Polebufen - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VN-21329-18
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc Polebufen là gì
thành phần thuốc Polebufen
công dụng của thuốc Polebufen
chỉ định của thuốc Polebufen
chống chỉ định của thuốc Polebufen
liều dùng của thuốc Polebufen
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớpDạng bào chế:Hỗn dịch uốngĐóng gói:Hộp 1 lọ 100ml, 120mlThành phần:
Mỗi 5ml chứa Ibuprofen 100mg SĐK:VN-21329-18Nhà sản xuất: | Medana Pharma Spolka Akcyjna - BA LAN | Estore> |
Nhà đăng ký: | Pharmaceuticals Works Polpharma S.A | Estore> |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
- Sốt do các nguyên nhân khác nhau (bao gồm cả sốt virus và phản ứng sau khi tiêm vaccin)- Đau từ vừa đến nặng do các nguyên nhân khác nhau: đau đầu, đau cơ, khớp, xương và đau do tổn thương hệ vận động (là giảm cử động, bong gân); đau do tổn thương mô mềm, đau sau phẫu thuật; đau đầu, đau sau khi nhổ răng, đau do mọc răng; đau tai do viêm taiLiều lượng - Cách dùng
- Trẻ em 3 - 6 tháng tuổi (5 kg đến 7,6 kg): 2,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 150 mg ibuprofen mỗi ngày)- Trẻ em từ 6 - 12 tháng tuổi (7,7 kg đến 9 kg): 2,5 ml mỗi lần, 3 - 4 lần mỗi ngày (tương đương 150 - 200 mg ibuprofen mỗi ngày)- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi (10 kg đến 15 kg): 5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 300mg ibuprofen mỗi ngày)- Trẻ em từ 4 - 6 tuổi (16 kg đến 20 kg): 7,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 450 mg ibuprofen mỗi ngày)- Trẻ em từ 7 - 9 tuổi (21 kg đến 29 kg): 10 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 600 mg ibuprofen mỗi ngày)- Trẻ em từ 10 - 12 tuổi (30 kg đến 40 kg): 15ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 900 mg ibuprofen mỗi ngày)Cách dùng:Cách sử dụngLiều có thể nhắc lại mỗi 6 - 8 giờ, với khoảng cách tối thiểu giữa các liều kế tiếp là 4 giờKhông dùng thuốc liên tục trong 3 ngày mà không có tư vấn của bác sĩTrẻ em dưới 6 tháng tuổi nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩSau khi mở lọ thuốc chỉ được dùng trong vòng 6 tháng.Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Quá mẫn với aspirin hay NSAID khác. Loét dạ dày-tá tràng tiến triển. Suy gan/thận nặng, hen, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, bệnh tạo keo, suy tim sung huyết, giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận. Đang điều trị bằng coumarin. 3 tháng cuối thai kỳTương tác thuốc:
Ibuprofen làm tăng tác dụng phụ của kháng sinh quinolon lên hệ TKTW, làm tăng độc tính của methotrexat và digoxin, có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và thuốc lợi tiểu. NSAID khác: làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét dạ dày tá tràng. Magnesi hydroxyd: làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen (nhưng nếu có thêm nhôm hydroxyd thì không có tác dụng này)Tác dụng phụ:
Sốt, mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại banChú ý đề phòng:
Người cao tuổi. Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể kéo dài thời gian chảy máu. Thai kỳ: không sử dụng. Lái xe, vận hành máy mócThông tin thành phần Ibuprofen
Dược lực:Thuốc có hoạt chất là ibuprofen, một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm acid propionic trong tập hợp các dẫn xuất của acid arylcarboxylic. Liều thấp, ibuprofen có tác động giảm đau, hạ sốt. Liều cao (> 1200 mg/ngày) thì có tác động kháng viêm.Dược động học :- Hấp thu: Dược động học của ibuprofen có liên hệ tuyến tính với liều dùng. Ðạt được nồng độ tối đa trong huyết thanh 90 phút sau khi uống thuốc. Thức ăn có thể làm giảm độ hấp thu của thuốc. Thời gian bán thải của thuốc là 1-2 giờ. - Phân bố: 99% ibuprofen gắn kết với protein huyết tương. Trong hoạt dịch, ibuprofen đạt được nồng độ ổn định khoảng giữa giờ thứ 2 và giờ thứ 8 sau khi uống thuốc. Nồng độ tối đa trong hoạt dịch chiếm khoảng 1/3 nồng độ tối đa trong huyết tương. Sau khi uống 400 mg ibuprofen mỗi 6 giờ ở phụ nữ cho con bú, lượng ibuprofen tìm thấy trong sữa mẹ là 1 mg/24 giờ. - Chuyển hoá: Ibuprofen không có tác dụng cảm ứng enzyme. 