Quá Trình đổi Mới Của Hệ Thống Thanh Toán Việt Nam

Đại học Đại Nam

    • Giới thiệu
      • Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
      • Chiến lược phát triển
      • 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
      • Cơ sở vật chất
      • Lịch sử phát triển
      • Sơ đồ tổ chức
      • Đội ngũ giảng viên
      • Hội đồng khoa học
      • Hội đồng trường
      • Ban giám hiệu
      • Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
      • Brochure ĐH Đại Nam 2024
    • Tuyển sinh
    • Phòng
      • Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
      • Phòng Đào Tạo
      • Phòng Hành Chính Quản Trị
      • Phòng Tài Chính Kế Toán
      • Phòng Công tác Sinh Viên
      • Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
      • Phòng Khảo thí
    • Khoa
      • Khối Sức khỏe
        • Khoa Y
        • Khoa Dược
        • Khoa Điều dưỡng
      • Khối Kỹ thuật - Công nghệ
        • Khoa Công nghệ thông tin
        • Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
        • Khoa Khoa học máy tính
        • Khoa Công nghệ bán dẫn
        • Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
        • Khoa Công nghệ sinh học
        • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      • Khối Kinh doanh & Kinh tế
        • Khoa Quản trị kinh doanh
        • Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
        • Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
        • Khoa Kế toán
        • Khoa Tài chính ngân hàng
        • Khoa Luật
        • Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
      • Khối khoa học xã hội và nhân văn
        • Khoa Ngôn ngữ Anh
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
        • Khoa Truyền thông
        • Khoa Du lịch
        • Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
        • Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
      • Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
      • Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
    • Sau ĐH
      • Viện Sau đại học
      • Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
    • Đào tạo
      • Chương trình đào tạo
      • Kế hoạch năm học
      • Thời khóa biểu
      • Lịch thi
      • Thông báo
      • Các quy trình đào tạo
      • Quy chế đào tạo tín chỉ
      • Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
      • Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
    • Sinh viên
      • Hoạt động sinh viên
      • Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
      • Sinh viên tiêu biểu
      • Sổ tay sinh viên
      • Quy trình một cửa
      • Cổng thông tin sinh viên
      • Mẫu văn bản
      • Thư viện số
      • Đóng góp ý kiến
    • KHCN - HTĐT
      • Thông tin KHCN - HTĐT
      • Đối tác hợp tác
      • Công trình, đề tài
      • Hội nghị hội thảo
      • Tạp chí khoa học
    • Ba công khai
      • Báo cáo ba công khai
      • Báo cáo chuẩn đầu ra
      • Danh mục các ngành đào tạo
      • Sổ tay đảm bảo chất lượng
      • Tỷ lệ sinh viên có việc làm
    • Mở rộng
      • Các hoạt động xã hội
      • Thư viện hình ảnh và video
      • Báo chí nói về Đại Nam
      • Văn bản quản lý
      • Thông tin tuyển dụng
      • Đảm bảo chất lượng
      • Kiểm định chất lượng
      • Văn bản đảm bảo chất lượng
      • Liên hệ

