Polime Tổng Hợp Là Gì? Dãy Các Polime Tổng Hợp? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Polime tổng hợp là gì? Dãy các Polime tổng hợp?
Trả lời:
1. Polime tổng hợp là gì?
- Polime tổng hợp: do con người tổng hợp; được chia thành 2 loại là: Polime trùng hợp tổng hợp bằng các phản ứng hóa học (ví dụ: polietilen, poli(metyl metacrylat…) và Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng (ví dụ: nilon-6, tơ lapsan…)
2. Dãy các Polime tổng hợp
Câu hỏi: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?
A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.
B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.
C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên.
D. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien
Trả lời:
Chọn đáp án B
Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên là polime thiên nhiên ⇒ loại A, C và D ⇒ chọn B
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các thông tin và bài tập liên quan nhé:
Mục lục nội dung 1. Một số khái niệm2. Cách gọi tên Polime3. Phân loại4. Bài tập trắc nghiệm1. Một số khái niệm
- Polime: là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
- Monome: là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime.
- Hệ số n: là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
- Mắt xích: là phần lặp đi lặp lại trong phân tử polime.
2. Cách gọi tên Polime
Tổng hợp kiến thức hóa 12 về tên gọi Polime:
Công thức tên gọi: Tên polime = poli + tên monome
(Lưu ý: Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn
Ví dụ: poli(vinyl clorua))
3. Phân loại
Dựa vào nguồn gốc và cấu trúc, polime được phân thành các loại như sau:
+ Dựa vào nguồn gốc:
- Polime thiên nhiên: là những loại có sẵn trong tự nhiên. (ví dụ: bông, tơ tằm…)
- Polime nhân tạo (hay còn gọi là bán tổng hợp): những loại này được chế hóa từ các polime tự nhiên. (ví dụ: từ xenlulơ tổng hợp cao su lưu hóa để làm lốp xe; ngoài ra còn tổng hợp ra tơ visco, tơ axetat)
- Polime tổng hợp: do con người tổng hợp; được chia thành 2 loại là: Polime trùng hợp tổng hợp bằng các phản ứng hóa học (ví dụ: polietilen, poli(metyl metacrylat…) và Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng (ví dụ: nilon-6, tơ lapsan…)
+ Dựa vào cấu trúc:
- Mạch không phân nhánh: (ví dụ: amilozơ…)
- Mạch phân nhánh: (ví dụ: amilopectin, glicogen…)
- Mạch mạng không gian: (ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit…)
4. Bài tập trắc nghiệm
Câu hỏi 1
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilopectin.
B. Polietilen.
C. Amilozo
D. Poli (vinyl clorua).
Trả lời
Chọn đáp án A
- Polime có cấu trúc mạch không gian: nhựa rezit (nhựa bakelit) và cao su lưu hóa.
- Polime có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glicogen.
- Plime có cấu trúc mạch không phân nhánh: còn lại.
Câu hỏi 2
Nhựa PP (polipropilen) được tổng hợp từ
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CN.
C. CH3-CH=CH2.
D.C6H5OH và HCHO.
Trả lời
Chọn đáp án C
Nhựa PP (poli propilen) được tổng hợp từ propilen:
CH2=CH-CH3 →xt,t0,p [-CH2-CH(CH3)-]n ⇒ chọn C
Câu hỏi 3
Nilon-6,6 thuộc loại tơ
A. axetat.
B. bán tổng hợp.
C. poliamit.
D. thiên nhiên.
Trả lời
Chọn đáp án C
Nilon-6,6 là [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
⇒ chứa liên kết amit -CO-NH- ⇒ thuộc loại tơ poliamit ⇒ chọn C.
Câu hỏi 4
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thẻ kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.
C. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
Trả lời
Chọn đáp án D
D sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
Câu hỏi 5
Dung dịch chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Isopren.
B. Buta-1,3 - đien.
C. Metyl metacrylat.
D. Axit amino axetic
Trả lời
Chọn đáp án D
Muốn tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết đôi C=C hoặc vòng không bền.
A. Isopren là CH2=C(CH3)-CH=CH2 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp ⇒ loại.
B. Buta-1,3-đien là CH2=CH-CH=CH2 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp ⇒ loại.
C. Metyl metacrylat là CH2=C(CH3)COOCH3 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp ⇒ loại.
D. Axit amino axetic là H2NCH2COOH ⇒ không thể tham gia phản ứng trùng hợp ⇒ chọn.
Ps: Axit amino axetic chỉ tham gia phản ứng trùng ngưng.
Từ khóa » Số Chất Là Polime Thiên Nhiên
-
Polime Nào Sau đây Thuộc Loại Polime Thiên Nhiên
-
Polime Thiên Nhiên - Polyme Thiên Nhiên Và Ứng Dụng Của Nó
-
Các Chất Nào Sau đây đều Là Polime Thiên Nhiên?
-
Polime: Chi Tiết Khái Niệm, Cấu Tạo, Tính Chất Và ứng Dụng - Monkey
-
Polime Nào Sau đây Thuộc Loại Polime Thiên Nhiên?
-
Các Polime Thiên Nhiên
-
Đây Chất Nào Sau đây Thuộc Polime Thiên Nhiên
-
Chất Nào Sau đây Thuộc Polime Thiên Nhiên? Tơ Nilon-6,6. Tơ...
-
Bài 54. Polime - Củng Cố Kiến Thức
-
Polime Thiên Nhiên Là Polime Nào Dưới đây? - Hoc247
-
Polime Nào Sau đây Là Polime Thiên Nhiên
-
Các Chất Nào Sau đây Là Polime Thiên Nhiên: I. Sợi Bông - CungHocVui
-
Polime Thiên Nhiên Là Gì, Tính Chất Và ứng Dụng Cuộc Sống - TopLoigiai
-
Polime Nào Sau đây Là Polime Thiên Nhiên
-
Polime Nào Sau đây Là Polime Thiên Nhiên? Cao Su Buna...
-
Cho Các Phát Biểu Sau: (a) Xenlulozo Là Polime Thiên Nhiên Và Là
-
Cho Các Polime Sau: Polietilen, Tinh Bột, Tơ Tằm, Xenlulozơ Triaxetat ...
-
Tôi Yêu Hóa Học - [POLIME] 1. Định Nghĩa - Facebook