PTNN: Thơ: Cầu Vồng - MN Ngô Quyền

III. Tổ chức hoạt động:

1. Gây hứng thú:

- Cho trẻ hát bài “ cho tôi đi làm mưa với”

- Bài hát nói về điều gì ?( Một bạn nhỏ mong muốn được làm hạt mưa để giúp ích cho cuộc sống)

- Các con biết sau trận mưa to thì thường xuất hiện điều gì không?

- Để biết được điều gì xuất hiện sau cơn mưa rào , hôm nay cô mời chúng mình cùng làm quen với bài thơ : “Cầu vồng” của nhà thơ Nhược Thủy nhé.

2. Bài mới:

a) Cô đọc thơ cho trẻ nghe:

- Lần 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ ( trên nền nhạc)

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ?

- Để hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ này cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ này một lần nhé.

- Lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh

- Bài thơ nói lên điều gì?

→ Giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ “ Cầu vồng ” miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của chiếc cầu vồng.

- Vừa rồi chúng mình đã được nghe và xem hình ảnh nội dung bài thơ “ cầu vồng” rồi, chúng mình đã ghi nhớ kĩ chưa nào ?

b) Đàm thoại và giải nghĩa từ khó

- Điều gì xuất hiện sau cơn mưa rào ?

→ Trích dẫn:“ Mưa rào vừa tạnh

Có cái cầu vồng”

→ Giải nghĩa từ “ Mưa rào” là như thế nào?( các con ạ mưa rào là cơn mưa có hạt to, nhiều và mau tạnh

( cho trẻ xem hình ảnh)

- Cầu vồng được vẽ như thế nào ?

→ Trích dẫn:

“ Ai vẽ cong cong

Tô màu rực rỡ”

- Cầu vồng trong bài thơ có những màu sắc gì ?

→ Trích dẫn:

“Tím , xanh , vàng , đỏ”

- Bạn nhỏ trong bài thơ đã phát hiện có mấy cái cầu vồng ?

“ Ồ hai cái cơ

Cái rõ cái mờ”

- Câu thơ nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ trước vẻ đẹp của cầu vồng?

→ Trích dẫn:

“ Ai tài thế nhỉ ?”

*Giáo dục : Các con ạ qua bài học ngày hôm nay cô hi vọng rằng chúng mình sẽ hiểu được hơn về những hiện tượng tự nhiên của cuộc sống và sẽ có những hành vi phù hợp vói nó . ví dụ như khi trời nắng chúng mình mặc ít áo ,ra đường thì nhớ đội mũ. Còn khi trời mưa thì khi đi chơi hay đi học chúng mình nhớ đội mũ và mặc áo che mưa vào để không bị ướt. Chúng mình nhớ chưa nào!

c) Dạy trẻ đọc thơ:

- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.

- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ . ( mỗi tổ đọc thơ 1 lần)

- Theo nhóm bạn trai ,bạn gái. ( 1 lần)

- Đọc theo cá nhân. ( 1- 2 lần)

( Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc sai, nhận xét , khen và động viên trẻ sau mỗi lần đọc ).

- Cho cả lớp đọc diễn cảm kết hợp với điệu bộ minh họa ( 1 lần).

- Cô nhận xét, tuyên dương và khích lệ trẻ.

3. Kết thúc:

- Hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả.

-Nhận xét tuyên dương rồi chuyển hoạt động.

Từ khóa » Có Cái Cầu Vồng Ai Vẽ Cong Cong