Quả Vị Phật & Các Tầng Thánh Quả - Cội Nguồn
Quả vị Phật & các tầng Thánh Quả
Chấp đoạn chấp thường Hỏi: Thưa Thầy, Do còn nỗi sợ thế gian quá lớn nên muốn giải thoát theo nghĩa biến mất hoàn toàn khỏi thế gian, hoặc theo nghĩa từ bỏ thế gian để đến cõi thường hằng, tu tập chấp đoạn chấp thường như thế có giác ngộ giải thoát thật sự được không? -Tất nhiên là không. Do không thấy sự thật mới chấp thường, chấp đoạn. Thật ra, trong Pháp vốn có thường có đoạn, vì có pháp vô thường như pháp tướng hữu vi sinh diệt, có pháp không vô thường sinh diệt như pháp tánh vô vi tịch tịnh – Niết-bàn. Nhưng vấn đề là ở chỗ thấy một chiều - biên kiến - nên mới chấp thường, chấp đoạn, gọi là chấp nhị nguyên. Nếu đã chấp thì đều là ảo tưởng, không đối diện với sự thật. Giác ngộ là thấy ra Niết-bàn ngay nơi thân thọ tâm pháp chứ không phải loại trừ thân thọ tâm pháp để tới một Niết-bàn “hoàn toàn đoạn diệt”, cũng không phải từ bỏ thân thọ tâm pháp để tới Cõi Phật “Thường-Lạc-Ngã-Tịnh”. Người sau do tưởng tượng mà nhầm lẫn về giải thoát giác ngộ đã đưa ra mục tiêu tu luyện mang tính chấp đoạn diệt hoặc chấp thường hằng để mong đạt đến. Giống như người tưởng mình bị mất cái đầu nên đi tìm cái đầu khắp nơi, đến khi va đầu vào vách mới biết cái đầu vẫn còn đó. Khi ngài Assaji nói với đạo sĩ Sārīputta: “Tất cả pháp (luân hồi sinh tử) đều do nhân tâm ông sinh ra, khi nhân ấy diệt thì các pháp (luân hồi sinh tử) cũng diệt”, nghe xong như va đầu vào vách, đạo sĩ Sārīputta liền ngay đó thấy ra Pháp tánh, chứng quả Nhập Lưu, không còn loay hoay tìm thường tìm đoạn trong ảo tưởng nữa. Còn ông Bāhiya thì chứng quả A-la-hán liền ngay khi nghe xong đức Phật nói “Trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong xúc chỉ xúc, trong biết chỉ biết, không có bản ngã Bāhiya trong đó dù quá khứ, tương lai hay hiện tại”. Vậy mục đích của tu tập đâu phải để đạt thường đạt đoạn như người sau thêm thắt qua các nhà chú giải và các luận sư đầy khái niệm ngữ nghĩa của lý trí. (Trích Trà Đạo 11/4/2017) Chứng ngộ khác với đắc thành. Hỏi: Thưa Thầy tu tập thế nào để đắc thành Đạo Quả và làm sao để biết người đã chứng ngộ Đạo Quả? - Đầu tiên cần hiểu đúng nghĩa từ chứng ngộ và đắc thành. Trong Phật giáo từ chứng ngộ để chỉ cho sự tuệ tri, liễu tri Đạo Quả. Còn từ đắc thành chỉ dùng trong tục đế để chỉ sự đạt được do tạo tác mà thành, như đắc các định sắc giới, vô sắc giới chẳng hạn, vì đó vẫn chỉ là tưởng tri, thức tri trong tục đế thôi. Để có thể chứng ngộ thì không cần tu luyện như kiểu muốn đắc thành mà chỉ thường sáng suốt thấy biết thực tại thân-thọ-tâm-pháp, qua đó thấy ra những sai xấu trong nhận thức và hành vi, những che lấp (nīvaraṇa) và những trói buộc (sanyojana). Quan sát rõ ràng để thấy ra Sự Thật là chính yếu và xuyên suốt từ khi bắt đầu tu cho đến