Polypropylen – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Đặc tính
  • 2 Ứng dụng
  • 3 Tính chất
  • 4 Ký hiệu
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Polypropylene
Polypropylene
Danh pháp IUPACpoly(1-methylethylene)
Tên khácPolypropylene; Polypropene;Polipropene 25 [USAN];Propene polymers;Propylene polymers; 1-Propene homopolymer
Nhận dạng
Số CAS9003-07-0
Thuộc tính
Công thức phân tử(C3H6)x
Khối lượng riêngPP vô định hình: 0.85 g/cm³ PP tinh thể: 0.95 g/cm³
Độ giãn dài250 - 700 %
Độ bền kéo30 - 40 N/mm²
Độ dai va đập3.28 - 5.9 kJ/m²
Điểm nóng chảy~ 165 °C
Điểm sôi
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin

Polypropylene là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp propylen.

Đặc tính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
  • Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
  • PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
  • Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
  • Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
  • Modun đàn hồi 1.5–2 GPa
  • Hệ số co rút: 1-3%
  • PP có độ kết tinh khoảng 70%, không màu, bán trong. Trong quá tình gia công có thể tạo ra nhiều pha vô định hình và giúp sản phẩm trong suốt như màng BOPP.
  • PP không mùi, không vị, không độc. PP có độ bóng cao, tính bám dính kém, có khả năng gia công bằng các phương pháp thường dùng cho chất dẻo
  • Có tính kháng nhiệt tốt hơn PE đồng thời tính chất cách điện và tính chất hóa học cũng rất tố
  • Nhiệt độ nóng chảy cao (160oC-180oC), nếu không có ngoại lực tác động thì có thể giữ được trạng thái 3 chiều ở nhiệt độ 150oC.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những ứng dụng của Polypropylene[1]:

  • PP có trọng lượng phân tử cao, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi và các sản phẩm tạo hình khác. Việc ứng dụng PP phụ thuộc vào bản chất của chúng:
    • Loại thông thường (general homo) để sản xuất các loại vật dụng thông thường.
    • Loại trùng hợp khối (block) sản xuất các vật dụng chất lượng cao, các chi tiết công nghiệp, các loại van, vỏ acquy, điện gia dụng...
    • Loại tính năng cơ tính cao (high impact) dùng để sản xuất vật dụng chất lượng cao, chi tiết công nghiệp, điện gia dụng...
    • Loại đặc biệt chuyên dùng cho chi tiết sản phẩm công nghiệp, cho tiết nhựa trong xe máy, ô tô, điện gia dụng, điện tử, hộp thực phẩm, bàn ghế và các sản phẩm có kích thước lớn khác..
    • Loại trong (nhiều pha vô định hình) dùng cho bao bì y tế, bao bì thực phẩm, xylanh tiêm, sản phẩm loại đặc biệt cho thực phẩm, không mùi và có độ bóng bề mặt cao
    • PP có độn sợi thủy tinh với khoảng 30% sợi thủy tinh vụn gia công bằng ép phun sẽ làm việc lâu dài khi có tác động của nhiệt độ và tải trọng

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỷ trọng (g/cm³) 0,9-0,91
Độ bền N/mm²

Kéo

Uốn

Nén

30-35

90-120

60-70

Biến dạng dài tương đối % 500-700
Độ cứng Shor 90-95
Độ cứng Brinel, N/mm² 0,6-0,65
Độ chịu lạnh thấp, 0C -5oC đến -15oC
Nhiệt độ nóng chảy, 0C 164-170
Ổn định nhiệt độ theo Vik, oC 105-110
Hằng số điện môi ở 106Hz 2,0-2,1
Tang của góc hao tổn điện môi ở 106Hz 0,0002-0,0003
Điện thế đánh thủng, kV/mm 30-32

Ký hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu PP
  • Trên sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính từ PP sẽ được ký hiệu bằng số 5 được đặt trong một hình tam giác cân
  • Số 5 biểu thị cho đây là loại nhựa có thể tái chế

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Giáo trình vật liệu phi kim và công nghệ gia công - tập thể giáo viên Khoa cơ khí, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Polypropylene tại Wikimedia Commons

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Polypropylen. Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Polypropylen&oldid=71511193” Thể loại:
  • Chất dẻo
  • Polyme
  • Chất dẻo nhiệt
  • Điện môi
  • Vật liệu đóng gói
  • Phát minh của Ý
  • Hóa chất hàng hóa
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài

Từ khóa » Chất Dẻo Pp