Poseidon - Vị Thần Của Biển Cả Trong Thần Thoại Hy Lạp - SOHA
Có thể bạn quan tâm
Tranh giành Athens
Khi thời kì thống trị của các Titans bị sụp đổ, Poseidon trở thành chúa tể biển cả. Sau khi cha mình là Titan Cronus bị 3 người con trai lật đổ: Zeus chiếm Bầu trời, Hades chiếm thế giới dưới lòng đất, Poseidon chiếm biển cả.
Poseidon được xem là vị thần quyền năng thứ nhì, chỉ sau thần Zeus. Vũ khí của Poseidon là một cây đinh ba giúp ông điều khiển biển cả và tạo ra động đất.
Poseidon là con trai thứ hai của Cronus và Rhea. Ông bị Cronus nuốt khi sinh ra sau đó được Zeus cứu thoát cùng anh chị em khác của mình.
Tuy nhiên trong một số phiên bản của câu chuyện, giống như em trai Zeus, ông không chịu số phận như những người anh chị em khác của mình. Ông đã được mẹ của mình là Rhea cứu thoát bằng cách giấu ông trong một đàn cừu và giả vờ đã sinh ra một con lừa con và bà đưa cho Cronus ăn tươi nuốt sống.
Theo John Tzetzes, các bà đỡ của Poseidon là Arne, đã không nói nơi giấu ông khi Cronus tìm kiếm. Theo Diodorus Siculus, Poseidon được nuôi dưỡng bởi Telchines trên đảo Rhodes, cũng như Zeus đã được nuôi dưỡng bởi Korybantes trên đảo Crete.
Poseidon là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp, mặc dù bị mất quyền bảo vệ Athens vào tay của Athena. Athena đã trở thành người sáng lập và bảo trợ Athens sau khi cạnh tranh với Poseidon.
Tại lễ hội, các Skira, các linh mục của Athena và các linh mục của Poseidon quyết định mỗi vị thần sẽ tặng cho người dân Athens một món quà và người dân Athens sẽ chọn một món quà mà họ ưa thích và vị thần đó sẽ trở thành người bảo trợ cho thành phố.
Thần Poseidon nện xuống mặt đất với cây đinh ba của mình và một mùa xuân hiện lên trước mắt người dân Athen, nhưng dòng sông chảy qua lại là nước mặn chát. Còn Athena đã tặng cho họ một cây ô liu.
Người dân Athens và vua của họ, Erectheus, đã chọn cây ô liu vì cây ô liu cho gỗ, dầu và thực phẩm. Sau trận đấu, tức điên lên vì thua, Poseidon đã gửi một lũ quái vật bay đến để trừng phạt người dân Athens vì đã không chọn ông.
Huyền thoại này giải thích cho nguyên nhân Poseidon dẫn con trai ông Eumolpus, chống lại thành Athens và giết chết Erectheus trong sự tức giận. Cuộc thi của Athena và Poseidon là chủ đề của các phù điêu trên tường phía tây của đền Parthenon, cái nhìn đầu tiên đập vào mắt du khách.
Huyền thoại này được tạo nên phản ánh một cuộc đụng độ giữa những người dân trong thời gian Mycenaean và những người nhập cư mới.
Athens ở thời kì hoàng kim có một sức mạnh trên biển mạnh mẽ, tại thời điểm này đã đánh bại hạm đội Ba Tư tại đảo Salamis trong một trận hải chiến. (Các thần mã của Poseidon có nguồn gốc phía đông, phía Ba Tư)
Thần Poseidon là chủ nhân của mọi biển cả. Mỗi khi thần phóng xe ngựa chạy trên mặt nước thì sóng biển dạt sang hai bên nhường đường cho thần.
Với vẻ đẹp rực rỡ như thần Zeus, thần Poseidon đánh xe bay như gió trên mặt biển rộng mênh mông, xung quanh có những con cá heo nhào lộn đón mừng và từng đàn cá tung tăng bám theo cỗ xe thần thánh.
Nhưng khi thần Poseidon vung chiếc đinh ba khủng khiếp đập xuống mặt nước thì những con sóng biển bạc đầu dâng cao lên như những trái núi và biển cả nổi bão tố kinh hoàng. Sóng biển đập vào vách đá làm rung chuyển cả mặt đất.
Nhưng khi thần chĩa đinh ba lên đầu các ngọn sóng thì chúng ngoan ngoãn dịu đi. Bão tố ngừng thổi và mặt biển trở lại hiền hoà trong xanh như mặt gương bao la.
Xung quanh Poseidon có rất nhiều các vị thần biển, trong đó có thần Nereus, cha của Amphitritê, ông già tiên tri của biển cả, người được coi là biết hết mọi bí mật của tương lai. Ông không bao giờ biết nói dối và lừa lọc mà đối với các vị thần và những người trần ông chỉ biết nói sự thật.
Ông chính là cha của 50 nữ thần biển Nêrâyđêx. Các nàng Nêrâyđêx, trong đó có nàng Amphitritê nổi tiếng - vợ của Poseidon.
Tất cả mọi biển cả và toàn thể trái đất đều được bao bọc bởi thần Hải Dương Okeanos già nua, thuộc thế hệ thần Titan, cũng có đức tính chính trực và thanh cao như thần Zeus. Ông sống ở miền tây xa xôi nơi tận cùng của thế giới và không màng đến các sự việc trên trái đất.
