Quả Cây Trâu Cổ

Cây trâu cổ, công dụng quả cây trâu cổ, địa chỉ bán trâu cổ

Cây thường mọc hoang trong tự nhiên có ở hầu hết các tỉnh thành, cây thuốc có tác dụng chữa yếu sinh lý, liệt dương, chữa tắc tia sữa, đau nhức xương khớp.

Cây trâu cổ còn được gọi là vương bất lưu hành, cây xộp, cây vẩy ốc ….

Một loại cây cảnh nhưng lại có rất nhiều công dụng quý, tác dụng quý nhất của cây thuốc này phải kể tới là tác dụng điều trị liệt dương.

Tên khoa học Ficus pumila L.

Khu vực phân bố

Là loại cây dây leo, mọc sát vào vách đá, thân cây hoặc vách tường, lá cây khá nhỏ nên còn được gọi là cây vẩy ốc

Cây trâu cổ là dạng cây dây leo thường mọc trên các vách đá, nhiều nơi còn trồng cây này ở bờ tường, bờ dào quanh nhà để làm cảnh. Cây phân bố ở khắp các vùng miền núi phía bắc nước ta.

Bộ phận dùng

Lá thân (Còn gọi là Bị lệ lạc thạc đằng) và quả (Vương bất lưu hành) đều được dùng làm thuốc, nhiều nơi còn dùng cả nhựa cây.

Thành phần hóa học

Quả trâu cổ có chứa các hoạt chất: Glucoza, arabinoza và fructoza

Tình vị

  • Lá và cành vị chua chát, tính mát có tác dụng thông tiện, lợi sữa
  • Quả trâu cổ có vị ngọt, mát, tính bình.

cây trâu cổ khô

Công dụng quả cây trâu cổ

Quả trâu cổ là một vị thuốc được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Các sách cổ Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục đều có ghi chép về vị thuốc này. Theo các tài liệu cổ cây trâu cổ có những tác dụng chính như sau:

  • Quả tác dụng điều trị di mộng tinh
  • Quả có tác dụng điều trị liệt dương

  • Lá thân có tác dụng lợi tiển, thông đại tiện
  • Lá điều trị tắc tia sữa, lợi sữa

  • Dùng chữa đau nhức khá hiệu quả
  • Tác dụng tiêu độc

Đối tượng sử dụng trâu cổ

  • Người thường xuyên mắc chứng di tinh, mộng tinh
  • Người bị liệt dương, yếu sinh lý

  • Người bị đau lưng mỏi gối do thận yếu

  • Chữa đau xương, đau người: Quả Xộp xộp thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5 – 10g. Có thể dùng dây và lá phơi khô nấu cao.
  • Người bị phù thũng, bí tiểu
  • Phụ nữ bị tắc tia sữa, thiếu sữa

  • Người bị táo bón, khó tiêu

Cách dùng, liều dùng

Cách ngâm rượu quả cây trâu cổ điều trị liệt dương, di mộng tinh:

  • Quả trâu cổ khô: 2kg

  • Đậu đen xanh lòng (Sao thơm) 1kg

  • Rượu trắng 40 độ 6 lít

Cách ngâm: Hai vị trên ngâm với 6 lít rượu trong thời gian 15-20 ngày là dùng được. Loại rượu này có công hiệu bổ thận tráng dương, điều trị liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, điều trị đau lưng, mỏi gối.

Điều trị tắc tia sữa, lợi sữa, thông tiện bằng cây trâu cổ

Quả khô 10-15g (hoặc lá cành khô 20-25g) sắc nước uống hàng ngày.

Quả được dùng trị lỵ lâu ngày sinh lòi dom, ít sữa, tắc tia sữa, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, cũng dùng cho người bệnh Di tinh, liệt dương, đái ra dưỡng trấp.

Lá được dùng trị viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương cũng dùng trị đinh sang, ngứa lở.

Dây, rễ dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều.

Dân gian còn dùng nhựa cây Sộp để bôi ghẻ lở, hắc lào.

Cách dùng: Ngày dùng 30g cành lá, 10-15g quả, 10-20g thân, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g chữa đau xương, đau mình của người già, làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hoá.

Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa

Quả Sộp 40g, bồ công anh, lá Mua, mỗi vị 15g sắc uống. Ngoài dùng lá Bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp. Lại dùng lá Ngải cứu khô giã tơi cuốn giấy lại như điếu thuốc lá, đốt hơ chỗ ngực ngang 2 núm vú và chỗ chân vú bên bị tắc, hơ đến mức thấy nóng rát thì thôi. (Theo lương y Lê Trần Ðức).

Chữa tắc tia sữa, ít sữa, sưng vú:

40g quả trâu cổ, 15g lá mua, 15g bồ công anh. Sắc uống với 500ml nước, sắc lại còn 250ml chia làm 2 lần uống trong ngày. Kết hợp dạng thuốc đắp là lá bồ công anh giã nhỏ, cho thêm ít dấm, chưng nóng lên rồi chườm ở vùng vú nhưng ở phía ngoài áo để tránh bị bỏng.

Chữa dương nuy, di tinh:

Dùng 12g quả trâu cổ, 12g dây sàn sạt, sắc đặc uống trong ngày

Làm rượu bổ để chữa trị chứng di tinh và liệt dương :

Dùng 100g cành, lá, quả trâu cổ non phơi khô kết hợp 50g đậu đen. Đem xay thô tất cả và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm trong khoảng 10 ngày là dùng được, mỗi lần uống 1 ly nhỏ, ngày uống khoảng 10 - 30ml.

Một số bài thuốc cổ dùng quả trâu cổ

Vương Bất Lưu Hành Thang (Thánh Tế Tổng Lục, Q.86. Triệu Cát) Trị ưu tư làm tổn thương tâm, lưỡi sưng cứng.

Vương Bất Lưu Hành Tán II (Thái Bình Thánh Huệ Phương, Q.29 Vương Hoài Ẩn) Trị hư lao, tiểu trường nhiệt, tiểu buốt, tiểu gắt.

Vương Bất Lưu Hành Tán Kim (Quỹ Yếu Lược, Q. Trung. Trương Trọng Cảnh) Hành khí huyết, thông kinh mạch. Trị vết thương làm độc (kim sang).

Vương Bất Lưu Hành Thang II (Cổ Kim Y Diễn, Q.3.) Trị sữa không thông xuống.

Vương Bất Lưu Hành Tiễn (Bút Hoa Y Kính.- Giang Hàm Thôn) Trị sữa không thông làm cho vú sưng to (tia sữa tắc).

Cây trâu cổ, công dụng quả cây trâu cổ, địa chỉ bán trâu cổ

Địa chỉ bán trâu cổ, nơi bán quả cây trâu cổ

Hiện nay quả trâu cổ có rất nhiều nơi bán xong chất lượng không phải ở đâu cũng tốt nhất, với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi thu hoạch và phương pháp phơi sây quả trâu cổ đạt chất lượng tốt nhất trong điều trị bệnh.

Chúng tôi có cung cấp cả quả trâu cổ khô và thân lá phơi khô của cây trâu cổ để dùng chữa bệnh sản phẩm được đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng.

Quý khách hàng mua trâu cổ tại thành phố hồ chí minh được giao hàng miễn phí, còn ở những tỉnh thành khác chúng tôi giao qua đường bưu điện có tính cước.

Từ khóa » Hình ảnh Quả Trâu Cổ