Protein Trong Nước Tiểu Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bình thường, trong nước tiểu có lượng protein rất thấp vì các phân tử này được thận giữ lại sau quá trình lọc. Đôi khi, lượng protein trong nước tiểu tạm thời tăng lên trong một số trường hợp như sau khi tập thể dục hoặc trong thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, khi hàm lượng chất này ở mức cao liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh thận và tình trạng đó được gọi là protein niệu (hay đạm niệu).
Tìm hiểu chung
Protein niệu (tiểu đạm) là gì?
Protein niệu (đạm niệu) là tình trạng có protein trong nước tiểu. Dây là một dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có vấn đề.
Nước tiểu có đạm là bệnh gì? Bình thường, protein di chuyển trong máu và chỉ một lượng rất nhỏ được lọc qua thận vào nước tiểu vì hầu hết các phân tử protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc ở cầu thận. Khi các phân tử này xuất hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề ở thận. Loại protein trong nước tiểu liên quan nhiều đến bệnh thận là albumin.
Dấu hiệu và triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng nước tiểu có đạm là gì?
Thông thường người bệnh không có triệu chứng đáng chú ý, sự hiện diện của protein trong nước tiểu thường được phát hiện bằng xét nghiệm nước tiểu thường xuyên. Bạn cũng có thể không mắc vấn đề nghiêm trọng về thận nếu kết quả xét nghiệm cho thấy protein niệu cao hơn bình thường.
Khi nguyên nhân gây tiểu đạm tiến triển nặng thêm khiến lượng đạm trong nước tiểu tăng ca, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu nước tiểu có đạm như:
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Đi tiểu có bọt
- Mệt mỏi, thở nông
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sưng ở mặt, bụng, bàn chân hoặc mắt cá chân
- Chán ăn
- Sưng húp quanh mắt, nhất là vào buổi sáng
- Chuột rút vào ban đêm
Nếu hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao thì nhiều khả năng người bệnh mắc phải hội chứng thận hư. Hội chứng này làm cho nước tích tụ trong cơ thể, gây phù mắt cá chân, ngón tay hoặc xung quanh mắt, nghiêm trọng hơn nữa là phù chân và lưng, phình bụng hoặc khó thở do nước xung quanh phổi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ thận đang gặp vấn đề, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra protein niệu?
Thận lọc các chất thải từ máu trong khi giữ lại các thành phần cơ thể cần thiết bao gồm protein. Tuy nhiên, một số bệnh lý và tổn thương có thể khiến thận lọc bỏ luôn các phân tử lớn như protein vào trong nước tiểu đào thải ra ngoài.
Tuy vậy, một số trường hợp hàm lượng của protein trong nước tiểu gia tăng tạm thời nhưng không có tổn thương thận bao gồm:
- Tiếp xúc với môi trường lạnh
- Căng thẳng về tình cảm
- Sốt
- Mất nước
- Tập thể dục quá mức.
Một lượng nhỏ protein trong nước tiểu có thể là bình thường nhưng khi hàm lượng này quá cao thì không phải là một dấu hiệu tốt. Những nguyên nhân có thể gây ra protein liên quan đến bệnh thận bao gồm:
- Amyloidosis (tích tụ của các protein bất thường trong cơ quan)
- Sử dụng một số loại thuốc như NSAID
- Bệnh thận mạn tính
- Bệnh tiểu đường
- Viêm cầu thận (viêm các tế bào thận có chức năng lọc chất thải khỏi máu)
- Hội chứng Goodpasture (hội chứng tự miễn liên quan đến thận và phổi)
- Bệnh tim
- Suy tim
- Cao huyết áp
- U lympho Hodgkin
- Bệnh lý thận IgA (bệnh Berger) (viêm thận kết quả từ sự tích tụ các kháng thể immunoglobulin A)
- Nhiễm trùng thận
- Ung thư máu
- Lupus
- Bệnh sốt rét
- Nhiều u tủy
- Protein niệu tư thế (mức độ protein trong nước tiểu tăng lên khi đứng thẳng)
- Viêm màng ngoài tim
- Tiền sản giật
- Mang thai
- Viêm khớp dạng thấp
- Sarcoidosis (phát triển các khối của các tế bào viêm trong cơ quan)
- Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị protein niệu?
Protein niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ có protein trong nước tiểu?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Các yếu tố khác cũng gây ra tình trạng protein niệu bao gồm:
- Sử dụng một số thuốc
- Chấn thương
- Độc tố
- Nhiễm trùng
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Gia tăng sản xuất protein trong cơ thể có thể dẫn đến protein niệu, ví dụ như do đa u tủy và amyloidosis
- Béo phì
- Tuổi trên 65
- Tiền sử gia đình có bệnh thận
- Tiền sản giật (cao huyết áp và protein niệu trong thai kỳ)
- Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Tây Ban Nha và Thái Bình Dương có nhiều khả năng mắc huyết áp cao, phát triển bệnh thận và protein niệu hơn so với người da trắng.
