Ppm Là Gì? Tiêu Chuẩn Nồng độ Ppm Cho Các Cây Thủy Canh

Ppm là gì? Ppm được dùng khi nào? Cách chuyển đổi đơn vị ppm ra sao? Đó có lẽ là thắc mắc của không ít người. Để giải đáp những thắc mắc đó hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.

Ppm là gì?

Ppm là gì?

Ppm là gì?

PPM là từ viết tắt của part per million và là đơn vị dùng để đo mật độ với thể tích, khối lượng cực kỳ thấp. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là định dạng tệp hình ảnh hoặc dùng trong quảng cáo.

Ba nghĩa này được dùng trong 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nên khi tìm hiểu ý nghĩa ppm là gì, bạn cần phải đặt ppm trong từng trường hợp, ngữ cảnh cụ thể. Định nghĩa ppm được sử dụng phổ biến nhất là dùng trong đơn vị tính với ý nghĩa là một phần triệu (thành phần trong mỗi triệu đơn vị).

Ví dụ: Với khí hiếm heli thì phải 1 triệu phân tử không khí mới có 1 phân tử heli. Công thức cụ thể là: 1 ppm = 1/1.000.000

Cách tính hàm lượng ppm

Tính ppm thực chất là tính nồng độ của chất được dùng để đo lường nồng độ các chất hóa học trong nước. Do đó, ta có các công thức tính nồng độ ppm như sau:

C(ppm) = 1 000 000 x mchất tan / (m dung dịch + chất tan).

C(ppm) = 1.000.000 x m dung dịch/m ( cả 2 đều có đơn vị là mg).

C (ppm) = mchất tan (đơn vị là mg)/ V (đơn vị là l).

Một chất được coi là cực kỳ loãng khi nồng độ chỉ chiếm 1ppm tương ứng với 1 miligram/1 lít chất lỏng hay trên 1kg. Vậy 1 ppm = mg/kg hay 1 ppm = mg/l.

Cách chuyển đổi đơn vị đo ppm

C là nồng độ C và P là mật độ dung dịch.

- Từ ppm sang thành phần thập phân và ngược lại

+ P (thập phân) = P (ppm)/1.000.000

+ P (ppm)= P (thập phân)x1.000.000

- Từ ppm sang phần trăm và ngược lại

+ P (%) = P(ppm)/10.000

+ P (ppm) = P (%)x 10.000

- Từ ppm sang ppb và ngược lại

+ P(ppb) = P(ppm)x 1.000

+ P (ppm)= P(ppb)/1.000

- Từ Miligam/lít sang ppm

+ C (ppm) = C (mg/kg) = 1000 x C (mg/l)/P (kg/m3)

Khi dung dịch nước ở nhiệt độ 20 độ C, chúng ta tính bằng công thức:

C (ppm) = 1000x c (mg/l)/998,2071 (kg/m3) ≈1 (l/kg)x C (mg/l)

- Từ g/l sang ppm

C(ppm) = 1000x C(g/kg) = 106 x C(g/l)/P (kg/m3)

C(ppm) = 1000x C(g/kg)= 106 x C (g/l)/998,2071 (kg/m3) ≈ 1000 x c (g/l)

Đơn vị Ppm được sử dụng như thế nào?

- Ppm được dùng để chỉ lượng của một chất nào đó có trong một hỗn hợp và được đo bằng thể tích, khối lượng hoặc bằng số hạt. Vì đơn vị đo của ppm rất nhỏ nên chức năng chính của ppm là để đo thể tích, khối lượng rất thấp, cực kỳ thấp như đo khí hiếm hoặc kim loại.

- Nồng độ của một chất chỉ có 1ppm tương ứng với 1 mlg/l chất dung dịch thì được coi là một chất cực kỳ loãng.

- Ppm thường được dùng trong lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học, điện tử…và một số lĩnh vực liên quan đến khí thải, ô nhiễm môi trường.

Một số ứng dụng của ppm

1. Đo nồng độ TDS

Được dùng trong những lĩnh vực đòi hỏi phải tính xem tỷ lệ về lượng (số lượng hạt, thể tích, khối lượng hay đặc tính nào đó) của một chất nào đó, trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa nó.

Ta sẽ thường thấy đơn vị ppm trên các thiết bị đo nồng độ TDS hoặc trong các kết quả kiểm tra nồng độ chất rắn trong nước.

2. Đo sự dịch chuyển hóa học

Trong quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân, sự dịch chuyển hóa học được biểu thị bằng đơn vị ppm để biểu thị sự khác biệt của tần số đo bằng phần triệu so với tần số tham chiếu.

