Quả Dưa Hấu - Truyền Thuyết Việt Nam - TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Thời vua Hùng thứ 17, như thường lệ diễn ra từ các đời vua trước, có người khách buôn dong buồm từ phương nam tới kinh đô Phong Châu, bán cho nhà vua hàng hóa và một số nô lệ.

(Đọc thêm Các truyền thuyết về Vua Hùng)

Bản thân nhà vua chắc cũng không thiếu thứ gì, nhưng vì là người toàn quyền trong các việc mua bán, đổi trác với khách nước ngoài, nên trong những trường hợp như thế, Ngài thường mua tất cả hàng hóa và nô lệ.

Hàng hóa là những thứ quý hiếm hoặc sản vật mà trong nước không có, được đưa về kho để nhà vua phân phát dần cho các đại thần và quan lại, hoặc thưởng cho những người có công. Còn nô lệ, đôi khi cũng được chia cho các đại thần, nhưng phần lớn là để làm các việc trong nội cung, như xây dựng cung điện, nhà cửa, làm các việc thủ công, vì họ đều là những người vợ khéo tay cả…

Những người nô lệ này được đặt trực tiếp dưới sự sai khiến của quan Thái giám. Thời gian đầu họ vừa làm việc vừa học nói theo tiếng bản địa. Dần dà, khi đã quen với phong tục tập quán, họ trở thành người bản xứ, cũng lấy vợ lấy chồng, làm ăn sinh sống như mọi người. Tuy nhiên, trong quan niệm về tôn giáo, vì là thấm nhuần từ nhỏ ở trong "nôi" dân tộc của họ, nên vẩn có những sự khác biệt nhất định. Điều này, đôi khi dẫn họ đến chố bị phiền nhiễu hoặc phải trả giá đắt, trước khi mọi người có thể hiểu và hoàn toàn thông cảm được. Hơn nữa, trong số họ, nếu có ai mau chóng thành đạt, hoặc được nhà vua sủng ái điều gì, thì thường là đối tượng để chuốc lấy sự đố kỵ, ghét nghen của những người xung quanh, nhất là những người ở trong đám quan lại.

Mai An Tiêm, người mà sau này được dân chúng tôn xưng là "ông tổ của dưa tây" (hay dưa hấu), lúc đầu cũng chính là một người nô lệ như thế, trong lần mua bán vừa rồi.

Chàng là một thanh niên hiên lành, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, và đặc biệt rất khéo tay. Ở quê hương phương Nam xa xôi của chàng, nam giới ngay từ nhỏ, ai cũng phải đến chùa học hành và đi tu , do vậy, tôn giáo bản địa đã thấm sâu vào từng người ngay từ tấm bé. Riêng bản thân chàng, sau khi ở chùa về, gặp lúc gia cảnh quẫn bách, phải bán mình để cha mẹ lấy tiền chuộc nợ. Về đất Phong Châu, những ngày đầu Mai An Tiêm âu sầu thương cha nhớ mẹ và mong nhớ quê hương, nhưng rồi chàng

cũng mau chóng nhận ra mình chẳng bao giờ còn có thể quay trở về, nên đã định tâm tuân theo lời dạy của vị cao tăng - người thày đầu tiên đã khai tâm cho chàng, khi ở trong chùa: "Con ạ. Ở trên đời này, mọi sự xảy ra đều do có tiền kiếp cả. Người ta chẳng nên vui hay nên buôn về những cái từ bên ngoài đưa tới cho mình. Ở hiền gặp lành, ở bạc gặp ác, hễ cứ gieo nhân nào thì gặt quả ấy, bởi vì trời đất và qủi thần luôn luôn chứng giám và soi xét mọi hành vi, lời nói, việc làm của mình".

Do hành xử theo lời dạy đó, nên dần dần chàng có thái độ thản nhiên trước mọi biến đổi, bản thân cũng mau chóng hỏa nhập với công việc và với mọi người. Là người thông minh linh lợi, nên chàng học nói tiếng bản địa rất nhanh, còn trong công việc cũng tỏ ra có rất nhiều sáng kiến. Đan lát, xây dựng nhà cửa, vốn là những việc từ nhỏ chàng đã quen làm, cho nên bây giờ, khi làm lại nhũng việc đó chàng thấy hoàn toàn thoải mái và phát huy hết sở trường đã có của mình. Những vật dụng mà chàng đan lát, những kèo, mộng nhà mà chàng cưa đục, cùng những hình trạm trổ trên cột, trên xà... khiến cho ai nhìn vào cũng đều tấm tắc khen ngợi. Vốn là người chăm chỉ, ít nói năng, lại rất mực khiêm tốn, nên mọi người xung quanh đều cảm thấy yêu mến, quí trọng chàng.

