thảm sát Tlatelolco
  • Nội chiến Guatemala
  • Xung đột Colombia
  • Đảo chính Brazil 1964
  • Nội chiến Dominica
  • Chiến tranh du kích Rhodesia
  • Các vụ giết người tại Indonesia 1965–1966
  • Chuyển sang Trật tự mới (Indonesia)
  • Tuyên bố ASEAN
  • Đảo chính Syria 1966
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản
  • Cách mạng Argentina
  • Chiến tranh giành độc lập Namibia
  • Xung đột Khu phi quân sự Triều Tiên
  • Sự kiện 3 tháng 12
  • Chính quyền Quân sự Hy Lạp 1967–1974
  • Bạo loạn Hồng Kông 1967
  • Bạo lực chính trị Ý 1968–1988
  • Chiến tranh Sáu Ngày
  • Chiến tranh Ai Cập–Israel
  • Chiến tranh Dhofar
  • Chiến tranh Al-Wadiah
  • Nội chiến Nigeria
  • Làn sóng biểu tình 1968
    • Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968
  • Mùa xuân Praha
  • Sự cố USS Pueblo
  • Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
  • Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)
  • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc
  • Cách mạng 17 tháng 7
  • Đảo chính Peru 1968
  • Đảo chính Sudan 1969
  • Cách mạng Libya 1969
  • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás
  • Xung đột biên giới Trung–Xô
  • Nổi dậy Quân đội Nhân dân mới (Philippines)
Thập niên 1970
  • Giảm căng thẳng
  • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
  • Tháng Chín Đen (Jordan)
  • Alcora Exercise
  • Đảo chính Syria 1970
  • Xung đột Tây Sahara
  • Nội chiến Campuchia
  • Nổi dậy cộng sản Thái Lan
  • Biểu tình Ba Lan 1970
  • Bạo loạn Koza
  • Realpolitik
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Cuộc nổi dậy của JVP ở Sri Lanka (1971)
  • Cách mạng sửa đổi (Ai Cập)
  • Biên bản quân sự Thổ Nhĩ Kỳ 1971
  • Đảo chính Sudan 1971
  • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin
  • Chiến tranh giải phóng Bangladesh
  • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
  • Chiến tranh Yemen lần thứ nhất
  • Thảm sát München
  • Nổi dậy ở Bangladesh 1972–1975
  • Nội chiến Eritrea lần thứ nhất
  • Đảo chính Uruguay 1973
  • Đảo chính Afghanistan 1973
  • Đảo chính Chile 1973
  • Chiến tranh Yom Kippur
  • Khủng hoảng dầu mỏ 1973
  • Cách mạng hoa cẩm chướng
  • Tây Ban Nha chuyển sang chế độ dân chủ
  • Metapolitefsi
  • Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược
  • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ hai
  • Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp
  • Nội chiến Angola
  • Diệt chủng Campuchia
  • Biểu tình tháng 6 năm 1976
  • Nội chiến Mozambique
  • Xung đột Oromo
  • Chiến tranh Ogaden
  • Nỗ lực đảo chính Somalia 1978
  • Chiến tranh Tây Sahara
  • Nội chiến Ethiopia
  • Nội chiến Liban
  • Chia rẽ Trung Quốc-Albania
  • Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Chiến dịch Condor
  • Chiến tranh bẩn thỉu Argentina
  • Đảo chính Argentina 1976
  • Chiến tranh Ai Cập–Libya
  • Mùa Thu Đức
  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Nicaragua
  • Chiến tranh Uganda–Tanzania
  • Nổi dậy NDF
  • Chiến tranh Tchad–Libya
  • Chiến tranh Yemen lần thứ hai
  • Chiếm giữ Al-Masjid al-Haram
  • Cách mạng Hồi giáo
  • Cách mạng Saur
  • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
  • Phong trào New Jewel
  • Nổi dậy Herat 1979
  • Tập trận chung Seven Days to the River Rhine
  • Đấu tranh chống lạm dụng chính trị về tâm thần học ở Liên Xô
Thập niên 1980
  • Nội chiến El Salvador
  • Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan
  • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984
  • Yêu cầu Gera
  • Cách mạng Peru
  • Thỏa thuận Gdańsk
  • Nội chiến Eritrea lần thứ hai
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1980
  • Chiến tranh du kích Uganda
  • Sự kiện Vịnh Sidra
  • Thiết quân luật ở Ba Lan
  • Xung đột Casamance
  • Chiến tranh Falkland
  • Chiến tranh biên giới Ethiopia–Somalia 1982
  • Chiến tranh Ndogboyosoi
  • Hoa Kỳ xâm lược Grenada
  • Tập trận Able Archer 83
  • "Chiến tranh giữa các vì sao"
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1985)
  • Chiến tranh Iran-Iraq
  • Nổi dậy Somalia
  • Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík
  • Sự kiện Biển Đen 1986
  • Nội chiến Nam Yemen
  • Chiến tranh Toyota
  • Thảm sát Liệt Tự 1987
  • Chiến dịch Denver
  • Cuộc nổi dậy của JVP 1987–1989
  • Cuộc nổi dậy của Quân kháng chiến của Chúa
  • Sự cố va chạm ở Biển Đen năm 1988
  • Cuộc nổi dậy 8888
  • Contras
  • Khủng hoảng Trung Mỹ
  • Chiến dịch RYAN
  • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Quyền lực Nhân dân
  • Glasnost
  • Perestroika
  • Xung đột Bougainville
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất
  • Nội chiến Afghanistan (1989–1992)
  • Hoa Kỳ xâm lược Panama
  • Đình công Ba Lan 1988
  • Hiệp định bàn tròn Ba Lan
  • Sự kiện Thiên An Môn
  • Cách mạng 1989
  • Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
  • Sự sụp đổ của biên giới nội địa Đức
  • Cách mạng Nhung
  • Cách mạng România
  • Cách mạng Hòa bình
Thập niên 1990
  • Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990
  • Sự cố tàu Min Ping Yu số 5540
  • Chiến tranh Vùng Vịnh
  • Min Ping Yu số 5202
  • Tái thống nhất nước Đức
  • Thống nhất Yemen
  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Albania
  • Nam Tư tan rã
  • Liên Xô giải thể
    • Cuộc đảo chính tháng 8
  • Sự chia cắt Tiệp Khắc
Xem thêmQuan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trịSiêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
  • Liên Hợp Quốc
  • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • ASEAN
  • ICU
  • CIA
  • Comecon
  • EEC
  • KGB
  • Phong trào không liên kết
  • SAARC
  • Safari Club
  • MI6
  • Stasi
Chạy đuaChạy đua vũ trang • Chạy đua hạt nhân • Chạy đua vào không gian
Ý thức hệChủ nghĩa tư bản (Trường phái kinh tế học Chicago • Kinh tế học Keynes • Chủ nghĩa tiền tệ • Kinh tế học tân cổ điển • Kinh tế học trọng cung • Chủ nghĩa Thatcher • Thuyết kinh tế của Reagan) Chủ nghĩa cộng sản (Chủ nghĩa Stalin • Chủ nghĩa Trotsky • Chủ nghĩa Mao • Tư tưởng Chủ thể • Chủ nghĩa Tito • Chủ nghĩa cộng sản cánh tả • Chủ nghĩa Guevara • Chủ nghĩa cộng sản châu Âu • Chủ nghĩa Castro) Dân chủ tự do  • Dân chủ xã hội  • Chủ nghĩa bảo hoàng
Tuyên truyềnPravda • Izvestia • Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do • Khủng hoảng đỏ • Tiếng nói Hoa Kỳ • Tiếng nói nước Nga
Chính sách ngoại giaoHọc thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90783081
  • BNF: cb11945664s (data)
  • GND: 11909732X
  • ISNI: 0000 0001 1688 2296
  • LCCN: n79148414
  • LNB: 000201946
  • NDL: 00621305
  • NKC: jx20051208013
  • NLA: 35931460
  • NLG: 260880
  • NLP: a0000001020748
  • PLWABN: 9810658925805606
  • SELIBR: 255327
  • SUDOC: 027408272
  • Trove: 1151460
  • VIAF: 93831338
  • WorldCat Identities (via VIAF): 93831338

Từ khóa » Hinh Anh Khmer