Quá Trình Lột Xác Của Cua - VnExpress

Crab-climb-out-of-its-old-shel-8741-9551

Một con cua đang trải qua quá trình lột xác và chui ra khỏi lớp vỏ cũ. Ảnh chụp từ video

Loài cua và các động vật giáp xác có phần cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin. Nhờ thấm canxi và vôi hóa nên lớp vỏ của cua rất cứng cáp. Trong khi lớp vỏ là cố định còn các động vật giáp xác lớn lên theo thời gian, nên lớp vỏ này phải được thay thế định kỳ trong quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng bơi tự do cho đến khi trưởng thành) hoặc đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra ngoài lớp vỏ. 

Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng canxi từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi ra một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ, NOAA cho hay.

Trước khi lột xác một ngày, cua bắt đầu hấp thụ nước biển, cơ thể bắt đầu phồng lên như một quả bóng. Việc làm này giúp chúng mở rộng lớp vỏ cũ và tách ra một đường nứt nhỏ chạy khắp cơ thể.

Con cua sau đó sẽ tự rút lớp vỏ cũ bằng cách đẩy ra và thu lại các phần cơ thể nhiều lần, cho đến khi rút phần chân trước và hoàn toàn tách ra khỏi lớp vỏ cũ. Quá trình thay vỏ mới của một con cua thường kéo dài trong vòng 15 phút.

Để phát triển, một con cua phải trải qua nhiều lần lột xác biến thái. Thời gian giữa các lần lột xác có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 3-5 ngày một lần. Cua lớn lột xác để phát triển thường từ nửa tháng đến một tháng một lần. Trong quá trình lột xác, cua có thể mất một số bộ phận như chân, càng, tuy nhiên có thể tái sinh được những bộ phận này trong những lần lột xác tiếp theo.

Quá trình lột xác của cua Quá trình lột xác của cua

Thùy Linh (Video: Live Leak)

  • Loài giáp xác có độc
  • Vũ khí đáng sợ của tôm búa

Từ khóa » Tôm Lột Vỏ để Làm Gì