PTTM Nâng Mũi Và Những điều Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Mũi là một trong 5 ngũ quan quan trọng trên gương mặt. Vì thế những cô nàng chưa may mắn có khuyết điểm mũi thấp tẹt được bà mụ nặn vội … thì thường có cảm giác tự ti muốn khắc phục. Nhưng làm sao để khắc phục triệt để và khắc phục chỉ một lần là đủ. Điều đó cần kỹ thuật, tay nghề cao của bác sĩ! Tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
So với các phương pháp làm đẹp các trên khuôn mặt, nâng mũi chính là giải pháp giúp thay đổi nhan sắc rõ rệt nhất.
Theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Lê Viết Hải (hơn 20 kinh nghiệm tu nghiệp trong và ngoài nước – Tổng giám đốc Viện thẩm mỹ Y khoa Dr.Hải Lê) về sự thật các phương pháp nâng mũi hiện nay cùng nangmuicao.com.vn:
Tiêu chuẩn thế giới đưa ra góc mũi và môi là 92 độ. Nhưng theo xu hướng nâng mũi cao hiện nay và làm dáng mũi cụp xuống, tránh lỗ mũi hứng hạt mưa, đang làm thay đổi tiêu chuẩn này. Mũi cụp đẹp với nam giới, còn xét về tướng mạo, nữ giới mũi cụp sẽ dữ dằn. Và bạn cũng cần lưu ý, nếu dáng mũi không được nâng theo kỹ thuật chuẩn thì sụn dễ bị sập xuống.
Dù có là phương pháp hiện đại hay truyền thống thì đều có ưu nhược điểm riêng, không có gì là vĩnh viễn trong công cuộc trùng tu nhan sắc. Mà chính bác sĩ sẽ đóng vai trò giúp cho dáng mũi sau phẫu thuật duy trì dài lâu nhất có thể, đồng thời hạn chế các khuyết điểm và biến chứng cho khách hàng.
Một số phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay:
Nâng mũi “truyền thống”
Một thanh độn – sụn độn nhân tạo sẽ được bác sĩ đưa vào mũi bằng việc bóc tách khoang mũi. Phương pháp truyên thống này được sử dụng trước đây, xong hiện tại nó không còn được phổ biến nhiều.
Khi thực hiện phương pháp nâng mũi cổ điển, người thực hiện phải có da đầu mũi dày, dáng mũi thon. Còn đối với những ai dáng mũi ngắn, da mỏng không nên ham rẻ mà thực hiện.
Nhược điểm của nâng mũi truyề thống là chất liệu độn hoàn toàn 100% nhân tạo. Chính vì thế hay để lại các biến chứng bóng đỏ, lộ sóng mũi, đỏ đầu mũi, lệch dáng mũi…
Nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là hình thức kết hợp sụn nhân tạo + sụn tự thân. Sụn tự thân lấy từ sụn vành tai hoặc cân cơ thái dương. Sụn ở đây tương đối mềm và tương thích với sụn mũi, dùng để bọc đầu mũi. Do đó, phương pháp này khắc phục được nhược điểm bóng, đỏ, lộ đầu mũi, lộ sóng.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định nếu ghép sụn tự thân bọc đầu mũi không khéo. Sụn này sẽ không được các mạch máu nuôi dưỡng sẽ dần teo đi và hoại tử đầu mũi. Với những trường hợp nâng mũi quá cao, dài, đặt miếng sụn không đúng kỹ thuật thì đầu mũi sẽ lệch, lộ rất mất thẩm mỹ.
Cách khác để khắc phục là bác sĩ sẽ dùng mô ở bụng. Lấy mô bụng đắp vào dầu mũi và sống mũi cũng hạn chế được tình trạng da mỏng, lô sóng, giúp mạch máu lưu thông ở mũi tốt hơn. So với sụn tai thì mô bụng cần ít dinh dưỡng để nuôi sống hơn nên sẽ tồn tại lâu dài hơn.
Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi hiện đại, giúp giải quyết hoàn toàn các vấn đề khiếm khuyết ở mũi. Bác sĩ sẽ chỉnh sửa phần thiếu hụt, tái cấu trúc lại toàn bộ dáng mũi, bỏ phần thừa để giúp khuôn mũi đẹp tự nhiên.
Nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn nhân tạo để cải thiện độ cao của mũi và đầu mũi sẽ dùng sụn tự thân tạo trụ mũi phù hợp. Với tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sụn tai, mô bụng để áp dụng xử lý.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng sụn sườn dựng sống mũi cao lên. Nhưng có một nhược điểm là sụn sườn khi bị lấy ra thường không giữ được lớp màng nên khả năng bị teo đi theo tỷ lệ % rủi ro, cũng khó dự đoán. Nhằm khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ bọc một lớp màng bảo vệ xung quanh.
Phương pháp này phù hợp với những ai có đầu mũi to, da mũi mỏng, sống mũi thấp tẹt… Đây là phương pháp nâng mũi triệt để và cho hiệu quả thẩm mỹ cao khi tác động đến các vị trí sống mũi, đầu mũi, cánh mũi, tiền đình mũi.
Trước khi quyết định nâng mũi theo phương pháp nào, bạn cần tư vấn và trao đổi với bác sĩ mong muốn cải thiện dáng mũi của bạn thân và tình trạng mũi của mình ra sao để đưa ra được phương pháp hợp lý nhất cho trường hợp của mình. Vì yếu tố an toàn và đẹp hài hòa bao giờ cũng là tiêu chí hàng đầu cần lựa chọn.
Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi xương máu từ người trong cuộc
- Nguy hiểm khôn lường từ việc sử dụng kẹp nâng mũi
Từ khóa » đầu Mũi Bị Cụp Xuống
-
Đầu Mũi Bị Cụp Xuống Và Móp Méo, Sống Mũi Lung Lay Xử Lý Thế Nào?
-
Cách Khắc Phục đầu Mũi To, Mũi Củ Hành - Suckhoe123
-
Nhật Ký Sửa đầu Mũi Bị Cụp Ngắn, Lỗ Mũi Hở, Sống Mũi Cao Nhỏ Từng ...
-
Tướng Mũi Tiết Lộ Gì Về Tính Cách Của Bạn?
-
Đầu Mũi Bị Cứng Sau Khi Nâng: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
-
6 Tướng Mũi Xấu Khiến Cuộc đời Cơ Cực, Đen đủi, Lận đận
-
Biến Chứng Thường Gặp Sau Nâng Mũi | Vinmec
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đầu Mũi Tròn To Phải Làm Sao? Có Nên Sửa Không?
-
Giải Pháp Loại Bỏ Biến Chứng Trong Nâng Mũi Cấu Trúc
-
Top 14 đầu Mũi Cụp Xuống
-
Lệch Vách Ngăn Mũi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cách Khắc Phục Hoàn Toàn Mũi Khoằm Mà Bạn Nên Biết
-
Nâng Mũi Thay đổi Tướng Số - Đoán Số Mệnh Từ Dáng Mũi
-
Chỉnh Hình Mũi Dài - Bệnh Viện Thẩm Mỹ JW
-
Viện Nâng Mũi Bác Sĩ Trần Phương | Facebook - Facebook
-
Dáng Mũi Nói Lên Số Phận, Cuộc đời Tương Lai Của Mỗi Người - 2Sao