Vua Hùng thứ 17 là người độ lượng, khoan hòa trong hành xử Ngài luôn tỏ ra vừa có ân lại vừa có uy, nên được triều thần cũng như dân chúng rất mực tôn kính, ngưỡng mộ. Tuy các việc trong nội cung đều giao cho quan Thái giám, nhưng nhiều khi Ngài cũng thăm nom, bảo ban điều này điều khác.Thấy An Tiêm là chàng trai hiền lành, lanh lợi lại khéo tay chăm làm, nên Ngài đem lòng mến mộ rồi nhận làm con nuôi. Mấy năm sau Ngài cưới vợ cho chàng.

Vợ chàng, nguyên là một cô gái con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp, được tuyển vào cung làm thị nư cho các nàng công chúa. Vua Hùng thấy nàng lễ phép, chăm chỉ, lại chiu khó nên cũng nhận làm con nuôi, và đặt tên cho là nàng Ba.

Thủa ấy, phong tục thuần phác, cho nên việc nhà vua nhận nhiều người làm con nuôi cũng là điều xảy ra khá bình thường. Các con nuôi của nhà vua không có ân sủng gì đặc biệt, mà đơn giản chỉ là có thêm chút quan hệ gần gũi mà thôi. Việc nhà vua dựng vợ gả chồng cho các con nuôi, do vậy, cũng chỉ là theo lẽ thường tình vốn có.

Tháng ngày yên ả trôi đi, Mai An Tiêm được nhà vua tín nhiệm, ban cho một chức quan nhỏ. Đến năm 35 tuổi, chàng đã có một gia tư vào loại khá giả: một vợ, hai con, ngôi nhà khang trang sạch sẽ và các vật dụng đầy đủ, đẹp đẽ. Nói cho công bằng thì tất cả cơ ngơi đó đều do công sức của hai vợ chồng chàng, còn chức quan nhỏ cũng không mang lại bổng lộc gì nhiều. Nếu thỉnh thoảng nhà vua có ban thưởng cho chàng, thì đó là kết quả của công việc chứ không phải kết quả của phẩm tước.

Nhiều người vui mừng cho hạnh phúc của chàng, nhưng cũng không ít kẻ đã đem lòng ghen ghét, đố kỵ. Trong con mắt của những người này, việc một người nô lệ không biết từ đâu tới, chẳng những không bị đối xử khinh miệt mà còn được nhận quan chức lại có nhà cửa vợ con đề huề, thì họ cảm thấy hết sức khó chịu, và sẽ tìm mọi cách để trà đạp...

Một hôm, nhân trong nhà có công việc, vợ chồng Mai An Tiêm làm thêm mấy mâm cỗ để mời quan khách và bạn bè thân hữu tới dự. Nói là quan khách nhưng thực ra chỉ là những người cùng có địa vị thấp như chàng. Trong số quan khách này, có những người Mai An Tiêm không thích, nhưng chẳng lẽ lại thiếu người này người kia, nên buộc lòng phải mời cho đầy đủ, và thế là tai họa đã nảy sinh.

Đứng trước gia tư của chàng, các quan khách đều không ngớt lời ca ngợi. Đáp lại tấm thịnh tình của mọi người, Mai An Tiêm đã đặt cả hai tay lên ngược mà thưa:

- Đa tạ các quan bác quá khen. Những thứ này có đáng gì đâu, chẳng qua đấy là những vật truyền kiếp thôi mà.

Do không ai hiểu tôn giáo cũ của chàng thế nào nên nghe câu nói ấy, mọi người đều hết sức ngạc nhiên. Tuy vậy trong bữa cổ, không ai nói gì thêm về điêu này, và mọi người đều ăn uống vui vẻ.

Ây thế mà, sau khi từ nhà Mai An Tiêm ra về, lại có một vài vị quan khách xấu bụng đã để ý đến câu nói của chàng. Sẵn có định kiến lại ghen ghét nên họ cho rằng như thế là Mai An Tiêm đã vô ơn bởi vì không có nhà vua thì dẫu khéo tay hay tài giỏi thế nào, cơ ngơi của chàng cũng không thể khang trang nhu thế được. Thế là mấy ngày sau, câu nói của An Tiêm đã được họ bẩm báo đến tận tai nhà vua, lại được thêm thắt ra rất nhiều. Nhà vua, mặc dù đại lượng, nhưng nghe thấy thế trong lòng cũng tức giận, Ngài hạ lệnh tống giam Mai An Tiêm để chờ xét hỏi.

