Quá Trình đông Máu – Nhóm Máu Và Sự Truyền Máu
Có thể bạn quan tâm
XÉT NGHIỆM ĐA KHOA Trang chủ Tìm kiếm Trắc nghiệm Online Upload ảnh Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng ký
Diễn đàn xét nghiệm đa khoa...::: Nơi chia sẻ kiến thức về Xét nghiệm và Y học :::... Đăng chủ đề Đánh giá chủ đề:
Đăng nhập | |
Tên đăng nhập: | |
Mật khẩu: | Quên mật khẩu? |
Ghi nhớ |
- Trang chủ
- Thành viên
- Giúp đỡ
- Tìm kiếm
phuhmtu Offline Old Moderator Bài viết: 2,050 Chủ đề: 1,409 Gia nhập: Sep 2012 Danh tiếng: 6 Thanks: 0 Given 12 thank(s) in 12 post(s) Points: 16$ #1 07-20-2013, 09:55 AM A. NHÓM MÁU VÀ SỰ TRUYỀN MÁU I. Lịch sử Từ năm 1895, Bordet bằng các thực nghiệm của mình đã chứng minh được rằng huyết tương của loài vật này có khả năng làm cho hồng cầu của loại vật khác bị ngưng kết lại. Năm 1900, Landsteiner và các cộng sự qua các công trình nghiên cứu cũng đã cho thấy ngay trong cùng 1 loài vật cũng đã xảy ra hiện tượng ngưng kết khi đem trộn hồng cầu của cá thể này với huyết tương của cá thể khác. Từ đó Landsteiner đã tìm ra các kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu của các nhóm hồng cầu trong máu người và một số động vật. II. Nhóm máu 1. Hệ thống nhóm máu ABO Nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngưng kết: qua nhiều công trình nghiên cứu người ta đã thấy trên màng của hồng cầu có các ngưng kết nguyên (NKN) A và B tác động như một loại kháng nguyên. Trong huyết tương lại có các ngưng kết tố (NKT) alpha và beta tác động như một kháng thể. Hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra khi các NKN gặp các NKT tương ứng. Dựa vào sự có mặt của các NKN và NKT ở màng hồng cầu và huyết tương, người ta đã xác định được 4 nhóm máu cơ bản: - Nhóm máu O (I) trên màng hồng cầu không có NKN còn trong huyết tương thì có cả NKT alpha và beta - Nhóm máu A (II) trên màng hồng cầu có NKN A còn trong huyết tương có NKT beta - Nhóm máu B (III) trên màng hồng cầu có NKN B còn trong huyết tương có NKT alpha - Nhóm máu AB (IV) trên màng hồng cầu có cả NKN A và B, còn trong huyết tương thì không có NKT nào cả Có 2 gen nằm trên 1 cặp NST để quy định nhóm máu ABO nhưng có đến 3 alen quy định nhóm máu, là O, A, B. Vì thế sẽ có 6 kiểu kết hợp của các alen là OO (quy định nhóm máu O), OA và AA (quy định nhóm máu A), OB và BB (quy định nhóm máu B) và AB (quy định nhóm máu AB). Do vậy nhóm máu có khả năng di truyền và được ứng dụng trong ngành pháp y và y học để xác định nhóm máu. Khi truyền nhầm nhóm máu, hay nói một cách khác, NKT alpha hoặc beta gặp NKN A hoặc B thì sẽ xảy ra quá trình ngưng kết. Do đó các trường hợp sau xảy ra ngưng kết: + Hồng cầu nhóm máu A gặp huyết tương nhóm máu B + Hồng cầu nhóm máu B gặp huyết tương nhóm máu A + Hồng cầu nhóm máu AB gặp huyết tương nhóm máu A hoặc B hoặc O + Hồng cầu nhóm O không bị huyết tương nhóm máu nào làm ngưng kết cả Lưu ý rằng mỗi NKT có thể gắn vào 2 hoặc 10 hồng cầu và làm cho hồng cầu dính lại với nhau kết thành một khối. Các đám hồng cầu nàu bịt kín những mạch máu nhỏ trong hệ tuần hoàn. Trong vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, các đại thực bào sẽ phá hủy các hồng cầu ngưng kết và giải phóng Hb vào huyết tương. Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm máu, hồng cầu sẽ bị vỡ trong máu lưu thông, do các kháng thể trong máu lưu thông hoạt hóa hệ thống bổ thể, hệ thống bổ thể giúp giải phóng các enzim làm vỡ màng hồng cầu. Tuy nhiên hiện tương vỡ hồng cầu ngay lập tức thường ít gặp hơn là ở tan máu chậm sau khi ngưng kết hồng cầu. 2. Hệ thống nhóm máu Rh Năm 1940, Landsteiner và Wiener qua các công trình nghiên cứu của mình đã cho thấy: khi lấy máu của loài khỉ vàng Macacus rhesus tiêm vào thỏ nhiều lần, kết quả là máu thỏ đã hình thành một hệ thống miễn dịch với hồng cầu của máu loài khỉ vàng. Sau đó lại lấy huyết thanh của máu thỏ đã được miễn dịch trộn đều với máu của khỉ vàng và cả máu người, người ta nhận thấy rằng huyết thanh của loài khỉ vàng có khả năng làm ngưng kết hồng cầu của khỉ vàng và cả hồng cầu của máu người đã thử. Kháng nguyên phát hiện được gọi là yếu tố Rh. Những người có yếu tố Rh gọi là Rh+, không có thì gọi là Rh-. Nếu truyền máu của người có Rh+ cho người có Rh- thì sẽ xảy ra ngưng kết vì máu của người Rh- sẽ sản sinh ra một loại kháng thể đặc biệt chống Rh+. Kháng thể chống Rh+ không có sẵn trong huyết tương như alpha và beta của máu mà chỉ được hình thành ở những người Rh- sau khi nhận được nhiều lần 1 lượng máu Rh+. Kháng thể phát triển chậm, khoảng 2 – 3 tháng sau khi nhận máu Rh+ mới phản ứng. Khi đã được tạo ra thì tính miễn dịch sẽ được tồn tại nhiều năm. Do đó, nếu 1 người Rh- chưa hề tiếp xúc với máu Rh+ thì việc truyền máu sẽ không gây 1 phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên nếu lần sau họ lại được truyền máu Rh+ có thể xảy ra tai biến nghiêm trọng như ở hệ thống ABO. Hội chứng tăng nguyên hồng cầu ở bào thai Đây là một bệnh của bào thai và trẻ sơ sinh, đặc trưng bởi sự ngưng kết hồng cầu tiến triển và sau đó các hồng cầu này sẽ bị thực bào. Trong hầu hết trường hợp, người mẹ là Rh- và bố là Rh+, đứa trẻ được di truyền nhóm máu Rh+ từ bố. Yếu tố Rh của thai nhi sẽ khuếch tán qua nhau thai sang cơ thể mẹ. Ở mẹ sẽ xuất hiện kháng thể chống Rh+ và kháng thể sẽ khuếch tán qua nhau thai vào máu của thai nhi để gây ngưng kết hồng cầu. Thường thì ở lần mang thai đầu, lượng kháng thể chống Rh+ còn ít không đủ để gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng ở lần mang thai sau lượng kháng thể đã tăng lên rất nhiều và gây nguy hiểm. Kháng thể chống Rh+ khuếch tán vào máu của bào thai, gây ngưng kết hồng cầu của thai, sau đó hồng cầu sẽ bị vỡ ra, giải phóng Hb vào máu rồi các đại thực bào sẽ chuyển Hb thành bilirubin gây vàng da. Các kháng thể cũng có thể tấn công và làm tổn thương 1 số tế bào khác của cơ thể. Đứa trẻ sinh ra có triệu chứng thiếu máu, vàng da và tăng nguyên hồng cầu. Kháng thể chống Rh+ của mẹ có thể lưu thông trong máu con đến 2 tháng sau khi sinh và tiếp tục phá hủy hồng cầu của trẻ. Các mô sinh máu của đứa bé cố gắng sản xuất hồng cầu để thay