Quả Dứa Với Tác Dụng Của Quả Thơm Và Cách Dùng Quả Dứa Hiệu Quả

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Toggle
  • Quả thơm là gì? Tác dụng của quả thơm chữa bệnh gì: Ung thư, tim mạch, giảm cân,… Cách dùng quả thơm tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của quả thơm. Cách sử dụng quả thơm chế biến nấu uống, bảo quản. Giá quả thơm bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh quả thơm.
    • Quả thơm là gì?
      • Đặc điểm của cây thơm
      • Thành phần dược chất của quả thơm
    • Tác dụng của quả thơm
      • Tác dụng của quả thơm giúp tăng cường hệ miễn dịch
      • Tác dụng của quả thơm đối với cải thiện sức khỏe xương khớp
      • Tác dụng của quả thơm giúp tăng cường thị lực
      • Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa của quả thơm
      • Tác dụng chống viêm, máu đông của quả thơm
      • Tác dụng giảm cân, hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu của quả thơm
      • Tác dụng chống hoa và cảm lạnh của quả thơm
      • Tác dụng làm đẹp da từ quả thơm
      • Các công dụng khác của quả thơm
    • Cách dùng quả thơm
    • Hình ảnh quả thơm
      • Những điều cần tránh khi ăn dứa
      • Tác dụng phụ của quả thơm
    • Giá quả thơm bao nhiêu tiền?

Quả thơm là gì? Tác dụng của quả thơm chữa bệnh gì: Ung thư, tim mạch, giảm cân,… Cách dùng quả thơm tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của quả thơm. Cách sử dụng quả thơm chế biến nấu uống, bảo quản. Giá quả thơm bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh quả thơm.

Tác dụng của quả thơm cách dùng và giá quả thơm bao nhiêu tiền

Tác dụng của quả thơm cách dùng và giá quả thơm bao nhiêu tiền

Quả thơm là gì?

Quả thơm còn được gọi là dứa. Tên khoa học của nó là Ananas comosus. Loại quả nhiệt đới này bắt nguồn từ Paraguay và miền Nam Brazil. Không chỉ có vị thơm ngon, dứa còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Đặc điểm của cây thơm

Dứa không chỉ loại cây ăn quả mà còn dùng nhiều làm thuốc. Thân cây ngắn, có nhiều lá mọc thành cụm giống như hình hoa thị bao quanh. Lá dài, cứng, mép có răng giống gai nhọn.

Khi cây trưởng thành, chùm lá phát triển ra một thân dài khoảng 20 – 40cm. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá, mỗi hoa có các đài riêng, người ta gọi là múi dứa. Quả dứa có hình tròn hoặc trụ tùy loại. Khi còn non, dứa có màu xanh, lúc chín thì chuyển sang màu vàng.

Bộ phận thường dùng là quả, nõn và rễ cây. Thời gian thu hoạch loại cây này thường vào mùa hè.

Thành phần dược chất của quả thơm

Dứa chứa nhiều vitamin C, chất xơ, enzyme tiêu hóa, ít calo, chất béo và cholesterol nên là nguồn bổ sung dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả này cung cấp lượng canxi, kali, vitamin A, phốt pho, mangan, nước, sắt, protid,…dồi dào.

Trong dứa còn chứa một loại men tiêu hóa là bromelain có khả năng thủy phân lượng protein lớn trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng.

Theo các nghiên cứu, dứa có vị ngọt, tính bình, chứa đường và muối. Khi tiêu thụ một lượng dứa vừa đủ có tác dụng phòng tránh bệnh viêm thận, hiệu quả đối với người bị huyết áp cao.

Thành phần dược chất của quả thơm và đặc điểm của cây thơm

Thành phần dược chất của quả thơm và đặc điểm của cây thơm

Xem thêm:

Cách ngâm rượu nấm lim xanh đúng tác dụng của nấm lim ngâm rượu Nấm lim xanh uống như thế nào tác dụng nấm lim xanh Quảng Nam Nấm lim xanh bị mọt có dùng được không với cách làm nấm lim xanh Cây chân bầu với tác dụng của cây chân bầu và cách dùng chữa bệnh Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khoẻ

Tác dụng của quả thơm

Dứa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên được dùng nhiều như thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số công dụng cụ thể của quả dứa.

Quả thơm

Tác dụng của quả thơm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, dứa chứa tới 50% vitamin C cần dùng mỗi ngày cho cơ thể. Loại vitamin này là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và xương khớp.

Nước ép từ dứa còn có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng rất tốt vì chứa nhiều vitamin A và C. Nếu sử dụng dứa thường xuyên, sức đề kháng của bạn sẽ được tăng cường, hiệu quả công việc trở nên cao hơn.

Tác dụng của quả thơm đối với cải thiện sức khỏe xương khớp

Trong dứa chứa hàm lượng mangan cao nên có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xương. Đặc biệt, loại quả này giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh.

Tác dụng của quả thơm giúp tăng cường thị lực

Lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong dứa có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng cũng như các bệnh về mắt khác.

Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa của quả thơm

Dứa giàu chất xơ và các enzyme phân hủy protein hiệu quả nên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh như tiêu chảy, táo bón,… Ngoài ra, dứa còn có tác dụng giảm chứng ợ hơi, có lợi cho dạ dày.

Tác dụng chống viêm, máu đông của quả thơm

Enzym bromelain trong dứa là chất có khả năng chống viêm nhiễm tốt, hạn chế sự tăng trưởng của các khối u, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông hiệu quả.

Thơm

Tác dụng giảm cân, hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu của quả thơm

Dứa là loại trái cây rất tốt đối với những người bị bệnh thiếu máu và có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Loại quả này rất thích hợp sử dụng đối với người đang trong quá trình phục hồi sức khỏe.