Ngay ngày hôm sau, đình thần được triệu họp. Mai An Tiêm bị dẫn ra trước sân rồng, đích thân nhà vua xét xử và các quan đại thần tham kiến.

Khi Mai An Tiêm quì xuống rồi ngẩng mặt lên, người ta thấy cử chỉ của chàng thật điềm đạm và nét mặt cũng thật bình thản. Điều đó khiến cho những người sẵn có ác cảm với chàng cảm thấy tức tối. Sau khi nhân chứng trình bày lại lời của chàng khi trước, thì cử chỉ và nét mặt ấy vẫn không thay đổi.

Một vị đại thần thấy thế, kìm lòng không được, vội đứng dậy buộc tội:

- Khởi bẩm Bệ hạ. Mai An Tiêm vốn xuất thân là tên nô lệ, được ân sủng mà dám quên ơn. Hơn nữa, thái độ của y cũng thật bất kính. Nay tội đã rõ ràng, xin Bệ hạ nghiêm trị để giữ gìn phép nước.

Một vị đại thần khác cũng vào hùa, luận tội thêm:

- Khởi bẩm Bệ hạ. Theo ý thần, Mai An Tiêm như vậy là đã mắc vào tội khi quân, đáng phải chém đầu để thị chúng.

Nét mặt nhà vua trầm ngâm, Ngài chưa nói năng gì, cũng chưa có động thái nào. Không khí buổi xét xử có phần như lắng xuống. Các quan đưa mắt nhìn nhau, thăm dò.

Một vị đại thần vốn khảng khái, không có ác cảm với Mai An Tiêm bao giờ, đúng dậy nói:

- Khởi bẩm Bệ hạ. Mai An Tiêm tuy trước kia là nô lệ, nhưng từ ngày được Bệ hạ trọng dụng, cũng đã chăm chỉ siêng năng, có nhiều công lao. Nay y nói năng như vậy chắc là có ẩn ý gì khác, chưa nên khép tội vội. Xin Bệ hạ minh xét.

Nhà vua vừa lắng nghe vừa gật gật đầu, sau đó Ngài thong thả phán về phía tội phạm:

- An Tiêm. Ta vốn trọng tài, nên đối xử với nhà người cũng chẳng hẹp hòi gì, mọi người đều biết cả. Nhưng chẳng lẽ từ bấy đến nay ngươi vẫn chưa cam lòng, nên đã coi thường cả phép nước?Mai An Tiêm từ nãy vẫn quỉ, kính cẩn thưa lên:

- Muôn tâu Bệ hạ. Kẻ hạ thần nhờ ân sủng của Bệ hạ, được như ngày nay, có lẽ nào lại dám quên ơn và khinh nhờn phép nước. Hạ thân nói vật truyền kiếp là muốn nói rằng người ta thu được quả nào ở kiếp này là do đã gieo nhân từ kiếp trước. Ở xứ sở của hạ thần trước kia, từ nhỏ đến lớn, ai ai củng được học hành và tâm niệm như vậy, dám mong Bệ hạ soi xét.

Nghe những lời này từ chính miệng Mai An Tiêm, nhà vua cũng lộ vẻ băn khoăn: "Chẳng lẽ lại có chuyện như thế ư?", tuy nhiên, là người quyết án, Ngài còn muốn nghe thêm những lời tham kiến.

Hai vị đại thần khi nãy đã khép Mai An Tiêm vào tội chết lại đứng lên, xin nhà vua bắt Mai An Tiêm phải tự xử bằng kiếm trước mặt mọi người. Cái lý mà họ đua ra là: "Ở đâu thì phải theo phong tục ở đấy".