Okeanos có ba nghìn con trai, đều là các thần sông suối và ba nghìn con gái. Bằng nguồn nước sinh sống của mình, các con của thần Okeanos vĩ đại đem lại niềm vui và hạnh phúc cho loài người; họ ban cho cả trái đất dòng nhựa sống tràn trề.
Nhưng từ khi các thần núi Olympus lên nắm quyền cai quản thế giới thay các vị thần Titan thì Okeanos cũng phải chịu dưới quyền cai quản của thần Poseidon - anh trai thần Zeus vĩ đại.
Chuyện tình của thần Poseidon
TIN LIÊN QUAN-
Màn "ăn cắp chất xám" đỉnh cao của Liên Xô trước Mỹ: Cú hích của "siêu pháo đài" làm kinh ngạc thế giới
-
Bí mật hành tinh có áp suất nghiền nát tàu ngầm, tàu vũ trụ chỉ "sống" được 1 giờ: Mệnh danh "địa ngục"
-
2 dự báo đáng sợ từ trận bão đang khuấy đảo Bờ Vịnh Mỹ: 10 triệu người được cảnh báo
Người vợ chính thức mà Poseidon yêu say đắm là nàng Amphitrite. Amphitrie vốn là một trong mười hai con gái của Titan Oceanus và Thetis.
Vốn suất thân từ biển, Amphitrie có vẻ đẹp mặn mà, thanh thoát hơn các chị em. Không có lời nào để miêu tả chuẩn xác vẻ đẹp của nàng. Nếu Peresphone – vợ của thần Hades mang vẻ đẹp của sức sống tươi trẻ, Hera - vợ của thần Zeus mang vẻ thanh cao quyến rũ, thì Amphitrie lại có sự dịu dàng, hiền hòa và vô tư như biển cả.
Thường ngày các chị em Amphitrie rủ nhau lên bờ vui chơi ca hát nhưng không hay biết rằng có một vị thần đã bắt gặp và say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp thần tiên ấy.
Mặc dù thần Poseidon mới chỉ lướt qua gương mặt Amphitrie, ông đã lập tức say mê muốn cưới nàng về làm vợ. Nhưng khi thần Poseidon ngỏ lời, Amphitrie đã từ chối thẳng thừng vì nàng muốn làm một trinh nữ.
Biết bản thân sẽ không thoát khỏi Poseidon, Amphitrie lánh tới chỗ Atlas bị trừng phạt, tận cùng của đất và biển. Poseidon đã phải nhờ tới Delphin – một con cá heo để tìm Amphitrie. Delphin tìm mọi nơi, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra nơi nàng Amphitrie trốn. Để đền ơn, Poseidon đã cho Delphin biến thành một chòm sao trên trời.
Cuối cùng Amphitrie đành chấp nhận lời cầu hôn của Poseidon. Sau hôn nhân, Amphitrite chung sống với Poseidon trong cung điện vàng đẹp đẽ dưới biển sâu và nàng sinh được một con trai đặt tên là Triton.
Triton có ngoại hình nửa người nửa rắn và có những hai cái đuôi rắn. Triton thường cầm trong tay một chiếc vỏ ốc cực lớn. Đó là chiếc tù và như chiếc kèn lệnh mà khi Triton cất tiếng thổi lên là có thể gây ra sóng to gió lớn hoặc có thể dẹp yên mọi sóng gió làm cho mặt biển trở lại cảnh thanh bình.
Nhưng Triton chỉ được phép thổi tù và khi có lệnh của thần Poseidon. Những người đi biển mỗi khi nghe thấy tiếng tù và của Triton vang lên là lúc bão tố khủng khiếp nổi ầm ầm khiến họ phải tìm mọi cách kiếm nơi trú ẩn. Họ coi Triton như một vị thần nhân đức đã báo trước cho họ biết tai họa và họ có thể cầu khấn Triton để Triton truyền đạt nguyện vọng của họ tới thần Poseidon.
Vị vua 'Vạn Thắng' quét sạch loạn quần hùng, đặt tên gọi kiêu hùng cho nước ViệtTừ khóa » Thần Biển Cả Trong Thần Thoại Hy Lạp
-
Poseidon – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Câu Chuyện Về Thần Poseidon - Vị Thần Của Biển Cả
-
Poseidon - Vị Thần Biển Cả | Thần Thoại Hy Lạp đầy đủ Nhất
-
Kẻ Thất Bại Vĩ Đại, Trăng Hoa Chẳng Kém Zeus [Thần Thoại Hy Lạp]
-
Epic - 3 GIA TỘC THẦN BIỂN TRONG THẦN THOẠI HY LẠP Lưu ý
-
Poseidon - Vị Thần Của Biển Cả - Truyện Cổ Tích
-
12 Vị Thần Trong Thần Thoại Hy Lạp - Migola Travel
-
Truyền Thuyết Về Poseidon - Thần Thoại Hy Lạp - D2Tshop
-
Thần Thoại Hy Lạp – Poséidon Và Các Thần Biển
-
Thần Biển Là Ai? - Hãy Nói Về Cá - HablemosDePeces
-
Poseidon - Vị Thần Của Biển Cả - Doc Truyen Co Tich
-
Các Vị Thần Tiêu Biểu Và Quyền Lực Nhất Trong Thần Thoại Hy Lạp
-
Thần Poseidon
-
Tên Các Vị Thần Hy Lạp Nổi Tiếng, Quyền Lực Nhất