Tác dụng chống hoa và cảm lạnh của quả thơm

Khi bị ho hoặc cảm lạnh, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể. Do đó, chúng ta thường bổ sung bằng cách uống các loại nước trái cây. Enzym bromelain trong dứa sẽ giúp giảm ho, ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng làm đẹp da từ quả thơm

Dứa có tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả, đặc biệt khi dùng để đắp mặt nạ. Acid bromatic trong dứa có tác dụng lột nhẹ lớp tế bào chết bên ngoài để làn da trắng hồng mịn màng. Với tác dụng giúp làn da thêm tươi sáng, làm mờ vết nám, mặt nạ từ nước cốt dứa được chị em phụ nữ rất ưa chuộng.

Các công dụng khác của quả thơm

Vitamin C trong quả dứa còn có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn, chất độc gây sâu răng. Ngoài ra, dứa có tác dụng lợi tiểu, chữa sỏi bàng quang, viêm thận và chống lão hóa. Uống nước ép từ quả dứa mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của quả dứa.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của quả dứa.

Xem thêm:

Cách dùng quả thơm

Cách dùng quả thơm trị viêm thận

Sử dụng 60g quả dứa và 30g rễ cỏ tranh tươi rồi đem sắc lấy nước uống hằng ngày.

Cách dùng quả thơm trị bệnh viêm phế quản

Dùng 30g mật ong, 12g quả dứa và 30g lá tỳ bà, đem sắc nước uống.

Cách dùng quả thơm trị viêm ruột, tiêu chảy

Sử dụng 30g lá dứa đem sắc với 200ml nước uống.

Cách dùng quả thơm chữa rối loạn tiêu hóa

Đem 1 quả dứa và 2 quả quýt ép nước uống.

Cách dùng quả thơm trị sỏi thận

  • Sử dụng một quả dứa chín còn nguyên vỏ, đem khoét một lỗ nhỏ rồi cho 7 – 8g phèn chua đã giã nhỏ vào và đậy lại.
  • Sau đó, đem dứa nướng chín bằng than, để nguội rồi ép thành nước uống. Nên dùng liên tục mỗi ngày một quả để có hiệu quả cao.

Xem thêm: Cách dùng quả dứa

Hình ảnh quả thơm

Quả thơm có nhiều mắt nhỏ, lá có gai nhọn.

Quả thơm có nhiều mắt nhỏ, lá có gai nhọn.

Cách sử dụng quả thơm trong chữa bệnh.

Cách sử dụng quả thơm trong chữa bệnh.

Cách dùng quả thơm trong các bài thuốc dân gian.

Cách dùng quả thơm trong các bài thuốc dân gian.

Những điều cần tránh khi ăn dứa

  • Không ăn những quả dứa bị dập, nát

Dứa thường mọc thấp, quả lại sát đất nên là nơi cư trú nhiều nấm. Ngoài ra, trong quá trình thu hái, dứa cũng dễ bị dập, do đó, loại nấm Candida tropicalis sẽ có cơ hội xâm nhập vào quả và gây ra ngộ độc. Loại nấm này thường phát triển mạnh về mùa hè, vào đúng lúc dứa chín rộ.

  • Không nên dùng khi dứa còn xanh

Ăn dứa khi chưa chín rất nguy hiểm cho sức khỏe. Khi ấy, dứa chứa nhiều chất độc nên có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Nếu ăn nhiều lõi dứa, các chất xơ có thể hình thành nhiều trong ruột.

  • Tránh ăn dứa khi bụng đói

Không nên ăn dứa khi đói bởi có thể gây ra cảm giác khó chịu, nôn nao. Sở dĩ như vậy là do các chất acid hữu cơ và bromelin trong dứa gây tác động đến niêm mạc dạ dày.

Lá dứa cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Lá dứa cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Tác dụng phụ của quả thơm

Dứa là loại quả thơm ngon, mát và rất phù hợp để sử dụng trong những ngày hè. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách dễ gây ra tác dụng phụ.

  • Dị ứng:

Dứa có đặc tính làm mềm thịt nên dễ gây rát lưỡi, sưng môi nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Nếu trong trường hợp xuất hiện phát ban, nổi mụn hay khó thở, có thể bạn đã bị dị ứng. Khi ấy, cần ngừng ăn dứa và đến cơ sở y tế để điều trị.

  • Gây hại cho răng:

Dứa có hàm lượng axit cao nên có thể gây sâu, đau răng và các vấn đề về răng khác.

  • Phản ứng với thuốc kháng sinh:

Bromelain trong dứa có khả năng phản ứng với một số thuốc nhất định. Các bác sĩ khuyến cáo rằng không nên dùng dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu hay chống đông máu.

  • Tăng lượng đường trong máu:

Dứa là trái cây chứa đường và carbohydrate với hàm lượng cao. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột.

  • Những người có cơ địa không thích hợp:

Những bệnh nhân từng bị viêm da cơ địa, hen phế quản,… nên hạn chế sử dụng dứa để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng:

Phụ nữ mang bầu không nên ăn dứa nhiều vì có thể dẫn đến tăng lượng enzym bromelain, kích thích co thắt tử cung và dẫn đến xảy thai.

Xem thêm: Video về cách dùng quả dứa tốt

Giá quả thơm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, trên thị trường bày bán đa dạng các loại trái cây từ nhiều nước khác nhau, trong đó có dứa. Tùy từng loại dứa theo nguồn gốc, xuất xứ mà có giá khác nhau. Với dứa được trồng ở nước ta, giá dao đồng khoảng 7.000 – 10.000 đồng 1 quả.

Thơm

Xem thêm:

Từ khóa » Hình ảnh Quả Thơm