Nhà vua lơ đãng lắng nghe, rồi bất thình lình truyền lệnh thị vệ mang ra một thanh kiếm thật. Trong lúc nhiều vị đại thần còn đang ngơ ngác nhìn nhà vua cầm ngang thanh kiếm ngắm nghía thì bỗng nhiên đã nghe thấy tiếng Ngài phán:- Từ nãy ta đã nghe các khanh tham kiến, nhưng pháp luật vốn nghiêm minh với tất cả mọi người. Nếu An Tiêm tù bé sinh ra trên đất Văn Lang thì thanh kiếm này ta sẽ giao cho y phải tự xử trước mặt mọi Người. Nhưng nay An Tiêm lại sinh ra từ xứ sở khác, làm như thế ta e là đã phạm vào điều hiếu sát. Vậy bây giờ ta xử thế này: An Tiêm nhận thanh kiếm đến tận miền hoang đảo, ở đó nhà ngươi sẽ được tự xử lấy. Rủi có chết hay phải tự chết thì ngươi cũng đừng oán trách ta, còn nếu sống sót thì sẽ có ngày ta cho người đến đón.Các vị đại thần thở phào, còn Mai An Tiêm thì rập đầu xuống lạy tạ. Đoạn, chàng ngẩmg mặt, đứng dậy, rồi bước lên nhận thanh kiếm, cử chỉ vừa cung kính lại vừa thật ung dung, đàng hoàng. Quả thật, từ trước đến nay chưa bao giờ Mai An Tiêm biết sợ, cũng như chưa bao giờ biết xun xoe nịnh nọt. Khi bị bán làm nô lệ, khi được phong chức, khi tiếp khách trong nhà hay khi bị tống giam rồi dẫn ra đây, lúc nào chàng cũng thực bình tĩnh, thản nhiên, như chẳng hề xảy ra chuyện gì. Và các vị đại thần có mặt, lần đầu tiên đã được chứng kiến một người có phong thái như vậy!Theo lệnh của nhà vua, ba ngày sau, nội cung phải chuẩn bị một thuyền lớn để đưa An Tiêm tới hoang đảo ở nơi tận cùng của đất nước, do một viên bộ tướng chỉ huy và quân lính đi kèm. An Tiêm có mang vợ con đi hay không là tùy, còn lương thực chỉ cấp vừa đủ ba tháng, một số nồi niêu bát đĩa và tư trang, ngoài ra, tịnh không được mang theo thêm một thứ gì, ngoại trừ thanh kiếm để tự xử hay để tùy thân, như lời nhà vua đã phán quyêt.An Tiên khuyên nàng Ba hãy ở lại nuôi con rồi đi bước nữa, chứ chẳng nên theo chàng làm gì, vì sống ở hoang đào một mình đã khó, làm sao lại đèo bòng thêm cả vợ con, nhưng nàng Ba nhất định không nghe, nói rằng vợ chồng ăn ở với nhau thuận hỏa đã gần chục năm lại có hai mặt con, sống chết cũng phải có nhau chứ không thể kẻ đi người ở được.Bất đắc dĩ, An Tiêm cũng phải nghe theo, rồi vợ chồng con cái bước xuống thuyền để đến nơi biệt xứ.Thuyền lênh đênh trên mặt sông, rồi lại lênh đênh trên mặt biển, trọn nửa tháng trời, đã cập bến tại một hoang đảo ở vùng biển thuộc Nga Son - Thanh Hóa bây giờ.

Đúng là hoang đảo thật! Khi thuyền quay mũi vào đất liền và vợ chồng con cái An Tiêm bước lên bãi cát thì trước mặt họ thực sự là một cõi hoang vu mịt mùng. Chỉ có những vách đá nhô ra và cây cối rậm rạp, um tùm. Tiếng sóng biển ì ầm không lúc nào ngớt, rồi tiếng vượn hú từ các lùm cây thỉnh thoảng lại cất lên nghe đến rợn người. Hai đứa trẻ bấu riết lấy bố mẹ. Nàng Ba tần ngần nhìn chồng, còn Mai An Tiêm thì thản nhiên nhìn bao quát khung cảnh một lượt, rồi lựa lời khuyên nhủ vợ con:

Ông trời luôn luôn có mắt. Phụ vuơng và triều đình rồi cũng sẽ hiểu cho tấm lòng của chúng ta. Mọi sự lại sẽ đâu vào đấy cả thôi.

Chàng cầm kiếm tiến lên phía trước. Nàng Ba ôm đồ đạc. Hai đứa trẻ lũn cũn theo sau. Mai An Tiêm phát cây, mở lối đến chân một vách đá dựng đứng ở đó có thể làm tạm một chiếc lều dựa vào. Thế rồi ngay ngày hôm ấy, chiếc lều đã dựng xong, bên trong chàng lại còn làm thêm cả một chiếc giường bằng cành cây. Nàng Ba đi tìm nguồn nước ngọt rồi đem về lều, kê đá, nấu bữa cơm đầu tiên.

An Tiêm bỏ ra hẳn ba ngày liền để tìm hiểu hoang đảo. Chàng đi một vòng xung quanh rồi phát cây mở lối tiến sâu vào bên trong. Vẫn chỉ có cây cối và dây leo chằng chịt, và ở bên ngoài có mấy bãi sỏi và vách đá dựng đứng. Tuy nhiên, ở chỗ giáp ranh giữa rừng cây và bãi sỏi cũng có mấy vạt đất, lai có dấu chân rùa, vích và hang chuột đào. Trong rừng sâu tiếng khỉ vườn thỉnh thoảng xen lẫn với tiếng chim hót. An Tiêm tự nhủ: Ở đây có thể dung thân lâu dài được, nhưng cái chính là phải thật kiên tri.

