Qua Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Tác Giả Ngầm Bộc Lộ Cảm Xúc Gì ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • khoidang1logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      33

    • Điểm

      1527

    • Cảm ơn

      58

    • Ngữ văn
    • Lớp 6
    • 20 điểm
    • khoidang1 - 19:07:08 31/10/2020
    Qua bài thơ Sông núi Nước Nam tác giả ngầm bộc lộ cảm xúc gì? Viết thành đoạn văn ngắn. Đủ ý . Đủ yêu cầu . Ok nha
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • ThuTrang23111
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      11288

    • Điểm

      232153

    • Cảm ơn

      10074

    • ThuTrang23111
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 31/10/2020

    Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Quả thực, trong bài thơ này, tác giả đã ngầm bộc lộ rất nhiều tình cảm, cảm xúc. Đó là sự tự hào dân tộc qua lời khẳng định về lãnh thổ, cương vực cùng với sự căm hận kẻ thù ngoại xâm xâm lấn bờ cõi. Sục sôi trong lòng căm hận ấy, ta nhận thấy một ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm trong từng lời thơ đanh thép: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Niềm tự hào dân tộc cùng ý thức cộng đồng đã trở thành ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • phuongthaovodanglogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        1

      • Điểm

        60

      • Cảm ơn

        0

      Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Quả thực, trong bài thơ này, tác giả đã ngầm bộc lộ rất nhiều tình cảm, cảm xúc. Đó là sự tự hào dân tộc qua lời khẳng định về lãnh thổ, cương vực cùng với sự căm hận kẻ thù ngo... xem thêm

    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • muoimuoi2408logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      102

    • Điểm

      2012

    • Cảm ơn

      56

    • muoimuoi2408
    • 31/10/2020

    Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn về độc lập đầu tiên của dân tộc ta- dân tộc Việt Nam. Bài thơ không những đã khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước mà còn nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

    Mở đầu của bài thơ, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách mạnh mẽ chủ quyền của nước Đại Việt. Đó là bộ phận ranh giới được định sẵn, được quy định bởi “sách trời”:

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

    (Sông núi nước Nam, vua Nam ở

    Rành rành định phận tại sách trời)

    Hai câu thơ nhấn mạnh một chân lý hiển nhiên không ai có thể chối cãi được: chủ quyền về lãnh thổ Đại Việt đã được trời đất quy định, chứng giám, ghi nhận và không thể thay đổi được. “Sông núi” ở đây là hình ảnh biểu tượng không chỉ nói về sông núi nói đơn thuần mà còn là ranh giới lãnh thổ, chủ quyền của nước ta. Cặp từ “Nam-Nam” nằm song song tương ứng với nhau trên cùng một câu thơ “nước Nam – vua Nam” như ngầm nêu ra một nghịch lý không thể tồn tại: nước Nam vua Bắc. Tác giả cố ý sử dụng từ “đế” để chỉ vua nhằm khẳng định “vua Nam” không phải bề tôi của “vua Bắc” và “nước Nam” không phải chư hầu của “nước Bắc” mà là một thống lĩnh riêng của một dân tộc độc lập. Câu thơ như khẳng định sự tách rời bình đẳng và độc lập tuyệt đối của nước Nam đối với nước Bắc. Do đó, nước Nam phải có quyền có chủ quyền riêng biệt. Đây là lần đầu tiên mà vấn đề dân tộc được đề cập một cách chắc chắn, dứt khoát trong một tác phẩm thơ văn như vậy. Từ “tiệt nhiên” với cách hiểu là hiển nhiên, rành rành biểu thị thái độ hoàn toàn tin tưởng của người nói vào “sách trời”, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Từ đó, tác giả như ngầm báo trước sự thắng bại giữa ta và địch trước trận chiến trước mắt. Qua hai câu thơ đầu, bằng giọng điệu hào hùng, đanh thép, lời lẽ rõ ràng, Lý Thường Kiệt đã khẳng định quyền làm chủ về lãnh thổ của nước ta, không một thế lực nào có thể phủ định, xâm phạm được, đồng thời cũng thể hiện niềm tự tôn và lòng kiên trung của tác giả đối với dân tộc.

    Nếu như hai câu đầu khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc thì hai câu thơ cuối bài lại là bản cáo trạng và lời cảnh cáo đối với kẻ thù nếu như chúng dám đến xâm phạm nước ta:

    “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

    (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

    Lãnh thổ nước Nam đã được quy định nơi “sách trời” là của người Nam, nhưng bọn giặc không màng đến điều ấy, chúng đã phản lại ý trời, đến xâm phạm để thỏa mãn lòng tham khôn cùng của chúng. Lý Thường Kiệt hết sức khinh bỉ, căm phẫn và tức giận trước lòng tham vô lý của giặc. Câu thơ bắt đầu bằng từ “Cớ sao” là một câu hỏi tu từ không nhằm để hỏi mà như kể lại, vạch trần tội ác của chúng đã làm đối với dân tộc ta. Với những tội ác như thế, Lý Thường Kiệt đã có đầy đủ cơ sở để bắt kẻ thù nhận lấy hậu quả không thể tránh khỏi “bị đánh tơi bời”, như thể việc đó cũng là quả báo từ ý trời. Qua đó ta thấy quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. Hai câu thơ với nhịp thơ chậm, giọng thơ mạnh góp phần biểu hiện tâm trạng phẫn nộ của nhà thơ khi tổ quốc bị xâm phạm, lòng căm thù giặc sâu sắc và niềm tin sẽ chiến thắng kẻ thù.

    Tóm lại, “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ khẳng định rõ ràng quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta, đồng thời cũng nêu lên bản cáo trạng và hình phạt thích đáng dành cho kẻ thù nếu chúng muốn xâm lược vào chủ quyền đã được định sẵn. Qua đó, bài thơ không chỉ thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam về dân tộc mình mà còn đề cao ý chí đấu tranh, sức mạnh của nhân dân trong phong trào giải phóng dân tộc.

    chúc bạn thi tốt

    xin câutrả lời hay nhất ah

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Bộc Lộ ý Thức Thái độ Của Nhà Thơ đối Với Dân Tộc Sông Núi Nước Nam