90% ibuprofen được chuyển hóa dưới dạng không hoạt động. - Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu: Trong 24 giờ, 10% dưới dạng không thay đổi, 90% dưới dạng không hoạt động, chủ yếu là dưới dạng liên hợp với acid glucuronic.Tác dụng :Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên ít dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần. Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh và tác dụng chống viêm xuất hiện tối đa sau 2 ngày điều trị. Cơ chế tác dụng chống viêm của Ibuprofen là ức chế tổng hợp các chất trung gian hoá học gây viêm đặc biệt là prostaglandin bằng cách ứcchế enzym cyclooxygenase(COX) là enzym tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra thuốc còn đối kháng hệ enzym phân huỷ protein, ngăn cản qua trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hoá hoạc như bradykinin, serotonin, histamin, ức chế hoá hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức bị viêm. Cơ chế tác dụng giảm đau của Ibuprofen cũng như các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác, chúng có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tích cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như Bradykinin, serotonin... Tác dụng chống kết tập tiểu cầu yếu hơn aspirin.Chỉ định :Liều thấp: điều trị các triệu chứng đau: đau đầu, đau răng, đau cơ, đau bụng kinh, hạ sốt. Liều cao (> 1200mg): - Ðiều trị dài hạn triệu chứng viêm xương khớp, thấp khớp mạn tính : viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, khớp đau và bất động. - Ðiều trị ngắn hạn các triệu chứng xảy ra ở thời kỳ mạn tính của bệnh viêm quanh khớp (viêm quanh vùng khớp vai cánh tay, viêm gân, viêm túi thanh mạc), đau lưng, viêm rễ thần kinh. Trị chấn thương, đau bụng kinh.Liều lượng - cách dùng:Giảm đau và hạ sốt: Liều khởi đầu 200-400mg; lặp lại liều này mỗi 4-6 giờ nếu cần.Không vượt quá 1200mg/ngày.Thấp khớp: Liều tấn công 2400mg/ngày.Liều duy trì: 1200-1600mg/ngày.Ðau bụng kinh: 400mg, 3-4 lần/ngày.Chống chỉ định :- Mẫn cảm với ibuprofen và các thành phần khác của thuốc. - Xuất huyết dạ dày, tá tràng tiến triển. - Suy chức năng gan và thận nặng. - Không sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi; phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối; phụ nữ cho con bú.Tác dụng phụCác biểu hiện dạ dày-ruột có thể xảy ra như: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, ăn không tiêu, xuất huyết tiềm ẩn hay không, rối loạn nhu động ruột. Hiếm gặp một số phản ứng quá mẫn trên da như phát ban, ngứa, sần, phù, nổi mẩn. Trên hệ hô hấp: có khả năng làm xuất hiện cơn hen đặc biệt trên những bệnh nhân dị ứng với aspirin và với các kháng viêm không steroid khác. Thần kinh: hiếm gặp đau đầu, chóng mặt. Cá biệt: đã có những báo cáo về những tác dụng phụ trên gan (tăng tạm thời transaminase), thận (thiểu niệu, suy thận) và huyết học (mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán). Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Edit by thuocbietduoc. |
Tana-Bupagic F
SĐK:VD-33966-19
Tanacinadvin SC
SĐK:VD-33967-19
Taxanzan
SĐK:VD-33968-19
Mofen 400
SĐK:VN-22314-19
Ibucapvic
SĐK:VD-18787-13
Idolpalivic
SĐK:VD-18882-13
Mofen-400
SĐK:VN-15130-12
Thuốc gốcAllopurinol
Alopurinol
Aescinate
Sodium aescinate
Benzydamine
Benzydamine hydrochloride
Aescin
Aescine
Tiaprofenic acid
Tiaprofenic acid
Paracetamol
Acetaminophen
Alpha chymotrypsine
Alpha chymotrypsin
Tocilizumab
Tocilizumab
Bromelain
Bromelain
Leflunomide
Leflunomide.
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Polebufen Có Tốt Không
-
Công Dụng Thuốc Polebufen | Vinmec
-
Thuốc Polebufen Giảm đau, Hạ Sốt Giá Bao Nhiêu?
-
Thuốc Polebufen: Chỉ định, Liều Dùng Và Lưu ý Sử Dụng
-
Thuốc Polebufen For Children 120ml - Giảm đau, Hạ Sốt
-
Thuốc Hạ Sốt Ibuprofen Cho Trẻ Em: Nên Dùng Loại Nào Và Những Lưu ...
-
Không Nên Tự Dùng Ibuprofen Hạ Sốt Cho Trẻ
-
Thuốc Polebufen: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Các Loại Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Cho Người Lớn | Hapacol
-
5 Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất Hiện Nay
-
Bé Bị Sốt Siêu Vi Uống Thuốc Gì? 11 Thuốc AN TOÀN NHẤT - DR.PAPIE
-
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU/HẠ SỐT CHO ...
-
Trẻ Sốt Phát Ban Uống Thuốc Gì? 11+ Thuốc An Toàn Theo độ Tuổi
-
Thuốc Brufen (ibuprofen): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Quan Trọng
-
Các Thuốc Có Thể Và Không Thể Dùng để Hạ Sốt Trong Sốt Xuất Huyết