An Tiêm chẳng hề phàn nàn điều gì, cũng chăng oán trách một ai. Mấy ngày sau, chàng cùng vợ con củng cố noi ăn chốn ở cho thật chu đáo rồi băt tay vào việc đan lờ, đan rọ, làm bẫy... để bắt cá và băt chim, thú. Cuộc sống lại có phần tươi ra, do ngày nào cũng có thịt cá, duy chỉ có điều cơm ăn phải thật dè sẻn.Cùng vợ con làm lụng và cười nói chuyện trò. An Tiêm cảm thấy trong lòng thật ám áp. Nhớ lại lúc vợ khăng khăng đòi đi theo, chàng càng thêm yêu mến quí trọng nàng bội phần. Nhìn thanh kiếm mà nhà vua trao cho, chàng thấy mình không tụ xử mà dùng nó để mở mang, khơi dậy cuộc sống, là một việc làm hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp danh dự và đạo lý, cho chàng, và cho cà vợ con chàng. Tuy giữ vẻ mặt bên ngoài hoàn toàn thản nhiên, nhưng trong lòng An Tiêm lúc nào cũng âm ỉ một câu hỏi: Phải tìm ra hạt giông, bởi vì đấy mới là sinh kế lâu dài.

Vốn bẩm sinh lanh lợi, thông minh, nên bằng suy luận An Tiêm đã tự hiểu ràng: cây cối trên đảo có được một phần là do có từ đời nảo đời nào, còn phân nửa là do chim chóc đã mang hạt giống từ nơi khác đến. Trên đất liền trước kia là thế, thì bây giờ trên đảo cũng phải như thế cả thôi. Chàng liền giảng giải điều ấy với vợ con và dặn dò kỹ Iưỡng: dù có làm gì cũng thỉnh thoảng nhìn ngó lên trời, khi thấy chim bay từ đâu tới thì hãy đê ý xem chúng có đánh rơi vật gì xuống hay không?

Ấy thế mà chàng, cũng như vợ con chàng, vừa làm lụng vừa ngó lên bầu trời có đến cả trăm, cả ngàn, thậm chí cả vạn lần, mà tuyệt nhiên vẫn chẳng thấy chim chóc mang hạt tới. Nhiều lần hai đứa con chán nản thì chàng lại lựa lời khuyên nhủ, rồi bày ra trò chơi cho chúng vui lên.

Cuôc sống của Mai An Tiêm và gia đình trên hoang đảo cứ như thế mà trôi đi, có vui có buồn, nhưng chưa bao giờ thấy tuyệt vọng. Một tháng trôi qua. Hai tháng trôi qua. Rồi ba tháng nữa cũng trôi qua. Số lương thực mà gia đình chàng được phép mang đi cũng chỉ vơi mất một phần, do hết sức dè sẻn, và như vậy vẫn còn có nhiều thời cơ để hy vọng.

Và quả nhiên, thời cơ hy vọng ấy, cuối cùng cùng đã đến!

Một hôm, gia đình Mai An Tiêm ăn cơm xong, đang ngồi uống nước thì bỗng nhiên có một đàn chim lớn tù phía tây bay tới, rồi đỗ xuống bãi biển trước mặt. Lũ chim vừa kêu vừa thi nhau mổ những vật gì đó. Không để lỡ thời cơ, từ trong nhà, An Tiêm nhặt vội mấy khúc củi rồi lao thẳng ra, vừa chạy vừa vung ném củi. Lũ chim hoảng sợ vội bay túa lên. Đến nơi, An Tiêm thấy còn xót trên bãi cát mấy mẩu trái quả do chúng bỏ lại. Chàng nhặt lên ngắm nghía. Đấy là những mảnh tựa như những mảnh dưa chuột ở miền Phong Châu, nhưng vỏ ngoài xanh thẫm và trong ruột thì đỏ, lại có những hàng hạt đen nhúc. "Đây có lẽ là một loài dưa mới" - Mai An Tiêm thầm nghĩ.