thế những hồng cầu đã bị vỡ. Gan và lách to ra và sản xuất ra hồng cầu trong thời kỳ bào thai. Do tốc độ sản xuất hồng cầu quá cao, nhiều hồng cầu non có nhân cũng được đưa vào máu. Đứa trẻ bị tăng nguyên hồng cầu bào thai thường chết do thiếu máu nặng. Một số trẻ sống sót sẽ bị suy giảm trí tuệ hoặc bị tổn thương vùng vận động của vỏ não do sự kết tủa của bilirubin trong các nơron và phá hủy các nơron này. Vì thế bệnh này còn được gọi là bệnh vàng da nhân (kernicterus) Để điều trị, thông thường là thay thế máu sơ sinh bằng máu Rh-, truyền 400ml máu Rh- cho đứa bé trong vòng 1.5 đến 2 giờ, đồng thời máu Rh+ sẽ bị lấy đi. Có thể lặp lại liệu pháp này vài lần trong những tuần đầu sau khi sinh, chủ yếu để giữ cho nồng độ bilirubin không tăng, qua đó phòng ngừa được chứng vàng da nhân. Dần dần những hồng cầu Rh- được truyền vào này sẽ bị thay thế bởi những hồng cầu Rh+ của chính đứa bé, kháng thể chống Rh+ của người mẹ sẽ bị phá hủy. Quá trình này đòi hỏi trên 6 tuần. 3. Một số hệ nhóm máu khác Trong cơ thể người và động vật, ngoài các hệ nhóm máu ABO và Rh thì trong máu của người còn có nhiều hệ nhóm máu khác nhau. Khi truyền máu thường thì các hệ này ít gây nguy hiểm nhưng chúng có ý nghĩa khi nghiên cứu về di truyền học và trong pháp y. III. Những tai biến do truyền nhầm máu Hậu quả của truyền nhầm nhóm máu thường là sự ngưng kết hồng cầu người cho chứ ít khi gặp hiện tượng ngưng kết hồng cầu của người nhận. Lý do như sau: huyết tương của máu người cho ngay lập tức bị pha loãng bởi toàn bộ huyết tương của máu người nhận, do đó nồng độ kháng thể truyền vào rất thấp không đủ gây ngưng kết hồng cầu người nhận. Đây cũng là lời giải thích cho 1 số trường hợp tại sao nhóm máu O có thể truyền được cho nhóm máu AB mà kháng thể alpha và beta trong máu O không gây kết dính hồng cầu AB… Mặt khác máu người cho không đủ để pha loãng kháng thể trong huyết tương người nhận do đó các kháng thể này sẽ làm ngưng kết hồng cầu người cho. Tất cả các phản ứng truyền máu nhầm thường làm vỡ hồng cầu. Hb được giải phóng sẽ được chuyển thành bilirubin về gan ròi được bài tiết theo mật. Nồng độ bilirubin trong cơ thể tăng cao sẽ gây vàng da. Kẹt thận cấp sau khi truyền nhầm nhóm máu Một trong những nguyên nhân gây tử vong của phản ứng truyền máu là sự kẹt thận cấp tính (acute kidney shutdown). Sự kẹt thận xảy ra trong vài phút và tiếp tục cho đến khi bệnh nhân chết vì suy thận. Nguyên nhân của kẹt thận: + Phản ứng giữa các nhóm máu làm giải phóng những chất độc từ những hồng cầu bị vỡ gây co mạch thận + Sự giảm số lượng hồng cầu lưu thông cùng với những chất độc từ hồng cầu giải phóng ra thường gây shock tuần hoàn. Huyết áp xuống rất tấp, lưu lượng máu qua thận giảm, lượng nước tiểu giảm + Nếu lượng Hb tự do lọt vào ống thận lớn, chỉ 1 phần được hấp thụ cùng với tái hấp thụ nước, làm cho nồng độ hemoglobin tăng cao đến mức kết tủa và làm tắc nhiều ống thận. Nước tiểu có độ axit càng cao thì sự kết tủa Hb càng thuận lợi. Như vậy sự co mạch thận, shock tuần hoàn và sự tắc ống thận phối hợp gây ra