Quả Phát Bóng (bóng đá) – Wikipedia Tiếng Việt

Clint Bolton đang đá cú phát bóng năm 2008.

Phát bóng là một hình thức để bắt đầu lại trận đấu trong một trận bóng đá. Thủ tục của nó được quy định bởi Luật 16 của luật bóng đá.[1]

Quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quy định của việc phát bóng:

  • Quả bóng được đá từ bất kì điểm nào trong khu vực cầu môn (vòng 5,5 m) bởi một cầu thủ của đội được hưởng quả phát bóng.
  • Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài vòng cấm cho đến khi bóng vào cuộc.
  • Cầu thủ đá bóng không được chạm vào bóng lần thứ hai sau khi đá cho đến khi bóng chạm một cầu thủ khác bất kì.
  • Bóng được coi là vào cuộc khi được đá ra khỏi vòng cấm.

Vi phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu quả phát bóng được thực hiện với bóng đang di chuyển hoặc từ vị trí không đúng, quả phát bóng sẽ được thực hiện lại.

Đối phương phải cố gắng rời khỏi vòng cấm trước khi thực hiện quả phát bóng. Tuy nhiên, nếu một quả phát bóng "nhanh" được thực hiện trong khi một đối phương đang rời khỏi vòng cấm, thì đối phương đó có thể chạm hoặc tranh chấp bóng khi nó đang vào cuộc.[2]

Nếu một cầu thủ đối phương cố tình ở lại trong vòng cấm hoặc đi vào vòng cấm trước khi thực hiện quả phát bóng, quả phát bóng sẽ được thực hiện lại. Nếu điều này xảy ra nhiều lần, cầu thủ bên đối phương sẽ bị phạt vì liên tục vi phạm luật bóng đá.[2]

Một cầu thủ quá trì hoãn việc bắt đầu lại trận đấu sẽ bị cảnh cáo.[3]

Nếu cầu thủ đá phạt chạm bóng lần thứ hai trước khi cầu thủ khác chạm bóng, đội đối phương sẽ được hưởng quả đá phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi, trừ khi lần chạm bóng thứ hai là lỗi xử lý nghiêm trọng hơn, đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp (hoặc phạt đền nếu trong vòng cấm và người thực hiện không phải là thủ môn).[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “FIFA.com – The Laws of the Game – Law 16: The Goal-Kick”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b “Clarification: Law 16, The Goal Kick”. 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ “Laws of the Game 2019/20” (PDF). tr. 110. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ “Law 16 – The Goal Kick”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine
  • The current Laws of the Game (FIFA) Lưu trữ 2006-10-17 tại Wayback Machine
  • Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
  • Văn bản pháp quy về bóng đá tại Việt Nam[liên kết hỏng]
  • Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2005 Lưu trữ 2007-03-17 tại Wayback Machine
  • Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2006 Lưu trữ 2007-03-17 tại Wayback Machine
  • Quy định về kỷ luật của FIFA (FDC) Lưu trữ 2007-03-16 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Luật bóng đá
Thuật ngữ
  • Luật 1: Sân thi đấu
  • Luật 2: Bóng
  • Luật 3: Số lượng cầu thủ
  • Luật 4: Trang phục của cầu thủ
  • Luật 5: Trọng tài
  • Luật 6: Trợ lý trọng tài
  • Luật 7: Thời gian trận đấu
  • Luật 8: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
  • Luật 9: Bóng trong và ngoài cuộc
  • Luật 10: Quyết định kết quả trận đấu (ghi bàn)
  • Luật 11: Việt vị
  • Luật 12: Lỗi và hành vi sai trái
  • Luật 13: Quả phạt
  • Luật 14: Phạt đền
  • Luật 15: Ném biên
  • Luật 16: Phát bóng
  • Luật 17: Phạt góc
So sánh
  • Bóng đá và bóng bầu dục liên hiệp
  • Bóng đá và bóng đá trong nhà
IFAB
  • Hiệp hội bóng đá Anh
  • Hiệp hội bóng đá Scotland
  • Hiệp hội bóng đá Wales
  • Hiệp hội bóng đá Bắc Ireland
  • FIFA
Liên quan
  • Luật Sheffield
  • Luật Cambridge

Từ khóa » Thủ Môn Ghi Bàn Từ Quả Phát Bóng