Cho rằng chim ăn được thì người cũng có thể ăn được, nên An Tiêm đưa một miếng quả ấy lên miệng nhấm thử, sau khi đã lau chùi sạch. Quả nhiên, chàng nhận thấy một vị ngọt thanh, lan ra từ nơi đầu lưỡi. Chàng ăn hết miếng quà, không quên nhằn hạt lại, và cảm thấy trong lòng khoan khoái, dễ chịu. Thế là chàng đi nhặt cho kỳ hết những mảnh quà còn lại và những hạt đang vương vãi trên bãi cát, cho vào vạt áo, túm lại, rồi đưa về nhà. Nàng Ba và hai đứa con, sau khi nếm thử, cũng đều nhận ra cảm giác như An Tiêm đã nói.

Ngay chiều hôm ấy, An Tiêm cùng vợ con dùng kiếm phát cây, đào rễ rồi rào dậu một vạt đất nhỏ trước nhà để trồng giống dưa lạ, sau khi hạt đã được phơi khô cẩn thận. Những ngày sau, sớm chiều hai lượt, vợ chồng con cái lại đị xách nước ngọt tuới lên những luống hạt cho vừa độ ẩm. Được bảy ngày, từ những luống đất, những mầm hạt tách vỏ nhô lên. Bảy ngày nữa, từ hai lá mầm đã thành những cây dưa non mơn mởn. Lại bảy ngày tiếp, những cây dưa đã trưởng thành, lan ra trên mặt đất nhiều lớp ngọn, và từ nách mỗi cuống lá, những quả non nhỏ bé cũng nhú ra. Trong nhũng ngày này, gia đình Mai An Tiêm thường xuyên tưới nước ngọt và thu dọn phân đem bón vào luống.

Nhũng quả dưa lớn dần, mỗi ngày thấy mỗi khác. Thoạt đầu chỉ như hạt ngô, rồi đã bằng quả ổi nhưng hơi dài. Chẳng mấy chốc đã lại như những quả muỗm tròn trịa, và cuối cùng thì như quả dừa cực lớn và đầy đặn, có lớp vỏ bao quanh màu xanh sạm. Đến lúc đó, dưa thôi không lớn nữa, lớp vỏ cũng xanh thẫm màu hơn, và đồng thời, cũng hiện lên rõ hơn những khía màu xanh nhạt. Lớp lông bên ngoài vỏ, có từ lúc quả còn nhỏ, nay cũng đã lụi đi và thảy vào đó, là một vài mảng phấn trắng. An Tiêm hiểu rằng dưa đã tới độ chín. Chàng hái một quả già nhất, rồi lấy kiểm bổ ra, đưa cho môi ngươi một miếng.

Đưa miếng dưa lên miệng, ai cũng thấy mùi thơm ngon, rồi ăn vào, thấy cái ngọt cái mát thấm sâu vào trong dạ. Cái ngọt, cái mat, sự khoan khoái..., nếu lần trước ăn chỗ quà còn sót lại của chim, mới là sự khởi đầu, thì bây giờ đây, những cam giác ấy mới đạt đến sự tràn đầy, viên mãn. Cả nhà Mai An Tiêm dều sung sướng, tuy nhiên, ai cũng nhớ là phải chừa hạt lại. Ôi! Những hạt giống mơ ước bấy lâu nay! Chúng đen nhúc và từa tựa như những hạt na, hứa hẹn rồi đây sẽ có đầy dưa trong nhà, ngoài bãi, và có thể dùng ăn thay cơm được!

Mai An Tiêm tin tưởng điều ấy nhất định sẽ xảy ra, bởi vì sau khi ăn xong miếng dưa lớn, chàng thấy trong người khỏe khoắn, tựa như vừa được bồi bổ thêm nguồn sinh lực mới. "Từ những quả dưa lạ này, gia đình ta rồi sẽ có thêm lúa gạo, thêm quần áo và các vật dụng khác" – Mai An Tiêm thầm nghĩ.

Chàng vẫn đinh ninh nhớ khi ra đảo, gia đình tràng đi từ hướng tây tới. Bấy lâu quan sát mặt biển, Mai An Tiêm thấy rằng, dù trời yên biển lặng hay phong ba bão táp, thì sóng biển bao giờ cũng vỗ về phía tây, hoặc thẳng hướng, hoặc chếch lên chếch xuống, tùy theo từng mùa. Điều phát hiện này, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hệ trọng, bởi vì từ đây An Tiêm có thể liên hệ được với đất liền – nơi có nhiều người sinh sống, có đầy đủ lúa gạo, vải vóc và các vật dụng – bằng những quả dưa do chính bàn tay gia đình chàng làm ra. Thế là, ngay vụ dưa đầu tiên, chàng chọn lấy ba quả, đánh dấu bằng cách vạch lên lớp vỏ bên ngoài bốn hình người, rồi thả xuống biển cho trôi vào đất liền.

