ProIVIG | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Thành phần:
Human normal Immunoglobulin 5%
Công dụng:
Điều trị:
-
Suy giảm miễn dịch nguyên phát (PID)
-
Bệnh Kawasaki
-
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP)
-
Ung thư máu dòng lympho tế bào B mãn tính
-
Nhiễm HIV – 1 ở trẻ em
-
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu ở người cao tuổi
Liều lượng - Cách dùng
Liều điều trị khác nhau tùy theo chỉ định và dạng pha chế được sử dụng.
Lượng ProIVIGcho một bệnh nhân phải được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng. Sau đây là hướng dẫn lịch trình liều lượng:
- Điều trị thay thế trong hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát (PID)
Bắt đầu từ liều: 0,4 - 0,8 g/kg tiếp theo là 0,2 - 0,8 g/kg mỗi 2-4 tuần để đạt được mức đáy IgG ít nhất là 4 – 6 g/I.
- Điều trị thay thế trong suy hội chứng giảm miễn dịch thứ phát (SID)
Dùng 0,2-0,4 g/kg mỗi 3 - 4 tuần để đạt được mức đáy IgG ít nhất là 4 - 6 g/I.
- Ghép tủy xương dị sinh (BMT):
(1) Điều trị các bệnh nhiễm trùng và dự phòng bệnh thải ghép
(2) Thiếu sản xuất kháng thể liên lục
Dùng 0,5 g/kg mỗi tuần từ ngày 7 đến 3 tháng sau khi ghép.
0,5 g/kg mỗi tháng cho đến khi ngưỡng kháng thể về lại bình thường
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP)
Dùng 0.8 – 1 g/kg vào ngày 1, có thể lặp đi lặp lại một lần trong vòng 3 ngày hoặc 0,4 g/kg/ngày trong 2 – 5 ngày
- Bệnh Kawasaki
Dùng 1,6 – 2 g/kg vài liều trong 2 – 5 ngày kể từ ngày kết hợp với acid acetylsalicylic hoặc
Dùng một liều 2 g/kg kết hợp với acid acetylsalicylic
- Nhiễm HIV trẻ em
Dùng 0.2 - 0.4 g/kg mỗi 3 - 4 tuần
- Hội chứng Guillain Barré (GBS)
Dùng 0.4 g/kg/ngày trong 3 -7 ngày
Lưu ý: Liều dùng và tần xuất phải căn cứ chủ yếu vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng
ProIVIG nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy thận từ trước và ở những bệnh nhân được đánh giá là tăng nguy cơ phát triển suy thận ( bao gồm nhưng không giớ hạn những người có bệnh tiểu đường, tuổi lớn hơn 65 tuổi, suy giảm thể tích máu, thiếu protein máu, nhiễm trùng huyết và bệnh nhân có tiền sử nhiễm độc thận do thuốc).
Trong những trường hợp đặc biệt này điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bệnh nhân không bị giảm thể tích máu trước khi truyền immunoglobulin.
Khi truyền lần đầu tiên chất pha chế immunoglobulin nên khởi đầu với tốc độ ban đầu 0,6 đến 1,2 mL/kg/giờ trong ba mươi phút đầu tiên và có thể tăng lên đến 2,4mL/kg/giờ. Lần truyền sau trên cùng một bệnh nhân có thể được tăng lên đến 4,8 mL/kg/giờ.
Khi truyền lần đầu tiên immunoglobulin cho những bệnh nhân có gamma globulin máu thấp hay bệnh nhân không có gamma globulin chưa được điều trị trước đây có thể dẫn đến tác dụng phụ toàn thân. Bản chất của những hiệu ứng này chưa được làm sáng tỏ. Một số người trong số họ có thể là do việc phóng thích của các cytokine tiền chất gây viêm bởi các đại thực bào bị kích hoạt trong những người được truyền có suy giảm miễn dịch.
Những lần truyền immunoglobulin sau đó cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch cũng như cho các cá nhân bình thường thường không gây ra tác dụng phụ như thế nữa.
Bệnh nhân phải được theo dõi ít nhất 20 phút sau khi truyền. Trong trường hợp bị sốc, việc điều trị nên tuân thủ theo phác đồ điều trị sốc.
Thuốc nên được dùng ngay sau khi mở nắp chai. Chỉ được dùng trong vòng 04 giờ sau khi chai được mở và bất kỳ phần dư nào chư
Chống chỉ định:
Immunoglobulin truyền tĩnh mạch chống chỉ định với bệnh nhân thiếu hụt IgA có chọn lọc, bệnh nhân có khánh thể kháng IgA. Dung dịch pha chế của immunoglobulin cũng có thể chống chỉ định với bệnh nhân trước đó có phản ứng toàn thân nghiêm trọng với việc dùng immunoglobulin truyền tĩnh mạch hay tiêm bắp.