kẹt thận cấp tính. Nếu thận bị kẹt hoàn toàn và không mở lại được nữa mà không được chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ chết trong vòng 1 tuần đến 12 ngày. B. SỰ ĐÔNG MÁU I. Sự đông máu ở động vật và người Máu được lưu thông liên tục trong cơ thể ở các điều kiện bình thường không bao giờ bị đông lại trong hệ mạch. Nguyên nhận là do vận tốc máu trong hệ mạch là đều đặn và ổn định. Mặt trong của hệ mạch rất nhẵn và trơn không làm cho tiểu cầu bị vỡ ra để giải phóng các yếu tố đông máu. 1 số tế bào tiết ra yếu tố chống đông máu. Khi cơ thể bị thương, máu được chảy ra khỏi thành mạch sau 1 thời gian sẽ bị đông lại và bịt kín vết thương. Đông máu là một chức năng sinh lý rất quan trọng của cơ thể nhằm bảo vệ cho cơ thể không bị mất máu khi bị tổn thương. Cho đến nay người ta đã biết được có trên 30 chất khác nhau trong máu và mô ảnh hưởng đến quá trình đông máu, thuộc về 2 nhóm: gây đông máu và chống đông máu. Máu đông hay không phụ thuộc vào sự cân bằng giữa 2 nhóm chất này II. Các yếu tố tham gia quá trình đông máu Theo quy ước quốc tế, các yếu tố đông máu được đánh số La Mã từ I đến XIII - Yếu tố I : Fibrinogen là 1 protein huyết tương chủ yếu do gan sản xuất - Yếu tố II : Protrombin cũng là 1 protein huyết tương do gan sinh ra. Sự tổng hợp protrombin liên quan chặt chẽ đến sự hấp thụ vitamin K. Nếu rối loạn hấp thụ vitamin K ở đường tiêu hóa sẽ dẫn đến giảm protrombin. - Yếu tố III : Tromboplastin do mô tiết ra hay còn gọi là tromboplastin ngoại sinh. Sự giảm tromboplastin thường kèm theo sự giảm yếu tố VII, IX, Xi trong các bệnh ưa chảy máu. - Yếu tố IV : ion Ca++ trong huyết tương có tác dụng hoạt hóa protrombin - Yếu tố V : Proaccelerin là 1 loại globulin do gan sản sinh có tác dụng tăng nhanh quá trình đông máu - Yếu tố VI : dạng hoạt hóa của yếu tố V - Yếu tố VII : Proconvertin là 1 protein do gan sản xuất có thể chuyển thành protrombin nhờ gan - Yếu tố VIII : yếu tố chống chảy máu A có sẵn trong huyết tương, có vai trò quan trọng trong sự tạo thành tromboplastin nội sinh. Nếu thiếu yếu tố này, máu vẫn đông nhưng cục máu mềm, dễ di động. - Yếu tố IX : yếu tố chống chảy máu B cũng là 1 protein cần cho sự tạo thành tromboplastin - Yếu tố X : yếu tố Stuart do gan sản sinh ra, tương đối bền vững có tác dụng trong sự tạo thành tromboplastin và chuyển protrombin thành trombin - Yếu tố XI : yếu tố tiền tromboplastin có sẵn trong huyết tương có vai trò tập trung tiểu cầu - Yếu tố XII : yếu tố Hageman có tác dụng hoạt hóa sự đông máu - Yếu tố XIII : yếu tố ổn định fibrin có sẵn trong huyết tương, có tác dụng củng cố sợi fibrin thêm vững chắc III. Các giai đoạn của quá trình đông máu 1. Sự hình thành và giải phóng tromboplastin nội sinh và ngoại sinh- Tromboplastin ngoại sinh do mô của cơ thể tiết ra. Từ dạng chưa hoạt hoá, do các yếu tố IV, V, VII, X tác động trở thành tromboplastin hoạt hoá - Tromboplastin nội sinh do tiểu cầu giải phóng ra, có sự tham gia của yếu tố IV, V, VIII, X, XI, XII 2. Tạo thành trombin từ protrombin Protrombin do gan sản