PTNN: THƠ “TAY NGOAN” – VÕ THỊ NHƯ CHƠN
Có thể bạn quan tâm
1. Mục đích – yêu cầu:
+ Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả sáng tác bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “tay ngoan”, hiểu được nội dung ý nghĩa của bài thơ.
+ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, dứt khoát, ngắt đúng nhịp 2/2
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, sự chú ý có chủ định của trẻ
+ Thái độ: - Hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ an toàn đôi bàn tay, giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh mọi lúc mọi nơi.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: Giáo án, hình ảnh minh họa trên máy tính, nhạc các bài hát “tay thơm tay ngoan, múa cho mẹ xem, vũ điệu rửa tay...”, máy chiếu, loa.
+ Đồ dùng của trẻ: Chiếu ngồi, bàn, ghế, giấy A4, bút chì, bút mầu.
+ Địa điểm: Lớp 5 tuổi B
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Trò chuyện gây hứng thú, giới thiệu bài thơ - Chào các cô giáo đến dự! - Hát 1 bài về chủ đề “bản thân” tặng các cô: Tay thơm tay ngoan. - Chúng mình hát bài hát về bộ phận nào trên cơ thể? - Đôi tay của chúng mình làm gì? - Đôi bàn tay của chúng mình làm rất nhiều việc đấy! Để nói lên công việc hàng ngày của đôi tay có một nhà thơ đã sáng tác 1 bài thơ nói về đôi tay. Có ai biết là bài thơ nào không? - Đó là bài thơ “tay ngoan” sáng tác Võ Thị Như Chơn. *Hoạt động 1: Trẻ đọc thơ - Chúng mình đọc thật to bài thơ “tay ngoan” cùng cô nào! (trẻ về chỗ ngồi đọc thơ) - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ “tay ngoan” do ai sáng tác? - Chúng mình nhìn lên màn hình và đọc thật hay cùng cô nào! (đọc thơ có minh họa trên máy chiếu) – 2 lần. - Cho trẻ đọc thơ theo tổ (3 tổ đọc) - Đọc theo nhóm bạn trai – bạn gái (1 lần) - Đọc thơ theo hiệu lệnh của cô (1 lần) - Gọi cá nhân trẻ đọc 1 trẻ) *Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại - “Tay thò tay thụt....Đẹp xinh mười ngón” đôi bàn tay thò thụt để múa xòe hoa, mười ngón tay đều đẹp xinh. - Bàn tay đẹp xinh đó biết làm nhiều việc: Biết đón khách đến chơi nhà, biết xòe ra chơi cùng bạn, biết chải răng trắng tinh, biết xếp hình, biết làm toán, tự biết chăm lo, tay luôn sạch sẽ. + Bài thơ nói về bộ phân nào trên cơ thể? + Đôi bàn tay của bạn nhỏ được tác giả miêu tả như thế nào? + Tay bạn nhỏ múa xòe ra giống cái gì? + Đôi bàn tay đã làm gì khi khách đến thăm nhà? + Đôi bàn tay còn làm gì vào buổi sáng? + Ngoài ra đôi tay còn làm gì nữa? - Muốn cho đôi bàn tay của chúng mình luôn sạch sẽ khỏe mạnh con phải làm gì? => Giáo dục trẻ luôn bảo vệ đôi tay của mình bằng cách không nghịch những vật sắc, nhọn, nguy hiểm. Giữ gìn tay luôn sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và bất kỳ khi nào bẩn. - Cho trẻ làm thao tác rửa tay theo nhạc *Hoạt động 3: Trò chơi - Đôi tay của các con đã rất sạch sẽ rồi! Bây giờ chúng mình có muốn lưu giữ đôi bàn tay sạch sẽ này cho ông, bà, bố, mẹ xem không? - Chia trẻ về 5 nhóm để “đồ bàn tay” của mình => Kết thúc | - Khoanh tay: Con chào các cô ạ! - Hát “tay thơm tay ngoan” - Đôi tay - Xúc cơm, viết bài, vẽ, quét nhà.... - Tay ngoan - Trẻ đọc thơ đi về chỗ ngồi - Tay ngoan - Võ Thị Như Chơn - Trẻ ngồi đọc thơ - Từng tổ đọc thơ - Nhóm bạn trai – bạn gái đọc thơ - Nghe theo hiệu lệnh tay cô - Cá nhân đọc - Trẻ nghe cô giải thích + Đôi bàn tay + Tay thò tay thụt.... + Giống hoa + Vòng đón khách ạ! + Chải răng + Trẻ kể: Làm toán, chơi cùng bạn. - Bảo vệ tay, rửa tay sạch - Trẻ nghe cô - Trẻ làm thao tác rửa tay - Trẻ ngồi đồ bàn tay |
Từ khóa » Bài Thơ Tay Thơm Tay Ngoan
-
Bài Thơ Tay Ngoan (Vũ Thị Như Chơn)
-
Thơ:Tay Ngoan ( Chủ đề : Bản Thân )
-
Thơ: Tay Thơm, Tay Ngoan - MN Yên Phương
-
Bài Thơ Tay Ngoan - Lời Bài Thơ Chi Tiết Cho Bé Và Giáo Án Cho Cô
-
Tay Thơm Tay Ngoan Ca Nhạc Thiếu Nhi Nhạc Cho Trẻ Mầm Non
-
Tay Thơm Tay Ngoan - YouTube
-
Thơ Hay_Bài Thơ Tay Ngoan - YouTube
-
Bài Thơ: Tay Ngoan- Mẫu Giáo Lớn ( CĐ : Bản Thân Và Gia đình Bé)
-
Bài Thơ Tay Ngoan Của Võ Thị Như Chơn - Thơ Mầm Non
-
Bài Hát: Tay Thơm Tay Ngoan | Mầm Non Thảo Điền
-
Tay Thơm Tay Ngoan - Tìm Lời Nhạc ở
-
Bài Giảng điện Tử Mầm Non Lớp Chồi Tay Thơm Tay Ngoan - Tài Liệu Text
-
Thơ. TAY NGOAN .5-6 Tuoi - Tài Liệu Text - 123doc