Quả Muỗm Là Quả Gì? Giải đáp Sự Khác Nhau Giữa Quả Muỗm Và ...

Với sự đa dạng của các loài cây ăn quả hiện nay thì quả muỗm và quả xoài thường khiến nhiều người hiểu lầm chỉ là một loại quả. Tuy nhiên, trên thực tế hai quả này lại là bộ phận trên 2 loại cây khác biệt. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu quả muỗm là quả gì và công dụng ít ai biết của loại quả này?

Mục lục

  • 1 Quả muỗm là quả gì?
  • 2 Quả muỗm và quả xoài có gì khác nhau
  • 3 Những lưu ý khi ăn quả muỗm
  • 4 Công dụng của quả muỗm

Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm là một bộ phận trên cây xoài hôi hay với các cái tên khác cây muỗm, cây quéo. Tên khoa học của loại quả này là Mangifera foetida Lour. Đây là một loài thực vật thuộc họ Đào lộn xộn (Anacardiaceae). Cây xuất hiện phổ biến ở một số quốc gia là Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm là quả gì?

Cây muỗm có một số đặc điểm cơ bản như sau:

  • Thân cây to, cao tầm 15 đến 20m.
  • Lá cây thường mọc đơn nguyên, so le và thuôn dài về phía gốc cây. Mặt lá rất nhẵn và bóng.
  • Hoa của loại cây này có màu trắng, kích thước nhỏ và mọc thành từng chùm kép ở ngọn cành. Lá đài hoa nhẵn hình bầu dục và nhọn, cánh hoa hình mũi mác hẹp và dài gấp 3 lần lá đài. Thông thường, một nhị sinh sản dài bằng cánh hoa còn 3-4 cái khác sẽ ngắn hơn một ít.
  • Quả hạch hình thận bé và chua hơn quả xoài, khi chín thì màu vàng mọng nước.
  • Có 2 thời vụ hoa chính: Quả giai đoạn tháng 12 – 3, 5 – 7 và 3 – 6, 10 – 11.

Quả muỗm và quả xoài có gì khác nhau

Quả muỗm và quả xoài thuộc bộ phận quả của 2 loại cây khác nhau, là cây xoài và cây muỗm. Mặc dù, chúng cùng thuộc họ Đào lộn hột nhưng sẽ có những điểm khác nhau về mặt hình thái và hương vị:

Phân biệt quả muỗm (quả quéo) với quả xoài

Phân biệt quả muỗm (quả quéo) với quả xoài

  • Quả xoài thường có kích thước và hình dáng to và tròn, còn quả muỗm lại nhỏ và sẽ hơi nhọn ở đuôi quả.
  • Quả muỗm có vị chua và ít được sử dụng với mục đích ăn uống, ở một số vùng thì quả muỗm non được dùng để nấu canh chua hoặc muối chua ăn kèm. Còn quả xoài thì được dùng phổ biến trong đời sống.
  • Quả muỗm chỉ có một loại duy nhất, đa phần thường mọc hoang giống cây dại. Đối với quả xoài hiện nay, không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống như thông thường mà cao hơn là các tiêu chuẩn ngọt, giòn, thơm, to, màu sắc hấp dẫn,…nên quả xoài có nhiều biến thể được chọn lọc nhằm  tạo ra giống có ưu thế nhất.
  • Về tên gọi, quả muỗm còn có các cái tên khác như; xoài muỗm, quả muỗm, quả quéo,… Quả xoài có khá nhiều tên gọi tương ứng với các biến thể như; xoài trứng, xoài cát, xoài Thái, xoài tím,…
  • Về giá trị vật chất, quả muỗm thường không có giá trị kinh tế. Do đó hiện nay chúng chỉ được xem là cây mọc hoang dại ven đường hoặc số ít mọc tại vườn ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, hay trở thành cây cổ thụ ở đầu làng tại các khu vực nông thôn. Riêng đối với quả xoài, chúng được trồng phổ biến và đa dạng các loại. Ở một số tỉnh, xoài đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài như xoài Yên Châu, xoài cát Hòa Lộc,…
  • Về đặc điểm thân cây, cây muỗm có bộ phận thân khá cao lớn và cây xoài thì nhìn chung có hình dáng nhỏ hơn, dễ dàng tác động cho quá trình thu hoạch. Đồng thời, lá cây muỗm có bản nhỏ, dài và nhọn hơn so với lá cây xoài.

Những lưu ý khi ăn quả muỗm

Khi nghiên cứu về quả muỗm, kết luận được đưa ra về thành phần quả muỗm rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc ăn quả muỗm sẽ khiến tình trạng cơ thể bạn gặp các vấn đề tiêu cực. Do đó, hãy ghi nhớ các nội dung sau đây:

Người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn quả muỗm

Người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn quả muỗm

  • Khi bạn đang đói bụng: Quả muỗm rất chua. Nên khi đói việc ăn nó sẽ khiến dạ dày của bạn bị kích thích và tiết ra dịch vị nhiều hơn thông thường. Việc này dễ dẫn đến vấn đề đau bụng, ngộ độc, cơ thể mệt mỏi không có sức sống,…
  • Cơ địa dễ dị ứng: Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, thường rất dễ mẫn cảm với các thành phần trong quả muỗm. Những triệu chứng dị ứng khi ăn quả muỗm đó là ngứa xung quanh miệng; ngứa hốc mắt, nổi mẩn đỏ trên toàn cơ thể,…
  • Người bị các bệnh liên quan đến hô hấp: Quả muỗm có tính bình; nên với những người bị bệnh về hô hấp như hen suyễn khi ăn loại quả này dễ khiến tình trạng bệnh tái phát. Từ đó tăng mức độ nguy hiểm của bệnh.

Công dụng của quả muỗm

Ngày nay, đối với cây muỗm nói chung và quả muỗm nói riêng chúng đều có các công dụng hữu ích trong chữa trị một số loại bệnh mà ít người biết đến. Muỗm được xem như vị thuốc nam quý và sử dụng phổ biến trong Y học Cổ Truyền. Tại các cửa hàng thuốc đông y đều có bán vị thuốc này:

Cây muỗm tại thôn Ngọc Tỉnh được công nhận là di sản Việt Nam

Cây muỗm tại thôn Ngọc Tỉnh được công nhận là di sản Việt Nam

  • Đối với vỏ thân cây, có chất Cortex Mangifera Foetida. Chất này có tác dụng làm se nhỏ lỗ chân lông. Giúp săn chắc da khi giúp da khỏe mạnh trước những tác động dễ gây tổn thương như; ánh nắng mặt trời, thành phần độc hại từ mỹ phẩm giả,…
  • Đối với vỏ quả muỗm. Vỏ có thể sử dụng làm thuốc chữa đau răng hoặc chứng ỉa chảy ở trẻ nhỏ. Mỗi ngày, bạn có thể nấu đặc hoặc ngâm rượu hay ngậm nhổ nước từ 10 – 20g. Sử dụng thường xuyên, duy trì 4 – 5 lần trong một ngày. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả bạn có thể phối hợp dùng với rễ cây Xuyên tiêu.

Bài viết trên, suamayruaxe.com đã cung cấp đến bạn những nội dung cần thiết về quả muỗm là quả gì. Để có thể trang bị nhiều hơn cho mình các kiến thức hữu ích; hãy ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên nhé!

Từ khóa » Xoài Và Quéo