Qua Khổ Cuối Bài Vội Vàng ,đoạn Thơ Có đề Cập đến Tình Yêu , Theo ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • dinhcongdulogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      40

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 11
    • 20 điểm
    • dinhcongdu - 20:58:52 07/05/2020
    Qua khổ cuối bài vội vàng ,đoạn thơ có đề cập đến tình yêu , theo em ở đây là tình yêu đối với điều gì,viết về đoạn văn 200 chữ trình bầu suy nghĩ của em bền tình yêu ấy
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • cheesiechanie
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      11665

    • Điểm

      176050

    • Cảm ơn

      11034

    • cheesiechanie
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 14/02/2021

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    Đoạn thơ cuối bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu đã bày tỏ tình yêu của tác giả đối với cuộc sống, đối với tất thảy những vẻ đẹp của cuộc sống này. Đoạn thơ dường như là một lời tổng kết cao độ về tình yêu, về khát vọng yêu thương cuộc sống của nhà thơ Xuân Diệu. Câu thơ "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm" giống như một lời kêu gọi của tác giả về việc phải dấn thân, phải tiếp tục yêu thương chính cuộc sống này khi vẻ đẹp của cuộc sống vẫn còn đó, chưa tàn phai đi. Đại từ nhân xưng "Ta" cho thấy một bản ngã lớn, một phong thái cá nhân tự do, tự cao. Điệp ngữ "Ta muốn" cùng với một loạt những hình ảnh đẹp cho thấy một tình yêu to lớn, một chủ nghĩa tự do tuyệt đẹp của nhà thơ. Tất cả những gì mà nhà thơ yêu quý đó là cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn đâm chồi nảy lộc, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cây và cỏ rạng. Tác giả thực sự muốn đắm chìm tron tất thảy những vẻ đẹp của cuộc sống, chìm đắm trong thiên nhiên, chìm đắm vào tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, tình yêu khát vọng dành cho chính cuộc sống này. "Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi" thể hiện khát vọng được chìm đắm, được tận hưởng no đủ, đã đầy của tác giả về vẻ đẹp của cuộc sống này. Câu thơ kết thúc thể hiện khát vọng cao độ "-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi" về một tình yêu được tận hưởng cuộc sống, khát khao vẻ đẹp của cuộc sống, của tình yêu của tác giả. Đó là một tình yêu nồng nàn rực cháy, mang đậm chủ nghĩa cá nhân của tác giả đối với cuộc sống, với tình yêu rạo rực.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • s1mpleo412logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      33

    • Điểm

      495

    • Cảm ơn

      18

    • s1mpleo412
    • 07/05/2020

    Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.

    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

    Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

    Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

    – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”

    Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.

    Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu.

    Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

    Khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ, đặt câu. Nhà thơ bôc lộ quan điểm sống của mình cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.

    Có thể bạn quan tâmđến bài văncảm nhận 13 câu thơ đầu bài Vội vàngđể thấy rõ được thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của tác giả.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Nghị Luận 10 Câu Cuối Bài Vội Vàng