Powerpoint Các Ngày Lễ Lớn ở Việt Nam - SlideShare
Có thể bạn quan tâm
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt nam•Download as PPTX, PDF•6 likes•12,588 viewsNNhung LêFollow
Các ngày lễ lớn ở việt namRead less
Read more1 of 18Download nowDownloaded 96 timesMore Related Content
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt nam
- 1. CÁC NGÀY LỄ LỚN Ở VIỆT NAM 1. Tết Dương lịch 2. Tết Nguyên Đán 3. Giỗ Tổ Hùng Vương 4. Ngày thống nhất đất nước 5. Ngày Quốc tế Lao động 6. Ngày Quốc Khánh 7. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 8. Ngày Quốc tế Phụ nữ 9. Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 10. Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 11. Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 12. Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 13. Ngày Quốc tế Thiếu nhi 14. Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 15. Ngày Cách mạng tháng Tám thành công 16. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- 2. Tết Dương lịch Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Ngày năm mới của lịch Gregorius rơi vào ngày 1 tháng 1, cũng là ngày được áp dụng trong lịch La Mã cũ và lịch Julius. Thứ các tháng trong năm là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã cổ trong suốt triều đại vua Numa Pompilius khoảng năm 700 TCN, theo như Plutarchus và Macrobius, và được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Italy, Tây Ban Nha, vương quốc Anh và Hoa Kỳ, ngày 1/1 là ngày lễ quốc gia.
- 3. Tết Nguyên Đán Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,[1] Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch) Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
- 4. Giỗ Tổ Hùng Vương Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm. Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính. Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
- 5. Ngày thống nhất đất nước Ngày Thống nhất, Ngày Giải phóng miền Nam (tên gọi tại Việt Nam), hay Ngày Sài Gòn thất thủ (trong cộng đồng người Việt tị nạn)[1] là một ngày lễ quốc gia của người Việt Nam, đánh dấu sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người tị nạn đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng luật mới góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó. Hằng năm, có rất nhiều hoạt động được tổ chức để kỷ niệm cho ngày lễ lớn của dân tộc.
- 6. Ngày Quốc tế Lao động Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.Năm 1883, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.
- 7. Ngày Quốc Khánh Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ lớn nhất của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình , Hà Nội , khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đồng chí Lê Đức Thọ đón Hồ Chủ tịch từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm. Ngày hôm sau, Hồ Chủ tịch về ở căn gác số 48, Hàng Ngang.
- 8. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Trên thực tế, một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài yếu tố có tính truyền thống của ý thức hệ phong kiến cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo thường dùng từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng kỳ và Đảng huy của Đảng có chiếc búa và bánh xe biểu tượng công nhân còn lưỡi liềm và bông lúa biểu tượng nông dân. Màu đỏ đảng kỳ biểu tượng cách mạng. Đảng kỳ của Đảng dập khuôn tất cả các Đảng Cộng sản (Đệ Tam) khác biểu thị của tinh thần quốc tế. Đảng ca là bài Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam của nhạc sĩ Đỗ Minh.
- 9. Ngày Quốc tế Phụ nữ Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới. Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đó là cuộc tranh đấu buộc nam giới để chấm dứt chiến tranh.Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911. Nữ công nhân ngày Quốc tế phụ nữ biểu tình tại Sydney, tháng 3 năm 1975 Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
- 10. Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.
- 11. Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam). Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng VõNguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.[8] Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN.[9] Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ,và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.
- 12. Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản và phong trào này có nguồn gốc từ phong trào Hướng đạo thế giới do huân tước Baden Powell sáng lập vào năm 1907 tại Anh quốc (xem thêm: Những tổ chức thế thân Hướng đạo thuộc quân đội và chính trị). Ngày 15 tháng 5, 1941: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pắc Pó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ. Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Thanh Tịnh, Lý Thị Nì, Lý
- 13. Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sỹ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.[6][7][8] Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
- 14. Ngày Quốc tế Thiếu nhi Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã quyết định ngày 20 tháng 11 là Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day) nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình . Một số quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children's Day) vào ngày 1 tháng 6. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác. Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) (tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu Nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn. Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.
- 15. Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 05 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Tại Việt Nam, ngày 05 tháng 6 hàng năm được tôn vinh là dịp lớn cùng với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kỷ niệm dịp này, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.
- 16. Ngày Cách mạng tháng Tám thành công Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến. Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quân và không quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh). Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.
- 17. Ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo
Từ khóa » Bài Powerpoint Về Lễ Hội
-
Bài Thuyết Trình Lễ Hội Truyền Thống ở Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Powerpoint Về Lễ Hội Bốn Phương, Mẫu ... - Indembassyhavana
-
Mẫu Powerpoint PPT Lễ Hội Theme | Hình Nền Slide Tải Miễn Phí
-
Lễ Hội Truyền Thống.ppt (lễ Hội Hà Nội) | Tải Miễn Phí
-
Tuần 25. Kể Về Lễ Hội - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Bài Powerpoint Về Lễ Hộc .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
Powerpoint Lễ Hội Chùa Hươc .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
10+ Slide Powerpoint Về Tết Đẹp Nhất - LaptopTCL
-
Lễ Hội Truyền Thống Văn Hóa Lễ Kỷ Niệm Ppt Mẫu - Lovepik
-
Mẫu Ppt Chủ đề Lễ Hội Laba Google Slide & PowerPoint ... - Pngtree
-
(PPT) Bản Trinh Bay1 | Khang Phạm Trọng
-
PowerPoint Tết Cổ Truyền Việt Nam - Tết Nguyên Đán - Twinkl