Chú ý đề phòng:
Trước khi bắt đầu trị liệu bằng immunoglobulin, cầm phải khắc phục tình trạng giảm thể tích máu của bệnh nhân bằng cách truyền lượng dịch thích hợp. Giảm sát định kỳ các xét nghiệm chức năng thận và lượng nước tiểu là điều đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân được phán đoán có nguy cơ cao phát triển suy thận cấp. Chức năng thận (bao gồm việc đo lường nitơ trong máu dưới dạng urê BUN). Lượng creatinine huyết thanh phải được đánh giá trước khi bắt đầu truyền immunoglobulin và lặp lại một lần nữa tại các khoảng thời gian thích hợp sau đó. Nếu chức năng thận bị suy giảm, phải ngưng dùng thuốc.
Không nên pha loãng chế phẩm ProIVIG® với các thuốc được tiêm truyền khác. ProIVIG® nên được dùng riêng biệt. Không được pha trộn thuốc hoặc các dung dịch khác với chế phẩm ProIVIG®.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú:
Phụ nữ mang thai nhóm C: Chưa thực hiện nghiên cứu trên động vật mang thai với ProIVIG®. Cũng chưa được biết ProIVIG® có gây tổn thương trên bào thai khi được dùng cho phụ nữ mang thai hay không hay ProIVIG® có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Chỉ dùng thuốc này cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
Những immunoglobulin nguyên thủy có chứa trong thành phần ProIVIG® đi qua nhau thai qua hệ tuần hoàn của mẹ và tăng dần sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Trong những trường hợp ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát cho mẹ trước khi sinh thì đáp ứng của tiểu cầu và hiệu quả lâm sàng tương tự ở người mẹ và bé sơ sinh.
Trẻ em và người già:
Không có bất kỳ nguy hiểm đặc biệt nào khi dùng IVIG liều cao cho trẻ em bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch cấp tính hay mãn tính. Kháng thể trong IVIG, có thể làm suy giảm hiêu lực của vắc xin từ vi rút sống giảm độc lực như vác xin ngừa sởi, quai bị và rubella. Phải thông báo cho bác sĩ chủng ngừa biết có dùng IVIG trong thời gian gần đây để được phòng ngừa thích hợp
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Chưa có thông báo là IVIG có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
BÀI VIẾT KHÁC
Tại sao có sự sai khác hàm lượng thuốc: ASPIRIN 75mg và ASPIRIN 81mg Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai là gì? Tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc Lưu ý khi dùng thuốc chữa đầy bụng khó tiêu Tìm hiểu về thuốc nhuận tràng kích thích XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Áp xe vú
✴️ Siêu âm trong phụ khoa và sản khoa: siêu âm quí ba thai kì
✴️ Các nguyên nhân gây tiểu máu ở nam giới
✴️ Vitamin C 1000 mg - Dược phẩm Cửu Long
✴️ Vị thuốc Bồ kết
Một số viêm màng não thường gặp
Dinh dưỡng trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi
THÔNG TIN TIẾP NHẬN TẶNG PHẨM GIAN HÀNG CHIA SẺ YÊU THƯƠNG NGÀY 15/07/2024
Từ khóa » Gamma Globulin Thuốc Biệt được
-
Globulin Miễn Dịch Tiêm Tĩnh Mạch (IGIV): Thuốc Gây Miễn ...
-
ProIVIG - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - QLSP-0764-13
-
Immunoglobulin Tiêm Tĩnh Mạch Là Gì? | Vinmec
-
Thiếu Gamma Globulin Thoáng Qua ở Trẻ Sơ Sinh - Miễn Dịch Học
-
Flebogamma 5% DIF - Health Việt Nam
-
GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP
-
Globulin Miễn Dịch Tiêm Tĩnh Mạch - Y Khoa Phước An
-
Immune Globulin Human Là Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Ý Nghĩa Lâm Sàng Của Các Globulin Miễn Dịch IgG, IgM Và IgA
-
Các Globulin Miễn Dịch (Immunoglobulins): Cấu Trúc Và Chức Năng
-
Globulin Miễn Dịch Của Người Dạng Tiêm Bắp - Y Khoa Hợp Nhân
-
16% Human Gamma-globulin
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH TIÊN PHÁT - IPOPI
-
Cảnh Giác Dược