Quả Dâu Chín Bổ Huyết - Y Học Cổ Truyền

Quả dâu chín bổ huyết Ngày đăng 20/02/2020 | 14:43 | Lượt xem: 395

Quả dâu giàu chất dinh dưỡng có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm vị thuốc. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc lâu đời trong Đông y.

TIN LIÊN QUAN

Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc lâu đời trong Đông y.

Tang thầm (quả dâu chín) vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Cách dùng quả dâu làm thuốc

Bổ huyết, an thần: Dùng trị các chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ: tang thầm, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.

Sinh tân, chỉ khát: trị chứng tân dịch khô, miệng khát.

Tang thầm tươi 20 - 60g. Giã lấy nước quả, hòa vào nước đun sôi để nguội mà uống.

Tang thầm cao: 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 - 20ml, chiêu với nước. Dưỡng huyết nhuận táo. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.

Nhuận phế, thông tiện: tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng huyết hư, tân dịch thiếu sinh táo bón.

Món ăn - bài thuốc có tang thầm

Cao tang thầm: dâu chín nấu dạng cao lỏng (tỷ lệ 1/1), mỗi lần uống 1 - 2 thìa canh, uống với nước sôi. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm.

Rượu dâu: dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml. Dùng cho các trường hợp phù nề hai chân do thiểu dưỡng.

Nước sắc toan táo nhân, tang thầm: quả dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), toan táo nhân 15g. Sắc hoặc hãm uống một lần vào buổi tối. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ, quên lẫn.

Nước sắc kỷ tử tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp mờ mắt, giảm thị lực, râu tóc bạc sớm.

Nước sắc long nhãn, tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp thiếu máu, hồi hộp mất ngủ.

Kiêng kỵ: Người đại tiện lỏng không dùng được.

Hồng Vân (Theo báo Sức khỏe đời sống)

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
  • Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
  • Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
  • Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
  • Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 833 Lượt truy cập trong tuần: 27879 Lượt truy cập trong tháng: 127964 Lượt truy cập trong năm: 3001078 Tổng số lượt truy cập: 47068466 Về đầu trang

Từ khóa » Bổ âm Sinh Tân