QA Là Gì? Những điều Cần Biết Về QA - Học Viện Agile
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng công nghệ hoá chính là sự mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm. Có nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghệ phần mềm mà trong đó QA được xem là công việc thu hút lượng lớn nhân tài. Vậy cụ thể QA là gì, cơ hội nghề nghiệp, yêu cầu nhân sự như thế nào và tầm quan trọng của nó ra sao sẽ được Học viện Agile chia sẻ tới bạn.
QA là gì?
Chúng ta có thể đã nghe đến QA, đó là một thuật ngữ để miêu tả một quy trình kiểm tra chất lượng nói chung trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ phần mềm, QA cũng được hiểu cơ bản theo ý nghĩa này. QA là gì, đó là viết tắt của từ Quality Assurance – kỹ sư chất lượng.
QA chính là bộ phận mà các nhân viên trong bộ phận được phân công trách nhiệm đảm bảo chất lượng của một dự án, một sản phẩm. Quá trình kiểm tra chất lượng bao gồm cả process và công việc thực thi test sản phẩm để khi đến tay khách hàng cuối cùng sản phẩm không có lỗi nào xảy ra. QA được xem như giám sát, người trải nghiệm đầu tiên sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông qua việc đưa ra các quy trình, các tiêu chí đánh giá giữa các bên liên quan.
Công việc cụ thể của một QA là gì?
Trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công việc của QA đa dạng và đóng vai trò quan trọng. Cụ thể QA là gì, sẽ thực hiện những công việc như thế nào, hãy chúng tôi cùng khám phá:
Xây dựng quy trình
Công việc tổng quan đầu tiên mà QA cần thực hiện là đề xuất một quá trình để phát triển sản phẩm công nghệ. Vì đặc điểm mỗi sản phẩm công nghệ đều không giống nhau nên mỗi dự án QA lại cần đề xuất quy trình quy chuẩn phù hợp. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thì quy trình này được thực hiện dựa trên nền tảng có sẵn như CMMI, ISO hay V-model và đặc biệt là Agile.
Biên tập tài liệu
Với mỗi sản phẩm công nghệ phần mềm là sự tổng hợp công việc của rất nhiều bộ phận khác nhau, để có được sự thống nhất quy chuẩn chất lượng thì sẽ cần tới các biểu mẫu, công bố, hướng dẫn rõ ràng. QA là gì, là người biên tập các tài liệu hướng dẫn này dựa trên tiêu chí đã đặt ra và yêu cầu của mỗi sản phẩm. Tài liệu hướng dẫn được xem như một khung sườn để các bộ phận bám sát làm theo chuẩn chỉ.
Kiểm tra thực thi quy trình
Sau khi đã hoàn thành quy trình và bộ tài liệu hướng dẫn, đối với mỗi dự án, công việc của QA đã đi được một nửa chặng đường. Tiếp theo là sự giám sát về mặt con người nhằm kiểm tra việc thực thi quy trình, nhắc nhở đội ngũ có liên quan tuân thủ theo quy trình QA đã đưa ra và được thống nhất.
Điều chỉnh và hoàn thiện
Giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn quan trọng, QA sẽ cần tổng hợp rà soát lại chất lượng sản phẩm xem đã thoả mãn các tiêu chuẩn đưa ra. Nếu chưa sẽ cần phản hồi để các bộ phận phụ trách điều chỉnh, nếu đã đạt sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng và bàn giao cho bộ phận sản phẩm.
Kỹ năng nào cần thiết để làm việc trong ngành QA
Một hành trang đủ chắc cho vị trí QA, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm thì bạn sẽ cần trau dồi khá nhiều kỹ năng
Kỹ năng cứng – kiến thức chuyên môn
Đầu tiên và không thể thiếu chính là các kỹ năng cứng hay kiến thức chuyên môn. Tuy rất nhiều công ty không yêu cầu việc bạn phải tốt nghiệp trường này trường kia nhưng bạn phải chứng minh được mình là người có năng lực chuyên môn, có sự nhạy bén với lĩnh vực công nghệ này. Bạn sẽ cần trau dồi cho chính mình các kiến thức:
– Nắm bắt được một hay một số ngôn ngữ lập trình ở mức cơ bản để từ đó hiểu về kiến trúc hệ thống của chính sản phẩm phần mềm mà mình chịu trách nhiệm.
– Nhạy bén với công nghệ, thiết bị công nghệ, các công cụ hỗ trợ bao gồm cả automation test tools.
