QUẢ MỌNG(BERRY) – BÍ QUYẾT TRẺ MÃI, NHỚ LÂU

  1. ĐỊNH NGHĨA – THÀNH PHẦN

Quả mọng (berry) là một là thuật ngữ dùng để chỉ về những loại trái cây loại nhỏ, trong thành phần thịt của quả có chứa nhiều nước, da thường bóng, căng tròn (1). Quả berry có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và rất được ưa chuộng.

Ở Việt Nam, các quả này càng ngày được nhập khẩu nhiều, sử dụng phổ biến làm sinh tố, nước ép, trang trí và tạo màu tự nhiên cho các món bánh, các tên như: việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu,… đã khá quen thuộc trong các thực đơn của quán nước, quán café, sinh tố, nước giải khát, tiệm bánh ở nước ta.

QUẢ MỌNG(BERRY) – BÍ QUYẾT TRẺ MÃI, NHỚ LÂU

Các trái berry thường được làm thành sinh tố uống cho mọi gia đình nhờ hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt

Ngoài hàm lượng chất xơ cao, giàu khoáng chất vi lượng và các loại vitamin, các loại quả berry, đặc biệt trong họ Rosaceae (dâu, mâm xôi, dâu đen) và họ Ericaceae (quả việt quất, quả nam việt quất) chứa rất nhiều các hợp chất phenolic và axit ascorbic. Các hợp chất phenolics bao gồm flavonoid chẳng hạn như anthocyanin (tức là cyanidin glucoside và pelargonidin glucosides), flavonol (quercetin, kaempferol, myricetin), flavanol, axit phenolic (axit hydroxybenzoic và axit hydroxycinnamic) và tannin thủy phân, như ellagitannin (2).

Các hợp chất này đem lại các lợi ích sức khỏe khác nhau như ngăn ngừa rối loạn viêm, bệnh tim mạch, hoặc tác dụng bảo vệ để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư (2).

2. CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG QUẢ BERRY

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong một số loại quả berry:

STT

Tên trái cây

Hàm lượng chất chống Oxi hóa mmol/100gr nguyên liệu

Tài liệu tham khảo

1

Dâu lingon (lingonberry)

5.686

Chr-Hansen AN report Sept.2008

2

Dâu đen

3.99

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

3

Quả nam việt quất

3.289

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

4

Quả mâm xôi

2.334

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

5

Dâu tây

2.159

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

6

Quả việt quất

2.154

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

7

Bắp cải đỏ

2.153

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

8

rượu vang đỏ

2.135

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

9

Anh đào chua

1.814

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

10

Nước nho

1.011

Halvorsen et al., Am J Clin Nutr 2006;84:95–135

QUẢ MỌNG(BERRY) – BÍ QUYẾT TRẺ MÃI, NHỚ LÂU

Các loại quả berry nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa tuyệt vời.

Trong thành phần của quả berry thì các hợp chất phenolics có hoạt động chống oxy hóa đã được nghiên cứu lâm sàng bằng nhiều công trình khoa học, có tác dụng chống lại các gốc tự do sản sinh trong cơ thể chúng ta, các gốc tự do này chính là nguyên nhân dẫn đến lão hóa da, giảm trí nhớ và nhiều bệnh khác.

Trong đó Proanthocyanidin hay Oligomeric proanthocyanidins (OPCs) đã được chứng minh hiệu quả chống oxy hóa hơn 20 lần so với vitamin C và 50 lần so với vitamin E. Với chất chuyển hóa cuối cùng là catechin, OPCs cũng là chất chống oxy hóa hiếm hoi (được biết đến hiện tại) vượt qua được hàng rào máu não nên có khả năng chống oxy hóa (chống lão hóa) não bộ và phòng ngừa nhiều bệnh tật cho mọi thành viên trong gia đình:

  • Trẻ em: chống lại bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em (ADHD), căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.
  • Phụ nữ: cải thiện các tình trạng về da: giảm sự sạm da do nắng, lupus ban đỏ, tăng cường khả năng chống nắng, chống lão hóa da
  • Người già: chống lại các bệnh giảm trí nhớ Alzheimer , bệnh liệt rung (Parkinson), bảo vệ tổn thương thần kinh do thiếu máu cục bộ (5).

Ngoài ra OPCs còn giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch: giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm LDL-Cholesterol máu nên giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

3. HÀM LƯỢNG OPCS TRONG TRÁI CÂY

Hàm lượng OPCs được phát hiện chủ yếu trong các quả berry:

  • Các nguồn OPCs cao trong một số loại quả berry (quả việt quất, quả nam việt quất và nho đen) và mận với hàm lượng khoảng 200 mg/ 100 g khối lượng tươi.
  • Nguồn OPCs trung bình trong táo, aronia (quả anh đào dại), dâu tây, nho xanh và đỏ: 60-90 mg / 100 g khối lượng tươi
  • Trong các loại trái cây khác hàm lượng nhỏ hơn 40 mg/ 100 g khối lượng tươi.
  • Một số loại nước ép trái cây cũng là nguồn OPCs dồi dào (3).

OPCs chỉ có tác dụng tốt nếu hàng ngày dùng trên 50 mg (tương đương 0.5 – 5 kg trái cây).

Hàm lượng OPCs từ các dịch chiết trái cây sẽ thay đổi do nhiều yếu tố như: chất lượng trái cây, địa lý, thời gian, nhiệt độ, dung môi chiết xuất…Sử dụng các dịch chiết không chuẩn hóa hay ăn trái cây trực tiếp sẽ không xác định được lượng OPCs hấp thu. Chính vì vậy việc chuẩn hóa hàm lượng OPCs là cần thiết (4).

Các tài liệu khác liên quan:

https://thanhnien.vn/suc-khoe/opcs-hop-chat-chong-gia-the-he-moi-tu-thien-nhien-542052.html

https://www.youtube.com/watch?v=SWk60-qKaKY&t=165s

https://www.youtube.com/watch?v=c7LznduMq7w

Tài liệu tham khảo:

(1): https://en.wikipedia.org/wiki/Berry

(2): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4632771/

(3): https://www.tuscany-diet.net/2014/03/14/proanthocyanidins-procyanidins-foods/

(4): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4094652/

(5): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4192974/

Từ khóa » Các Loại Trái Cây Họ Berry