PR Có Nghĩa Là Gì Và Nghề PR Là Làm Gì? - Ngôi Nhà Kiến Thức

PR là gì? PR là viết tắt của từ gì? PR trên facebook là gì hay pr nhắc đến hay trên các trang báo có nghĩa là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về PR là gì qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:  Growth hacking là gì – Bán hàng đa cấp là gì – Marketing là gì

PR có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

PR là một từ được viết tắt từ tiếng Anh. PR viết đầy đủ là Public Relations. Nếu dịch từ PR qua tiếng Việt thì từ PR có nghĩa là quan hệ công chúng.  Từ PR theo lý thuyết marketing là một kênh truyền thông giúp tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty và cộng đồng.

Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm PR là hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Do đó hiểu PR có nghĩa là quảng cáo thì hoàn toàn toàn sai lầm nhé.

PR có nghĩa là gì và nghề PR là làm gì?

Vậy thì quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng tức là tạo ra một mối dây liên hệ bền chặt và liên tục với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Với sự liên hệ liên tục và bền vững này, thương hiệu sản phẩm, công ty sẽ có một mạng lưới tiêu thụ, phản hồi và truyền thông cho chính thương hiệu sản phẩm và công ty.

PR giúp cho công ty mở rộng thị trường và phòng vệ trước những thông tin xấu một cách gián tiếp mà các công cụ truyền thông khác không thể làm được.

PR có nghĩa là gì?

Ví dụ:

Một khách hàng đã từ sử dụng công ty và được chăm sóc rất tốt. Thì khi tin tức xấu nói về công ty như phục vụ khách hàng coi thường này nọ hay lừa đảo. Có thể thông tin này được đối thủ tung ra nhầm hạ bệ công ty đó.

Thì nếu như công ty đó quan hệ công chúng hay còn gọi làm PR tốt, thì khách hàng của họ sẽ không tin, thậm chí có khi họ còn vào đính chính giúp cả công ty đó.

Gần đây có sự kiện Yamaha thu hồi lại xe Grande. Theo cá nhân mình đánh giá đây là một hướng đi rất tốt cho thương hiệu của họ. Họ biết sản phẩm có lỗi và họ sẵn sàng thu hồi sửa lỗi chứ không đổ do khách hàng này nọ…

Sẵn đây mình cũng nói về vụ khi tìm kiếm trên google. Khi có search 1 công ty nào đó nếu có xuất hiện từ lừa đảo. Thì bạn nên bình tĩnh đừng vội kết luận đó lừa đảo. Hãy vào đọc, xem người nói có bằng chứng rõ ràng hay không.

Vì không ít vụ được dựng lên để hạ bệ danh tiếng của công ty đó. Còn vì sao lại có gợi ý như thế trên google. Đây được gọi là một dạng SEO Suggest.

Hoặc là do người dùng họ sợ công ty đó lừa đảo, nên thường tìm tên công ty abcxyz lừa đảo. Do tìm kiếm quá nhiều nên google sẽ tự động nhớ và lưu lại tạo nên Google suggest.

PR tại Việt Nam được hiểu như thế nào?

Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp.

Ví dụ:

  • Các cô phục vụ trong các quán bar, nhà hàng dùng chức danh PR rượu trong khi các cô đến từng bàn chào bán trực tiếp sản phẩm.
  • Các thông điệp và bài báo mang tiếng là bài viết PR nhưng toàn nói tốt về sản phẩm hoặc tệ hơn không cung cấp kiến thức nào cho người dùng. Bạn sẽ thấy rất nhiều thể loại bài này ở những tờ báo ít người đọc như khoa học, pháp luật, kỹ thuật… Và thường các hãng thực phẩm chức năng sử dụng hình thức này.
  • Hoạt động PR hay bộ phận PR doanh nghiệp kiêm nhiệm luôn chức năng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, marketing và thậm chí nếu quy mô công ty quá nhỏ còn thêm nhiệm vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Vậy nghề PR là làm gì?

Nghề PR là một nhánh nhỏ của công việc truyền thông, quảng cáo hoặc xây dựng thương hiệu. Do đó làm PR là làm những việc liên quan đến công việc truyền thông, quảng cáo hay xây dựng thương hiệu. Cụ thể công việc ra sao thì hãy xem tiếp phần bên dưới nhé.

PR theo lý thuyết thực sự có những loại hình nào?

Vì PR có nhiều hình thức tùy vào cách hiểu của công ty hoặc người làm PR, Ngôi nhà kiến thức chỉ xin giới thiệu những loại hình phổ biến đang được nhiều người làm để tham khảo:

Tổ chức sự kiện:

Với mục tiêu thu hút nhiều người tới, địa điểm đông người và rộng như công viên, nhà văn hóa, sân vận động… Sự kiện thường không sẽ ít nói nhiều về sản phẩm nhưng các trò chơi đa phần có liên quan đến sản phẩm.

Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút đông người để nhiều người biết đến và đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào đầu người tiêu dùng.

Tài trợ:

Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ. Trong chương trình hoặc cuối chương trình được nhận lời cám ơn qua lời dẫn của MC và có logo trên phông màn sân khấu.

Ví dụ kép cho 2 loại hình trên là sự kiện Rock Storm do Mobifone tài trợ. Đối tượng hướng tới là giới trẻ khi giới trung niên – những khách hàng đầu tiên thì khó thay đổi số điện thoại. Địa điểm là sân vận động để chứa được số lượng cả ngàn người.

Bài hát thì không nhắc tới Mobifone nhưng phông sân khấu có logo và đồ vỗ tay thì in logo mobifone.

  • Thông cáo báo chí: Viết diễn tả nội dung theo cấu trúc kim tự tháp ngược để nói về một sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu có liên quan.
  • Bài PR/Advertorial: Bài viết cung cấp kiến thức về một lĩnh vực cụ thể theo mô típ: vấn đề, giải pháp và cuối cùng là sản phẩm.
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông: Thực ra là đứng ra điều phối hoặc hỗ trợ giải quyết cùng ban lãnh đạo. Khi công ty bị khủng hoảng, bộ phận PR thường là nơi đánh giá mức độ khủng hoảng và đề ra giải pháp xử lý. Nếu quy mô lớn thì toàn thể lãnh đạo công ty cùng giải quyết hoặc chủ tịch hiệp hội ngành nghề phải cùng giải quyết chung.

Ví dụ:

Cuộc khủng hoảng của ACB sau khi bầu Kiên bị bắt khiến NHNN Việt Nam phải vào cuộc và tiếp vốn liên tục để ACB không bị hụt tiền hoạt động kinh doanh.

Vì đặc thù ngành ngân hàng là 1 cái sụp đổ sẽ kéo domino tất cả sụp theo. Ngân hàng là xương sống vốn của nền kinh tế, vì thế sự sụp đổ là điều không quốc gia hay người dân nào muốn.

  • Quan hệ cộng đồng: Tham gia các nghiệp đoàn, đoàn hội nhóm ngành nghề để trao đổi thông tin, quảng bá, hỗ trợ hoạt động để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác và bảo vệ nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.
  • Digital (số) hóa các hình thức trên: Khi giá nhiên liệu tăng, mọi người có xu hướng ít di chuyển và sử dụng mạng xã hội số nhiều hơn. Các thương hiệu thức thời đã đón bắt nhu cầu này và tạo cho mình trang thông tin đại diện để luôn đối thoại với người dùng, tổ chức sự kiện khuyến mãi hoặc chơi game điện tử có thưởng kể cả thuê những hot blogger, KOL hay Influencer, Facebooker nói về mình để nhiều người biết tới.

Một số từ liên quan đến PR dân tình hay nhắc tới:

PR dùm là gì?

PR dùm ở đây có nghĩa là nhờ ai đó giới thiệu quảng bá giúp về sản phẩm hay dịch vụ. Giống quảng cáo hộ hơn PR của quan hệ công chúng trong bài nhắc tới nhé.

PR thuê là gì?

PR thuê là được ai đó hay công ty nào thuê để thực hiện việc công việc quảng bá, quảng cáo giùm họ.

PR là gì trên facebook?

Pr trên Facebook. Tức là khi bạn thấy ai đó đang cố gắng tuyên truyền thuyết phục người khác, là 1 thứ gì đó là tốt. Hay hiểu đơn là họ đang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ gì trên facebook đi.

PR sản phẩm là gì?

PR là giới thiệu sản phẩm nào đó tới người khác. Hiểu PR sản phẩm theo số đông thì là quảng cáo sản phẩm. Còn hiểu nghĩa theo quan hệ công chúng là nó là 1 quá trình phức tạp dong dài, chứ không phải chỉ mỗi quảng cáo cái sản phẩm đó là xong.

PR hộ là gì?

PR hộ là nhờ ai đó giúp quảng bá sản phẩm tới nhiều người khác. Hiểu giống kiểu quảng cáo giùm hơn là cái quan hệ công chúng. Vì dân mình cứ tưởng PR là quảng cáo nên mới có mấy cách dùng PR như thế này.

PR trong mua hàng là gì?

PR trong mua hàng là để nói về tranh thủ quảng cáo về sản phẩm nào đó, có thể là sản phẩm khách hàng đang muốn mua hay 1 sản phẩm liên quan. Tương tự thì cái này cũng chẳng dính gì về quan hệ công chúng cả.

Do dân tình hiểu PR = Quảng cáo nên mới sinh ra mấy từ mình vừa giải thích.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Hy vọng qua bài viết PR có nghĩa là gì và nghề PR là làm gì để giúp bạn có thể hiểu hơn về PR là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tại sao phải bảo mật Email nhé.

Từ khóa » Viết Tắt Của Pr