Một số người có protein trong nước tiểu khi đang đứng nhiều hơn khi ngồi được gọi là protein niệu tư thế.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán protein niệu (đạm niệu)?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh này bằng những thông tin thu thập được từ các xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu. Thử nghiệm đơn giản với que thử có thể phát hiện protein vi lượng, do đó tuy kết quả dương tính nhưng chưa chắc thận đã có vấn đề.
Khi phát hiện đạm bằng que thử nghiệm trên mẫu nước tiểu, bạn cần làm một phép đo khác trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác lượng protein bằng cách đo nồng độ của protein và creatinin để tính toán tỷ lệ protein/creatinine (PCR). Hiện nay, việc xác định tìm protein vi lượng trong nước tiểu thường bằng cách kiểm tra lượng albumin và đo tỷ lệ albumin/ creatinine (ACR). Albumin là protein chiếm tỉ lệ cao trong cơ thể và bất cứ ai có tỷ lệ protein/ creatinine lớn thì cũng có tỷ lệ albumin/ creatinine lớn hơn mức bình thường.
- Albumin/ creatinine ít hơn 3mg/ mmol là bình thường.
- Albumin/ creatinine từ 3–30mg/ mmol thường không cần can thiệp nhưng cần được kiểm tra hàng năm.
- Albumin/ creatinine lớn hơn 30mg/mmol cho thấy lượng lớn protein rò rỉ qua thận, nếu lên đến 100mg/mmol sẽ đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu albumin/creatinine cao, bác sĩ sẽ khám và tìm hiểu ngay về bệnh sử và tiền sử gia đình mắc bệnh thận, đồng thời cho làm một số xét nghiệm máu và huyết áp. Kích thước và hình dạng của thận có thể được đo lường thông qua siêu âm.
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ thường dùng để giúp chẩn đoán protein niệu. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn để lấy mẫu nước tiểu thu thập trong đủ 24 giờ để gửi đến phòng làm xét nghiệm.
Đôi khi bác sĩ phải thực hiện sinh thiết thận, tức là lấy một phần mô thận rất nhỏ để soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm nguyên nhân gây ra protein niệu.
Cách làm giảm protein trong nước tiểu là gì?
Protein niệu không phải là một căn bệnh cụ thể. Vì vậy, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào việc xác định và điều trị các nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bệnh thận thì cần có những can thiệp y tế thích hợp vì bệnh thận mạn tính nếu không điều trị có thể dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, protein niệu mức độ nhẹ không cần phải điều trị.
Những người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao phải dùng thuốc điều trị. Hai loại thuốc được dùng là:
- Các chất ức chế men chuyển (angiotensin-ức chế men chuyển)
- ARB (chẹn thụ thể angiotensin)
Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường và tăng huyết áp rất cần các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn tổn thương thận khiến tình trạng protein niệu xảy ra.
Thay đổi lối sống
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bị protein niệu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát được hàm lượng protein trong nước tiểu cũng như hạn chế tổn thương thận khi thực hiện các thói quen sau:
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày
- Uống đủ nước cần thiết cho cơ thể
- Kiểm soát chế độ ăn uống thích hợp (ăn ít chất béo) kết hợp với tập thể dục nhiều hơn.
Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?
Nếu bạn được chẩn đoán protein niệu, bác sĩ có thể đề nghị một số thói quen ăn uống sau:
- Ăn những thực phẩm ít kali, natri, mangie và protein
- Hạn chế carbohydrate – Carbohydrate đơn (chẳng hạn như trái cây và mía) hoặc phức tạp (chẳng hạn như mì và ngũ cốc), có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu, điều này sẽ không tốt nếu bạn có vấn đề về thận do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lượng carbohydrate dư thừa mà chúng ta đưa vào cơ thể cũng được chuyển hóa thành chất béo. Nói chung, chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm khoảng 50% carbohydrate. Tránh đường và thay vào đó, sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.
- Protein – Thực phẩm giàu protein bao gồm tất cả các loại thịt. Chế độ ăn uống của bạn chỉ nên bổ sung 15-20% protein nếu bạn có các triệu chứng của protein niệu.
- Tăng cường ăn rau tươi và chất xơ – Nên bổ sung 55g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ và rau tươi giúp duy trì thói quen đi tiêu đều đặn và có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn nên tránh thực phẩm có nhiều kali và magiê nếu đã được chẩn đoán mắc chứng protein niệu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng protein niệu và cách điều trị, hãy trao đổi thêm với bác sĩ.
Từ khóa » đạm Trong Nước Tiểu
-
Protein Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Protein Niệu Là Gì, Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn đoán Bệnh ...
-
Định Lượng Protein Trong Nước Tiểu: Khi Nào Cần Thực Hiện? - Vinmec
-
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PROTEIN TRONG NƯỚC TIỂU LÀ GÌ?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Xét Nghiệm Protein Trong Nước Tiểu
-
Chỉ Số Protein Niệu Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu Thai Phụ Nói Lên điều Gì
-
Nước Tiểu Có đạm - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh Đạm Niệu: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh đạm Niệu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Protein Trong Nước Tiểu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Protein Niệu: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Thận
-
Protein Trong Nước Tiểu Cao Bất Thường ở Trẻ Em - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Protein Niệu (Đạm Niệu): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán ...
-
PROTEIN NIỆU - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh