Project Management Knowledge Areas - Viện FMIT

Ngoài các nhóm quy trình (Process Groups), các quy trình còn được phân loại theo các lĩnh vực kiến thức (Knowledge Areas). Mỗi lĩnh vực kiến thức làm một nhóm các yêu cầu kiến thức được định nghĩa và mô tả theo các quy trình, thực hành, đầu vào, đầu ra, công cụ, và kỹ thuật liên quan.

Mặc dù các lĩnh vực kiến thức là liên quan nhau, nhưng chúng được định nghĩa tách biệt về mặt phương diện quản lý dự án. 10 lĩnh vực kiến thức được xác định trong PMBOK bao gồm:

Quản lý tích hợp (Project Integration Management)

Bao gồm các quy trình và hoạt động để nhận diện, định nghĩa, tích hợp, đồng bộ, và điều phối các quy trình và các hoạt động quản lý dự án khác nhau trong công tác quản lý dự án.

Quản lý công việc (Project Scope management)

Bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án bao gồm các công việc được yêu cầu, và chỉ có những công việc được yêu cầu, để hoàn thành dự án một cách thành công.

Quản lý tiến độ (Project Schedule Management)

Bao gồm các quy trình cần thiết để quản lý việc hoàn thành dự án một cách đúng lúc

Quản lý chi phí dự án (Project Cost Management)

Bao gồm các quy trình như lập kế hoạch, ước tính, lập ngân sách, tài chính, cấp vốn, quản lý, kiểm soát chi phí giúp dự án hoàn thành trong ngân sách được phê duyệt.

Quản lý chất lượng dự án (Project Quality Management)

Bao gồm các quy trình để tuân thủ theo chính sách chất lượng của tổ chức liên quan đến kế hoạch, quản lý, kiểm soát dự án và yêu cầu chất lượng sản phẩm, để đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan.

Quản lý nguồn lực (Project Resource Management)

Bao gồm các quy trình để nhận diện, yêu cầu, và quản lý nguồn lực cần thiết cho sự thành công của dự án.

Quản lý truyền thông dự án (Project Communication Management)

Bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo việc lập kế hoạch thu thập, tạo lập, phân phối, lưu trữ, nhận, quản lý, kiểm soát, giám sát thông tin dự án một cách phù hợp và đúng lúc.

Quản lý rủi ro dự án (Project Risk Management)

Bao gồm các quy trình được triển khai nhằm lập kế hoạch, nhận diện, phân tích, xử lý, hiện thực xử lý, và giám sát rủi ro của dự án.

Quản lý thầu (Project Procurement Management)

Bao gồm các quy trình cần thiết để mua sắm sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả từ bên ngoài của nhóm dự án.

Quản lý bên liên quan (Stakeholder Management)

Bao gồm các quy trình cần thiết để nhận diện con người, nhóm, hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án, phân tích kỳ vọng của các bên liên quan và tác động của họ lên dự án, xây dựng các chiến lược quản lý phù hợp và hiệu quả các bên liên quan

Với một số dự án cụ thể có thể yêu cầu nhiều các lĩnh vực kiến thức hơn, ví dụ, dự án xây dựng có thể yêu cầu về quản lý tài chính hoặc an toàn sức khỏe.

Từ khóa liên quan: Nhóm quy trình quản lý dự án (project management process groups) là gì?

Từ khóa » Dự án Là Gì Project