Những ngày những tháng tiêp theo, gia đình An Tiêm luôn bận rộn vổi việc trồng dưa, hết vụ này đến vụ khác. Tất cả các hạt chắc đều đuợc chừa lại, phơi khô. Các vạt đất xung quanh nhà, qua thanh kiếm, đều được phát cây, khai khẩn, để trở thành ruộng trồng. Và đúng như Mai An Tiêm đã dự đoán, lúc nào trong nhà ngoài bãi cũng đêu có dưa cả. Dưa ăn no nê, thỏa thích, mỗi ngày chỉ cần một lưng cơm mà ai cũng thấy trong người mạnh khỏe. Và vẫn đều đặn, An Tiêm đem thả những quả dưa già có vạch hình bốn người, cho trôi vào đất liền, như thường lệ.

Quả nhiên, cũng vẫn đúng như An Tiêm dự đoán, một ngày kia có chiếc thuyên từ phía đất liền đã nhận ra tín hiệu của chàng và mang gạo, mang vải ra đổi lấy dưa. Thế là từ đó trở đi, qua trao đổi, cuộc sống của gia đình chàng đã hoàn toàn sung túc, chẳng còn phải lo thiếu gạo và các thứ cần thiết nữa.

Về phần vua Hùng thứ 17, từ ngày lúc trao kiếm để Mai An Tiêm đi tự xử ở miền hoang đảo đến nay, những khi nhớ lại, nhà vua vẫn cảm thấy bùi ngùi trong dạ. Nếu không có mấy vị đại thần cứ khăng khăng đòi khép Mai An Tiêm vào tội chết kia thì chắc chắn Ngài cũng không xử chàng nặng đến như thế. Một đằng là con nuôi nhưng một đằng lại là phép nước, nên buộc lòng Ngài phải thật công minh. Tuy nhiên, tin ở tài trí của An Tiêm, nhà vua vẫn hy vọng sẽ có ngày được đón chàng về.

Trước kia nhà vua chỉ giao cho gia đình An Tiêm ba tháng gạo, là có ý để chàng phải tự lo liệu từ tháng thứ tư, chứ không phải ngay từ đầu đã triệt đường sinh kế. Trong thâm tâm, Ngài định đúng ba năm sẽ cho người đi hỏi tin tức, nếu An Tiêm còn sống thì sẽ được đón về, còn nếu không, coi như chàng cũng đành phải chấp nhận trả giá cho lời nói và niềm tin của mình.

Ba năm sau, kể từ ngày An Tiêm ra đi, nhà vua sai chuẩn bị một thuyền lớn, gồm đầy đủ lương thực, quần áo, vật dụng, cũng do viên bộ tướng ngày trước chỉ huy dong buồm thẳng tới miền hoang đảo, để thi hành công vụ này.

Khi thuyền đến vùng ven biển, đỗ lại nghỉ lấy sức để ngày mai ra đảo thì quân lính lên bơ, thấy bày bán ở chợ đầy một giống dưa lạ mà trước kia chưa hề có. Viên bộ tướng cho lính đến mua và hỏi han gốc tích ra sao thì được biết đấy là giống dưa đổi đuợc của vợ chồng An Tiêm ở ngoài đảo vắng. Cả tướng lẫn quân đều hết súc vui mừng, ngay ngày hôm sau, dong buồm bẻ lái cho thuyến đi ra hướng đảo. Đến nơi, được chứng kiến cơ ngơi của vợ chồng

An Tiêm, lại được tha hồ ăn dưa thỏa thích, nên ai nấy vừa vui mừng vừa hết lòng cảm phục. Tuy nhiên, về phần Mai An Tiêm, thái độ của chàng vẫn cứ thản nhiên như bao giờ.

Quan quân truyền lệnh của nhà vua rồi giúp An Tiêm thu dọn đồ đạc và trảy dưa mang xuống thuyền. Mười ngày sau, tất cả mọi Người đều đã có mặt ở kinh đô Phong Châu và ra mắt nhà vua.

Khi được hỏi về những ngày sinh sống trên hoang đảo, An Tiêm thưa gửi nhà vua rất mực từ tốn, thuật lại các việc từ đầu đến cuối, và trong khi nói không hề tỏ ra oán hận nhưng cũng không mảy may tỏ ý vui mùng. Nhà vua nhìn người con nuôi, vừa mến phục lại cúng vừa thầm nghĩ: "Đúng. Trước kia Mai An Tiêm đã nói thật, chứ không hề có ý coi thường quân vương. Có vật truyền kiếp tức là có ở hiền gặp lành, ở bạc gặp ác, ngẫm ra xưa nay mọi sự đều là như thế cả. Nhưng tiếc thay thiên hạ lại không mấy người có thể hiểu và tin theo điều đó!"