xuất, vào huyết tương ở dạng không hoạt động, được chuyển thành trombin dạng hoạt đông nhờ sự tham gia của yếu tố V, tromboplastin dạng hoạt hoá. Yếu tố V được hoạt hóa thành accelerin, tác dụng với tromboplastin thành protrombinaza. Enzim này biến protrombin thành trombin dạng hoạt động 3. Tạo thành sợi fibrin Trombin tham gia chuyển hóa fibrinogen hòa tan trong huyết tuơng thành các sợi fibrin không hòa tan. Quá trình này còn có sự tham gia tích cực của yếu tố IV và XIII. Khi sợi fibrin hình thành, chúng kết thành mạng lưới và giữ các tế bào máu trong đó tạo thành cục máu bịt kít vết thương. Sau khi hình thành 1 thời gian, cục máu sẽ co lại và trên mặt cục máu đông sẽ có dịch trong màu vàng nhạt là huyết thanh. Huyết thanh là huyết tương bị lấy đi fibrinogen cùng 1 số yếu tố đông máu khác. 4. Sự chống đông máu trong cơ thể như trên đã nói, trong điều kiện bình thường máu không bị đông trong hệ mạch. Do trong máu có các chất chống đông tự nhiên và cấu tạo của thành mạch - Bề mặt trong thành mạch luôn trơn nhẵn, tiểu cầu không bị phá hủy, không bám vào thành từng đám và do đó không có tromboplastin nội sinh tham gia quá trình đông máu - Bề mặt cũng có 1 lớp protein mỏng mang điện tích âm ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mô - Các chất chống đông máu tự nhiên như heparin, muối oxalat, citrat,… dinh_tier1tk1_quy Offline Thành viên thử việc Bài viết: 2 Chủ đề: 0 Gia nhập: Jul 2013 Danh tiếng: 0 Thanks: 0 Given 0 thank(s) in 0 post(s) Points: 0$ #2 07-20-2013, 10:47 AM Cảm ơn Bác đã chia sẽ thông báo bổ ích về dịch vụ và sản phẩm nay. thông tin đã rất rõ ràng và đầy đủ. Nếu em muốn liên tưởng với Bác thì theo số điện thoại nào ạ? Cảm ơn Bác nhiều nhà kane_dust Offline Thành viên thử việc Bài viết: 3 Chủ đề: 0 Gia nhập: Sep 2014 Danh tiếng: 0 Thanks: 0 Given 0 thank(s) in 0 post(s) Points: 0$ #3 09-25-2014, 12:12 AM cảm ơn rất nhiều Kimcuctavcdn Offline Thành viên thử việc Bài viết: 2 Chủ đề: 0 Gia nhập: Sep 2014 Danh tiếng: 0 Thanks: 0 Given 0 thank(s) in 0 post(s) Points: 0$ #4 09-28-2014, 04:38 PM Nếu cha là nhóm máu A , mẹ là nhóm máu B , người mang thai hộ là nhóm máu O , vậy con sinh ra thuộc nhóm máu nào ? tuyenlab Offline Administrator Bài viết: 3,645 Chủ đề: 1,637 Gia nhập: Dec 2011 Danh tiếng: 8 Thanks: 5 Given 91 thank(s) in 82 post(s) Points: 29,760.32$ #5 09-28-2014, 11:48 PM (Sửa đổi lần cuối: 09-28-2014, 11:52 PM bởi tuyenlab.) (09-28-2014, 04:38 PM)Kimcuctavcdn Đã viết: Nếu cha là nhóm máu A , mẹ là nhóm máu B , người mang thai hộ là nhóm máu O , vậy con sinh ra thuộc nhóm máu nào ?Nếu chỉ là mang thai hộ đơn thuần, tức là đặt hợp tử đã thụ tinh bên ngoài thì đứa con sẽ mang nhóm máu là sự kết hợp của bố mẹ, tức là nó có thể lá A, B, AB, O tuỳ vào bố mẹ là AA hay AO và BB hay BO. Chất lượng xét nghiệm | QLAB SHOP TUYENLAB| MedQuizzes - Medical Quizzes phuhmtu Offline Old Moderator Bài viết: 2,050 Chủ đề: 1,409 Gia nhập: Sep 2012 Danh tiếng: 6 Thanks: 0 Given 12 thank(s) in 12 post(s) Points: 16$ #6 09-29-2014, 07:21 PM nhóm máu người con