Quá 180 Phút Là Gì? Tại Sao Nói Quá 180p? - O₂ Education
Có thể bạn quan tâm
Gần đây trên Tiktok, facebook có trend “quá 180 phút” như “Tác hại của việc chơi game quá 180 phút một ngày” hoặc “Hậu Quả Của Việc Chơi Game Quá 180 Phút”… Cụm từ quá 180 phút dùng để chế giễu, troll những người làm gì đó quá nhiều mà vẫn có những hành động ngớ ngẩn về việc đó. Cùng tìm hiểu Quá 180 phút là gì và Tại sao nói quá 180p nhé.
Mời bạn tham gia cộng đồng QUÁ 180 PHÚT trên facebook để cùng chém gió về chủ đề này nhé!
Quá 180 phút là gì?
Cụm từ “quá 180 phút” xuất phát từ Kiến nghị hạn chế giờ chơi game không quá 3 giờ/ngày trong dự thảo Nghị định do Bộ Thông tin – Truyền thông dự kiến trình Chính phủ ban hành nhằm siết chặt quản lý tình đối với hình thức trò chơi trực tuyến hiện nay.
Theo đó, điều 22 quy định xử phạt người chơi game online từ 500.000-1 triệu đồng đối với các hành vi: chơi các trò chơi điện tử chưa được cấp phép hoặc chưa đăng ký theo quy định, không thực hiện đăng ký thông tin cá nhân, không chấp hành các quy định về quản lý giờ chơi hoặc quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mỗi người không được chơi quá 180 phút/ngày, thời gian cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ 8g đến 22g).
Tại sao nói quá 180p?
Từ ý nghĩa ban đầu, cụm từ “quá 180p” được sử dụng để chỉ những tác hại, hậu quả hoặc hành động ngớ ngẩn khi một người làm việc gì đó quá nhiều.
Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng câu “Tác hại của việc học quá 180p phút” khi ai đó thường chăm học nhưng lại có những lỗi sai ngớ ngẩn; “Tác hại của việc chơi toptop quá 180p” để chỉ ai đó quá nghiện Tiktok mà có những hành động quá lố, không bình thường.
Vì sao không được chơi game quá 180 phút?
Không chỉ chơi game mà việc ngồi trước máy tính liên tục trong thời gian quá lâu như dân văn phòng, học sinh sinh viên học online, lập trình viên… đều có những tác hại đến sức khoẻ.
Đặc biệt là các game thủ thì thường ngồi liên tục, không có thời gian đứng dậy nghỉ ngơi như những người khác.
Nghiện dopamine
Khi bạn chơi game, bộ não của bạn sẽ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine (một loại hormone giúp tăng sự hưng phấn). Khi chất dopamine được tiết ra, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ.
Chơi điện tử liên tục sẽ khiến não bạn tiết ra dopamine liên tục và não của bạn sẽ quen dần với điều này. Đồng thời, bộ não sẽ ngày càng yêu cầu giải phóng nhiều dopamin hơn nữa.
Điều này làm bạn không thể tìm thấy sự hứng thú vui vẻ ở bất cứ thứ gì ngoài trò chơi điện tử.
Ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần
Những người nghiện game thường gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nghỉ ngơi khó lại sức, bi quan, buồn chán, cô đơn, bất an, dễ cảm thấy bực bội, cáu gắt, mất hứng thú với các thú vui, sở thích khác…
Nghiện game cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tự sát nếu người nghiện game bị trầm cảm.
Nghiện game có thể dẫn đến béo phì hoặc suy dinh dưỡng
- Người nghiện game thường chơi game trong nhiều giờ liên tục dẫn đến việc thường xuyên quên ăn hoặc ăn vặt bằng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
- Người nghiện game thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng cao hơn so với người bình thường.
Mỏi mắt
- Khi chơi game, đôi mắt phải hoạt động với cường độ lớn vì phải tập trung vào những điểm ảnh thay đổi liên tục và không xác định được cần tập trung chính xác vào đâu.
- Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi mắt, mắt trở nên khó tập trung vào các vật thể khác ngay cả khi bạn không còn chơi game nữa.
Ảnh hưởng tới xương khớp
- Ngồi máy tính trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cơ xương đang phát triển của họ.
- Về lâu dài người chơi còn gặp thêm nhiều vấn đề khác về lưng và cổ.
Một số tác hại khác của việc chơi game quá 180p
Chơi game liên tục không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi trong thời gian dài, cụ thể là quá 180 phút một ngày sẽ có những tác động đến sức khoẻ thể chất cũng như bộ não của người chơi:
- Trẻ em sẽ dễ bị phân tâm. Khó để ngồi yên một vị trí trong thời gian dài (ví dụ, trong bữa ăn hoặc khi đang làm bài tập về nhà).
- Không kiểm soát được hành vi chơi game của bản thân: la hét, kích động, sử dụng từ ngữ không lịch sự.
- Không quan tâm đến những vấn đề khác trong cuộc sống: học tập, các thói quen trước đó, vệ sinh cá nhân, đầu tóc.
- Rối loạn vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ
- Gây ra một số chứng bện làm sức khỏe suy yếu như chán ăn, mất ngủ, kích động, giảm thị lực, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, lo lắng, thị lực giảm, cận thị…
- Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ…
Từ khóa » Chơi Game Quá 180 Phút
-
Những Tác Hại Không Tưởng Của Việc Thường Xuyên Chơi Game Quá ...
-
WHO Chính Thức Xác Nhận Về Vấn đề Nghiêm Trọng Của "chơi Game ...
-
Chơi Game Quá 180 Phút Và Những Câu Chuyện ở Phía Sau |43
-
Biểu Hiện Của Chơi Game Quá 180 Phút - Xgaming
-
Tác Hại Của Chơi Game Quá 180 Phút - YouTube
-
Khi Chơi Game Quá 180 Phút - YouTube
-
Nghiên Cứu Cho Thấy Chơi Game Quá 180 Phút Không ảnh Hưởng ...
-
Chơi Game Tới Sáng | Facebook | Ảo Thật đấy Cre: Jonkari P
-
Hỏi Đáp - Chơi Game Quá 180 Phút Có Thật Sự Gây Hại?
-
Tưởng Là Chơi Game Quá 180 Phút Nhưng Ko Phải... | By Thằng Bàn ...
-
Cộng Đồng Chơi Game Quá 180 Phút - Facebook
-
Chim Sẻ Đi Nắng - Khi Bạn Chơi Game Quá 180 Phút. 19... | Facebook
-
Quá đam Mê, Game Thủ Tiểu Học Vẽ Ra Vở Rồi Nhận Kết đắng, đúng Là ...