– Các kiến thức đặc thù liên quan đến từng dự án bao gồm tài chính, sức khỏe, dịch vụ hay thẩm mỹ. Với QA biết rộng sẽ là một lợi thế lớn.
– Nền tảng kiến thức hệ thống phần mềm là điều kiện cần. Hiểu được cặn kẽ một cấu trúc của ứng dụng, sự hình thành và bản chất của nó sẽ hỗ trợ cho QA đưa ra quy trình, giám sát chất lượng cực kỳ tốt.
Kỹ năng mềm
Bất kỳ vị trí công việc nào cũng yêu cầu người thực hiện có những kỹ năng mềm để hoàn thành nó một cách tốt nhất. Vậy QA sẽ yêu cầu người đảm nhiệm kỹ năng mềm gì:
– Kỹ năng giao tiếp: với vị trí QA bạn sẽ làm việc trực tiếp với nhiều bên liên quan bao gồm nội bộ trong công ty giữa các bộ phận và với chính khách hàng của mình. Giao tiếp, truyền tải nội dung tốt sẽ giúp cho các bên hiểu nhau hơn, quá trình sáng tạo sản phẩm và kiểm tra chất lượng sẽ được hoàn thành một cách chuẩn chỉnh nhất.
– Kỹ năng lên kế hoạch: lên quy trình phát triển sản phẩm, xác định từng hạng mục và chất lượng cần hoàn thiện gắn với mỗi mốc thời gian, những điều này đòi hỏi QA phải có kỹ năng lên kế hoạch thực thi.
– Tính cẩn thận tỉ mỉ: dĩ nhiên rồi, làm việc về quy trình chất lượng thì chắc chắn bạn phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và thực sự nghiêm túc. Đôi lúc sẽ có sự xung đột giữa các bộ phận, bạn cần là người phân xử, kiên định bám theo quy chuẩn đã đề ra.
Trên đây là những chia sẻ mà Học viên Agile muốn gửi đến để bạn hiểu rõ hơn về QA và cần làm gì để có thể trở thành một QA thực thụ trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Miếng mồi ngon thì không dễ đạt được nhưng QA chính xác là công việc mà bạn nên thử. Các vị trí về QA luôn rộng mở chào đón cả những thành viên mới, miễn bạn có đủ tự tin, có tố chất để theo đuổi vị trí mình mong muốn này. Cùng đến với Học viện Agile để có thêm nhiều kiến thức công nghệ nữa bạn nhé!
Để gia tăng tỉ lệ thành công của dự án trong lĩnh vực công nghệ phần mềm thì QA và các thành viên trong nhóm dự án cần có kiến thức và nền tảng hiểu biết chung về phương pháp quản trị dự án theo Agile. Nhóm dự án hoàn toàn có thể tham khảo khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) để hiểu đúng và làm chuẩn Agile ngay từ đầu.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
-
Team Leader: Khái niệm và lộ trình công danh sự nghiệp
Khóa học liên quan:
- Khóa học Quản trị dự án Agile
- Huấn luyện Chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO
- Khóa học Scrum Thực chiến
- Khóa học Certified Scrum Master
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Qa
-
QA Là Gì? Các Yếu Tố Cần để Trở Thành Nhân Viên QA Ngành IT
-
Muốn Trở Thành Một Nhân Viên QA Giỏi, Hãy đọc Ngay Bài Viết Này
-
Bạn Có Biết QA Là Gì? QC Là Gì? [Cập Nhật 2021] - ITviec
-
QA Là Gì? Tất Tần Tật Các Công Việc Trong Ngành QA
-
Những điều Làm Nên Một QA Giỏi - Viblo
-
QA Là Gì? QC Là Gì? Tìm Hiểu Mức Lương QA – QC Hiện Nay
-
QA Là Gì? Tổng Quan Những điều Cần Biết Về QA - DU AN 600
-
QA Là Gì? Các Thông Tin Cần Thiết Về Ngành QA - HRchannels
-
QA Là Gì? QC Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa QA Và QC | TopDev
-
Hỏi Và Đáp Về QA - Tester Hà Nội
-
Nhân Viên QA Sẽ Làm Gì ? - Trường đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM
-
QA Là Gì? Công Việc QA Là Làm Gì? - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Kỹ Sư QA Là Làm Gì ? Mô Tả Công Việc QA/QC - KNA Cert
-
QA Là Gì? QC Là Gì? Phân Biệt Giữa QA, QC Và Tester Trong Lập Trình