19/09/2016

10693

Quá trình đổi mới của hệ thống thanh toán Việt Nam Ths. Trần Thị Lan Phương- Khoa TCNH           Trong lịch sử kinh tế thế giới, đồng tiền đã trải qua nhiều bước phát triển. Đồng tiền có thể là vỏ sò quý hiếm, tiền kim loại, tiền giấy và có thể chỉ là những thông điệp điện tử. Đồng tiền và hệ thống thanh toán có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Nếu coi nền kinh tế như một cơ thể thì tiền tệ được coi là các đơn vị máu và hệ thống thanh toán là các mạch dẫn đưa máu đi khắp nơi nuôi dưỡng cơ thể. Cùng với sự phát triển của đồng tiền, hệ thống thanh toán cũng đã trải qua những cuộc cách mạng đổi mới thực sự.           Ở Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan có chức năng thực hiện tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; thực hiện quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Để có được một hệ thống thanh toán hiện đại như ngày nay, hệ thống thanh toán Việt Nam đã trải qua khá nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử. 1.Lịch sử hình thành và phát triển           Ngày 02/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Để chính quyền cách mạng xây dựng được một nền tiền tệ độc lập, tự chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL ngày 06/05/1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tiền thân NHNN ngày nay. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ này là quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ(1955-1975), việc tổ chức lưu thông tiền tệ chủ yếu qua vận chuyển và thanh toán tiền mặt. Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiền lương… của từng tỉnh, tiền mặt được phân phối đi các địa phương bằng xe chuyên dụng và giao cho NHNN chi nhánh các tỉnh quản lý.           Sau chiến tranh, các khoản bội chi của Chính phủ phải dựa vào việc in tiền để duy trì, thêm vào đó vòng xoáy giá- lương- tiền đã làm nên lạm phát phi mã tới 774,7% vào năm 1986 và luôn nằm ở mức 2 đến 3 chữ số cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trước diễn biến trên cùng với các nhu cầu cấp thiết, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 06/1992. Theo quyết định này, khách hàng đã không phải tự vận chuyển những khối lượng tiền mặt lớn giữa các địa phương mà chỉ cần nộp tiền tại NHNN địa phương thì người nhận ở nơi khác có thể rút được tiền. Giải pháp này đã giúp thu về một lượng tiền lớn từ lưu thông, điều hòa cung ứng tiền giữa các tỉnh, bảo vệ an toàn là giảm chi phí trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.           Tiếp theo quyết định 06/1992, Thống đốc NHNN đã ra quyết định 39/1992 triển khai thí điểm chuyển tiền điện tử qua NHNN. Đây là lần đầu tiên NHNN áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán Séc cho các khách hàng ngoài phạm vi tỉnh, thành phố. Hệ thống chuyển tiền điện tử qua NHNN là tiền thân của các hệ thống thanh toán điện tử hiện đại đã được triển khai trong giai đoạn đổi mới.           Ngày 25/11/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/1993/NĐ-CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định này đã xác định các đối tượng điều chinh, mối quan hệ giữa các đối tượng và nguyên tắc cơ bản trong thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, từ năm 1993, hệ thống thanh toán Việt Nam đã được phân ra làm hai cấp rõ rệt: NHNN đóng vai trò ngân hàng của các ngân hàng, chịu trách nhiệm thanh toán không dùng tiền mặt cho các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước; còn các NHTM và Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán không dùng tiền mặt cho các cá nhân và tổ chức.           Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Xuất phát từ việc đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng, các ngân hàng đã liên kết với nhau, từ đó hình thành các mạng lưới, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng.            Với sự phát triển không ngừng của hệ thống thanh toán, cùng với sự hỗ trợ của World Bank, NHNN thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1(Dự án PSBM1) từ tháng 11/1995 đến tháng 12/2003 với tổng vốn vay 49 triệu USD. Kết quả của dự án này là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của NHNN đã được triển khai tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Các ngân hàng thương mại tham gia hệ thống IBPS có thể giảm thời gian thanh toán từ 30 ngày tính theo thời điểm giữa năm 1995 xuống còn 24 giờ, từ đó thúc đẩy việc lưu thông vốn. 2.Thực trạng hệ thống thanh toán Việt Nam 2.1. Thực trạng hệ thống thanh toán Việt Nam           Hiện nay, các NHTM đã xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý, đưa vào sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới an toàn, hiệu quả, hiện đại như thẻ ATM, dịch vụ thanh toán trong ngày, quản lý tín dụng và chuyển tiền. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn cho phép các NHTM tham gia hệ thống áp dụng các thông lệ báo cáo kế toàn và tài chính dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế.            Với sự thành công của dự án PSBM1, World Bank quyết định tài trợ tín dụng cho Việt Nam thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2 với một mô hình thiết kế đặc thù “tất cả trong một” – hệ thống IBPS gồm các module: Thanh toán giá trị cao, thanh toán giá trị thấp, thanh toán bù trừ và quyết toàn tổng tức thời. Hệ thống được phủ sóng toàn quốc với trung tâm xử lý chính là trung tâm thanh toán quốc gia, trung tâm dự phòng, 6 trung tâm khu vực và 63 trung tâm xử lý cấp tỉnh đặt tại NHNN chi nhành các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2014, hệ thống IBPS đã thực hiện chuyển 46.600 nghìn tỷ VND, gấp 12 GDP Việt Nam cùng năm đó. Tại thời điểm quý I/2016, hệ thống đã kết nối đến 95 tổ chức tín dụng với 355 đơn vị thành viên tham gia thanh toán trực tiếp, trong đó có 292 đơn vị thành viên thuộc 95 tổ chức tín dụng và 63 đơn vị thuộc NHNN. Bình quân hàng ngày, hệ thống xử lý khoảng 320.000 giao dịch với tổng doanh số gần 180.000 tỷ đồng. Với công suất thiết kế kết nối với 2000 đơn vị thành viên và xử lý 2 triệu giao dịch một ngày, hệ thống IBPS trở thành trục thanh toán quốc gia hiện đại, sẵn sang đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế và là tiền đề quan trọng cho việc phát triển và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.           