không liên quan gì đến ng mang thai hộ,nhóm máu vẫn do bố mẹ quyết định van bao Offline Thành viên thử việc Bài viết: 8 Chủ đề: 0 Gia nhập: Apr 2013 Danh tiếng: 0 Thanks: 0 Given 0 thank(s) in 0 post(s) Points: 0$ #7 10-13-2014, 01:07 AM mẹ nhóm máu O.bố nhóm B.máu đứa con có bị kháng thể người mẹ chống lại không? Các bác. tuyenlab Offline Administrator Bài viết: 3,645 Chủ đề: 1,637 Gia nhập: Dec 2011 Danh tiếng: 8 Thanks: 5 Given 91 thank(s) in 82 post(s) Points: 29,760.32$ #8 10-13-2014, 09:15 AM (10-13-2014, 01:07 AM)van bao Đã viết: mẹ nhóm máu O.bố nhóm B.máu đứa con có bị kháng thể người mẹ chống lại không? Các bác.Không vì kháng thể tự nhiên không đi qua được hàng rào rau thai Chất lượng xét nghiệm | QLAB SHOP TUYENLAB| MedQuizzes - Medical Quizzes |
Đăng chủ đề « Bài trước | Bài tiếp theo » Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách |
Chủ đề liên quan... | |||||
Chủ đề | Tác giả | Trả lời | Xem | Bài viết cuối | |
[LT] Sinh lý quá trình đông - cầm máu | tuyenlab | 12 | 40,612 | 03-20-2018, 04:50 PM Bài viết cuối: dichvuvisagap.com | |
BIỆN LUẬN CẬN LÂM SÀNG(NHÓM MÁU+TRUYỀN MÁU) | lưu thị chiêm | 1 | 82,305 | 12-12-2017, 06:17 PM Bài viết cuối: Nga nhân | |
Các xét nghiệm thăm dò quá trình đông cầm máu | tuyenlab | 3 | 11,857 | 03-30-2015, 10:55 PM Bài viết cuối: svxn_hmtu | |
[VIDEO] Quá trình đông máu làm kín vết thương | phuhmtu | 2 | 10,114 | 06-09-2014, 11:06 AM Bài viết cuối: phuhmtu | |
Quy trình truyền máu lâm sàng | tuyenlab | 0 | 10,261 | 12-07-2012, 10:26 PM Bài viết cuối: tuyenlab | |
[LT] Rối loạn đông cầm máu di truyền | tuyenlab | 0 | 7,870 | 05-12-2012, 05:21 PM Bài viết cuối: tuyenlab |
- Xem ở phiên bản có thể in
- Theo dõi chủ đề này
- Diệt mối Nam Bắc|Diệt mối tại Hà Nội|Dịch vụ phun khử trùng |Diệt mối tại Hải Phòng|Diệt mối tại Hưng Yên|Diệt mối tại Hải Dương|Diệt mối tại Quảng Ninh|Tin học Hải Dương|Xét nghiệm QLAB|Chất lượng xét nghiệm|Đảm bảo chất lượng xét nghiệm|Free Medical Atlas|MedQuizzes|Phần mềm nội kiểm|Bộ tài liệu 2429|Bộ tài liệu ISO 15189|Bộ tài liệu ISO/IEC 17015:2017|TCVN miễn phí|QLAB shop
Từ khóa » Hiện Tượng Kết Dính Hồng Cầu Là Gì
-
Sự Kết Dính Tế Bào Và Tính độc - Trường Hợp Sốt Rét Do Plasmodium ...
-
Phản ứng Trong Truyền Máu Và Cách Xác định Nhóm Máu
-
Hồng Cầu Là Gì? Thiếu Hồng Cầu Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Vai Trò Của Việc Xác định Nhóm Máu Trước Khi Truyền Máu | Vinmec
-
Các Biến Chứng Của Truyền Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Hồng Cầu Hình Cầu Và Hồng Cầu Hình Bầu Dục Di Truyền
-
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU
-
Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Chỉ Số đánh Giá Tế Bào Hồng Cầu
-
NHÓM MÁU HỆ ABO, Rh VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU CƠ BẢN
-
Hiểu đúng Về Nhóm Máu Và Nguyên Tắc Truyền Máu | VIAM
-
Hồng Cầu Là Gì Và Vai Trò Của Hồng Cầu Với Sức Khỏe | Medlatec
-
Nhóm Máu B Và Các đặc Trưng Cơ Bản | Medlatec
-
Cách Truyền Máu Nào Sau đây Sẽ Gây Hiện Tượng Kết Dính?
-
Hệ Thống Nhóm Máu ABO Và Rh