khi hoàn toàn giác ngộ, chứ không phải tu luyện để đạt thành gì cả. Thấy biết có hai mức độ, lúc đầu thấy biết pháp chế định tục đế qua tướng biết với nhận thức của mắt tai mũi lưỡi thân và ý thức. Đó là cái biết qua tưởng tri và thức tri. Sau đó thấy biết thực tánh chân đế, vi tế và trung thực hơn, qua tánh biết trực nhận thực tại thân, thọ, tâm, pháp. Đó là cái biết của tuệ tri, liễu tri. Trong kinh Đoạn Giảm đức Phật nói rất rõ, tu không phải là đắc tứ thiền bát định, vì trong giáo pháp của các bậc Thánh đó chỉ là hiện tại lạc trú, là hạnh sở đắc, không phải hạnh đoạn giảm. Tu hạnh đoạn giảm thì không bám trụ sở đắc mà phải thường chánh niệm tỉnh giác, sáng suốt trực nhận thực tại thân thọ tâm pháp, qua đó đoạn giảm được tham sân si, ngã mạn, tà kiến…, đoạn giảm các che lấp, đoạn giảm các trói buộc. Đó chính là đang thấy ra đâu là sự thật về khổ (khổ đế), đâu là sự thật về nguyên nhân sự khổ (tập đế). Dấu hiệu đầu tiên là thấy ra tiến trình phản ứng tạo tác của bản ngã. Thấy ra đó chỉ là tiến trình sắc thọ tưởng hành thức (ngũ uẩn) tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức mà hình thành bản ngã chứ trên thực tế không có cái ngã nào cả, nhờ vậy thoát khỏi thân kiến (kāyadiṭṭhi) – không còn chấp ngũ uẩn là bản ngã nữa. Đồng thời thấy ra dòng pháp thực tánh chân đế nên không còn nghi ngờ gì về Sự Thật, thoát khỏi hoài nghi (vicikiccha), và vì vậy cũng không còn chấp vào hình thức bên ngoài mà thoát khỏi giới cấm thủ (sīlabbatāparāmāsa). Thấy ra mọi hình tướng bên ngoài đều là vô thường, khổ, vô ngã. Đoạn giảm như thế đức Phật gọi là chứng ngộ đạo quả Tu-đà-hoàn, bậc đã nhập vào dòng pháp thực tánh chân đế. Mặc dù bậc Thánh Nhập Lưu (Sotapanna) vẫn sống trong đời thường như cũ ở cõi Dục Giới nhưng không còn chấp vào các pháp tướng bên ngoài nữa, vì đã thấy được thực tánh pháp, không còn nhầm lẫn giả chân, xấu tốt. Vị ấy sống với tánh biết chiếu soi chứ không lệ thuộc vào 6 căn thức cho đến khi hoàn toàn chấm dứt mọi trói buộc vi tế, chấm dứt hoàn toàn tham sân si, vô minh, ái dục là chứng quả A-la-hán. Cho nên đức Phật định nghĩa là Niết-bàn là đoạn tận tham sân si. Tức là gỡ bỏ tất cả mọi trói buộc, hoàn toàn tự do. Không còn cái “Ta” ảo tưởng vẽ vời trói buộc và dẫn dắt như bị sợi dây xõ mũi con trâu lôi đi (sanyojana) nữa mà lúc đó đã ung dung tự tại, tự do giải thoát. Tu không phải là trèo cao mà là tuột xuống mặt đất bình thường nên không phải cố gắng leo thang như thói đời danh vọng mà phải rèn luyện để trở thành hay đạt được lý tưởng ước ao. Mở những trói buộc Đức Phật gọi là hạnh đoạn giảm cho đến đoạn tận bản ngã tham sân si chứ không phải đắc thành gì cả. Đức Phật có ví sự tu hành như khúc cây trôi giữa dòng: “Nếu khúc cây kia không bị kẹt vào bờ bên này, không bị kẹt vào bờ bên kia, không tự bị