Trong buổi thiết triều đầu tiên, kể từ khi An Tiêm về lại đất Phong Châu, có đông đủ văn võ bá quan tham dự. Nhà vua sai bổ dưa đem chia đều cho mọi người. Số còn lại cũng đưa chia hết cho các gia đình không có người dự họp. Ý định của nhà vua và cũng là nguyện vọng của An Tiêm: để cho ai ai cũng được thưởng thức thứ dưa quí, lạ, và sau đó, mọi nhà đều có hạt giống để trồng sau này.

Trong khi vừa ăn dưa, mọi người vừa tắm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi An Tiêm đây là giống dưa gì, thì chàng đứng dậy:

- Tầu Bệ hạ. Hạ thần đã tự đặt tên là dưa Tây, khi có những người mang hàng hóa đến đổi, hỏi thần. Sỏ dĩ như vậy là do lúc đầu, thân thấy bầy chim đã đưa hạt từ phía tây tới.Nhà vua ngầm nghĩ giây lát, rồi nói:

- Từ phía tây tức là từ trong đất liền, nhung từ truớc đến nay ta có nghe nói ở vùng ấy có giống dưa này đâu? Nếu giống ấy từ nước nào khác ở phía tây đến, thì chẳng lẽ ta lại gọi cây mọc trên đất của ta, bằng tên của nước Người hay sao?

Các quan có mặt ngồi suy nghĩ hồi lâu và đưa mắt nhìn nhau. Một vị đại thần vốn thật thà trực tính, đã đứng dậy:

- Tầu Bệ hạ. Theo thiển ý của thần chi bằng cú có sao thì gọi nhu vậy. Giống dua này vừa ngọt vừa mát là do ruột xốp nên chứa được nhiều nước vậy nên gọi là dua hẩu cho tiện.

Nhà vua lắc đầu:

- Tên ấy cũng đúng một phần, nhưng nghe ra thì bạc bẽo quá. Theo ý ta, nên chữa lại là dưa thấu. Thấu là ăn vào cái ngọt cái mát thấm vào đến tận gan ruột. Thấu cũng là từ nay mọi người hãy thấu tỏ cho nỗi oan của An Tiêm. Ngoài ra, thấu còn là khi nói hay làm điều gì, mọi người đều phải suy trước ngẫm sau cho thật thấu suốt.

Nghe nhà vua nói vậy, tất cả vãn võ bá quan đêu như có vẻ lặng hẳn người. Trong thâm tâm, ai ai cũng thầm cảm phục nhà vua là bậc cao minh, bởi vì họ nhớ lại ba năm trước đây, chính tay Ngài sau khi phán quyết, đã trao thanh kiếm tự xử cho An Tiêm như thế nào.

Từ đấy, giống dưa Mai An Tiêm đưa về kinh đô đã được gieo trồng ở khắp mọi nơi, với tên gọi là "dưa thấu". Nhưng về sau, có lẽ do biến âm, nên trở thành "dưa hấu".

Cũng có thể, "dưa hấu" là biến âm của cả "dưa thấu" lẫn "dưa hẩu" chăng?

Còn nhân dân ở vùng biển thuộc Nga Sơn - Thanh Hóa thì từ trước đến nay, vẫn quen gọi đó là dưa Tây, như một cách ghi công ơn của người đâu tiên đa trông và đặt tên cho giống dưa lạ ấy.

Nơi hoang đảo, chỗ lân đàu tiên Mai An Tiêm nhận được giống dưa, được các đời truyền nhau gọi là bãi An Tiêm. Tại nền nhà cũ mà thủa trước An Tiêm cùng gia đình lập nghiệp, sau đó, được nhân lập ngôi đền thờ, để đời đời tưởng nhớ "Ông bà tổ của dưa tây".

Tại hoang đảo, sau khi gia đình Mai An Tiêm rời đi, đã có nhiều người khác đến ở. Họ lập thành làng xóm và tiếp tục nghề trồng dưa của Mai An Tiêm để lại. Trải thời gian, làng xóm ấy  càng ngày càng thêm đông vui trù mật, và được gọi là làng Mai An Tiêm, còn lại đến ngày nay. Nhưng vì để kiêng tên gọi của vị thủy tổ, nên mọi người chỉ gọi đó là làng Mai An.

Từ khóa » Sự Tích Dưa Hấu Thuộc Thể Loại Gì