Ngày nay, bên cạnh hệ thống IBPS của NHNN, các hệ thống thanh toán chủ chốt khác đang vận hàng trên thị trường còn gồm: Hệ thống lưu ký và quyết toán chứng khoản của Trung tâm lưu lý Chứng khoán Việt Nam (VSD); Hệ thống quyết toán giao dịch chứng khoán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Hệ thống thanh quyết toán ngoại hối của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Đây là 3 hệ thống chủ chốt, ngoài ra còn có: hệ thống thanh toán thẻ banknetvn; Các trung tâm thanh toán bù trừ tại NHNN 63 tỉnh, thành phố; trung tâm lưu ký chứng khoán. Các hệ thống này đều có kết nối với 3 hệ thống trên để thực hiện các giao dịch của mình.    2.2. Một số hạn chế trong phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam           Thứ nhất, hệ thống thanh toán ở Việt Nam tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế  nhất là sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm tài chính tuy nhiên hiện nay có quá nhiều chuẩn cho các hoạt động tài chính. Việc hệ thống thanh toán phải duy trì nhiều chuẩn gây lãng phí, chồng chéo nhau.           Thứ hai, trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch bán lẻ mới được hình thành còn non yếu.           Thứ ba, NHNN không kiểm soát được toàn bộ các luồng vốn chu chuyển trong nền kinh tế do các giao dịch nội, ngoại tệ, giao dịch chứng khoán chưa được xử lý đồng bộ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 3.Giải pháp phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam 3.1.Cập nhật công nghệ thanh toán thế giới a.Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế           Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có quá nhiều chuẩn cho các hoạt động tài chính: Chuẩn ISO 15022 cho các giao dịch chứng khoán; chuẩn ISO 8583 sử dụng trong các giao dịch thẻ; chuẩn FIX cho giao dịch chứng khoán tại bộ phận Front-Office, chuẩn FPML cho các giao dịch phái sinh. Để giải quyết vấn đề phải duy trì nhiều chuẩn, nhiều hệ thống gây lãng phí, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra bộ tiêu chuẩn ISO 20022 năm 2004 để thay thế toàn bộ các tin điện trong lĩnh vực tài chính. Đến nay, ISO 20022 đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới trong các dự án và nâng cấp hệ thống thanh toán, chủ yếu là tại các khu vực và quốc gia có thị trường tài chính phát triển và cơ sở hạ tầng tin học tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó, Việt Nam cũng cần có lộ trình rõ ràng trong việc đưa tiêu chuẩn này áp dụng tại hệ thống thanh toán. b.Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch bán lẻ           Tại Việt Nam, thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó NHNN chủ trì xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch bán lẻ, trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.           Thực tế việc xây dựng một trung tâm thanh toán bù trừ (ACH) tại Việt Nam đang được triển khai với việc công ty Cổ phần chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vào tháng 2/2016. Với việc xây dựng ACH, NAPAS sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao là hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia và trở thành ACH đầu tiên của Việt Nam. 3.2.Kiểm soát hệ thống thanh quyết toán ngoại hối và hệ thống thanh toán chứng khoán.           Ngân hàng Nhà nước  với vai trò là cơ quan giám sát hệ thống thanh toán, nhưng chưa hoàn toàn kiểm soát được các hệ thống thanh toán, chưa khai thác được các diễn biến tức thời trên thị trường phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam kiểm soát hệ thống thanh toán ngoại hối của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam kiểm soát hệ thống thanh toán chứng khoán tại 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, NHNN lại là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia và điều hành chính sách tỷ giá. Việc này dẫn đến NHNN không nắm được đầy đủ các luồng vốn chu chuyển trong nền kinh tế để đưa ra các quyết sách chính xác, kịp thời.           Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển của hệ thống thanh toán thế giới và để gia tăng kiểm soát hệ thống thanh toán, NHNN Việt Nam đang khấn trương xử lý vấn đề trên. Đề án bổ sung chức năng thanh toán ngoại tệ cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đang được xây dựng. Bộ Tài chính và NHNN đang phối kết hợp để chuyển chức năng thanh toán Trái phiếu Chính phủ trên cơ sở kết nối hệ thống thanh toán chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Chắc chắn rằng, khi mà toàn bộ các giao dịch nội, ngoại tệ, giao dịch chứng khoán được xử lý đồng bộ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHNN sẽ kiểm soát được toàn bộ các luồng vốn chu chuyển trong nền kinh tế, từ đó sẽ có những phân tích, dự đoán chính xác trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ổn định giá.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Hợp 2006, “Nhìn lại quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên lĩnh vực thanh toán và những vấn đề của thời kỳ phát triển mới” 2. Phạm Bảo Lâm, “ISO 20022- Hệ tiêu chuẩn mới cho các giao dịch tài chính và những cơ hội thách thức trong việc triển khai ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng 2015 3. Ngân hàng Nhà nước 2016, Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán 4. Tạp chí Ngân hàng 2016 www.sbv.gov.vn www.iso20022.org www.vietcombank.com.vn www.bidv.com.vn  

Từ khóa » Hệ Thống Ibps Là Gì