3. Các ứng dụng khác

Đơn vị ppm có thể đề cập đến phần khối lượng, phần mol hoặc phần thể tích. Để phân biệt khối lượng với phần khối lượng hoặc phần mol thì chữ viết “W” đôi khi sẽ được thêm vào chữ viết tắt như ppmw, ppbw,…. W ở đây là chữ viết tắt của trọng lượng.

Tiêu chuẩn nồng độ ppm cho các loại rau củ quả thủy canh

Tiêu chuẩn nồng độ ppm cho các loại rau củ quả thủy canh

Tiêu chuẩn nồng độ ppm cho các loại rau củ quả thủy canh

Trồng các loại rau củ quả thủy canh đang là một trong những ngành nông nghiệp hiện đại và phát triển vượt bậc trên thế giới. Trong các yếu tố quyết định đến năng suất mùa vụ thì nồng độ ppm chính là nhân tố tiên quyết. Dưới đây là chi tiết bảng dinh dưỡng cho cây trồng thủy canh:

1. Các loại cây ăn quả

Tên cây trồng

Độ PH cho cây

category

cF

ppm

Chuối

5.5-6.5

M

18-22

1260-1540

Cây việt quất

4.0 -5.0

M

18-20

1260-1400

Dưa lưới

5.5-6.0

H

20-25

1400-1750

Chanh leo

6.5

M

16-24

840-1680

Đu đủ

6.5

H

20-24

1400-1680

Dứa

5.5-6.0

H

20-24

1400-1680

Dâu

6

M

18-22

1260-1540

Dưa hấu

5.8

M

15-24

1260-1680

2. Các loại rau ăn lá

Tên cây trồng

Độ PH cho cây

category

cF

ppm

A-ti-sô

6.5-7.5

L

8-18

560-1260

Măng tây

6.0-6.8

L

14-18

980-1260

Đậu

6

M

20-40

1400-2800

Củ dền

6.0-6.5

H

8-50

1260-3500

Đậu răng ngựa

6.0-6.5

M

18-22

1260-1540

Bông cải xanh

6.0-6.8

H

28-35

1960-2450

Bắp cải cuộn

6.5

H

25-30

1750-2100

Cải bắp

6.5-7.0

H

25-30

1750-2100

Ớt chuông

6.0-6.5

M

18-22

1260-1540

Cà rốt

6.3

M

16-20

1120-1400

Súp lơ

6.5-7.0

M

5-20

1050-1400

Cần tây

6.5

M

18-24

1260-1680

Dưa leo

5.5

M

17-25

1190-1750

Cà tím

6

H

25-35

1750-2450

Cúc đắng, diếp xoắn

5.5

M

20-24

1400-1680

Fodder

6

M

18-20

1260-1400

Tỏi

6

L

14-18

980-1260

Tỏi tây

6.5-7.0

L

14-18

980-1260

xà lách, rau diếp

6.0-7.0

L

8-12

560-840

Đậu bắp

6.5

H

20-24

1400-1680

Hành

6.0-6.7

L

14-18

980-1260

Củ cải vàng

6

L

14-18

980-1260

Đậu Hà Lan

6.0-7.0

L

8-18

980-1260

Khoai tây

5.0-6.0

H

20-25

1400-1750

Bí đỏ

5.5-7.5

M

18-24

1260-1680

Củ cải trắng

6.0-7.0

M

16-22

840-1540

Rau chân vịt, cải bó xôi

60-7.0

M

18-23

1260-1610

Bắp, Ngô Ngọt

6

M

16-24

840-1680

Khoai lang

5.5-6.0

H

20-25

1400-1750

Cà Chua

6.0-6.5

H

20-50

1400-3500

Bí ngòi

6

M

18-24

1260-1680

Sau khi theo dõi bài viết trên, các bạn chắc hẳn đã trả lời được câu hỏi  Ppm là gì? Ppm được dùng khi nào? Cách chuyển đổi đơn vị ppm ra sao? Đồng thời cũng biết được nồng độ ppm tiêu chuẩn đối với các cây trồng thủy canh.

Nếu bạn nào có nhu cầu tìm mua các loại hóa chất thí nghiệm, hóa chất tẩy rửa, dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm, hãy liên hệ trực tiếp tới số HOTLINE 1900 2639 để các chuyên viên của LabVIETCHEM có thể hỗ trợ tốt nhất.

 

Từ khóa » Nồng độ Ppm Cho Rau ăn Lá