mục nát từ bên trong, không bị chìm xuống đáy, không bị ai vớt đi thì khúc cây đó sẽ đến biển cả”. Pháp ví như dòng sông luôn trở về biển cả, chỉ cần biết sống bình thường trong trọn vẹn tỉnh thức để không bị tấp vào bờ nào, không bị chìm đắm, không tự huỷ hoại, không ham được vớt ra khỏi dòng… chính là biết sống tuỳ duyên thuận pháp (Dhamm’ānudhamma paṭipanno viharati) vì dòng Pháp không phải trôi đi đâu mà là trở về với sự tịch tịnh của chính sự sống: Niết-bàn. Tất cả mọi nỗ lực tu luyện đều hướng đến một tương lai bất định để mong thoát khỏi dòng đời, đó không phải là bị vớt đi hay sao? Và khi hướng đến tương lai giả định thì đã rơi vào cái “không biết mà muốn” (nghĩa dễ hiểu nhất của vô minh ái dục): Bỏ hiện tại thì vướng vào sân, mong tương lai thì vướng vào tham, thế là vướng cả hai bờ. Mà mong tương lai thì phải cần thời gian nên không còn đúng với tính chất akāliko của Pháp. Còn ngồi thiền để an trú định lạc chính là chìm đắm trong đắc thành mà mắc kẹt giữa dòng chảy của Pháp. Ngược lại buông lung phóng dật thì tự huỷ hoại chính mình. Nên giải thoát không phải là thoát khỏi dòng đời mà là “không tham ưu, không vướng mắc vào bất cứ điều gì ở đời” như đức Phật đã dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ. (Trích Trà Đạo 14/01/2017) Vì sao có 3 Quả vị Phật khác nhau? Hỏi: Kính thưa sư ông con nghe nói Phật Thanh Văn do nghe giáo pháp mà giác ngộ, còn Phật Độc Giác chỉ tự giác ngộ chứ không giác tha như vị Phật Toàn Giác. Phải chăng trình độ giác ngộ mỗi vị khác nhau? Theo con người nào thấy ra Sự Thật cũng có thể chỉ cho người khác thấy mới đúng, phải không ạ? - Không ai không tự mình trải nghiệm cuộc sống để thấy ra tánh tướng thể dụng của các pháp mà có thể giác ngộ được cả. Đã là Phật tức đều giác ngộ Sự Thật như nhau, đều qua Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo như nhau, đều chứng ngộ Niết-bàn như nhau, đều giải thoát luân hồi sinh tử như nhau. Chỉ khác nhau ở cách giác ngộ mà thôi. Thanh Văn Giác (Sāvaka Buddha) không phải chỉ nhờ một vị Phật khai ngộ mà bản thân các ngài cũng đã từng trải nghiệm, chiêm nghiệm bản chất vô thường, khổ, vô ngã của cuộc sống nên khi nghe một vị Phật nói lên Sự Thật thì liền chứng ngộ Thánh đế. Và vì trở về sống với thực tánh chân đế nên Phật Thanh Văn chú trọng vào Tự Tánh thanh tịnh hơn là Tướng Dụng của Pháp. Duyên Giác hay Độc Giác (Pacceka Buddha) thì nhờ thường quan sát, học hỏi, chứng kiến hiện tượng duyên khởi sinh diệt trong đời sống, trong vạn pháp, mà qua pháp tướng tự mình giác ngộ Sự Thật. Như vậy bậc Độc Giác do duyên Pháp mà ngộ chứ không do duyên một vị Phật nào khai ngộ nên vị ấy chú trọng vào Thể và Tướng hơn là Dụng. Phật Toàn Giác (Sammā Sambuddha) tuy đã từng nghe pháp của những vị Phật quá khứ nhưng tự mình khám phá đầy đủ tánh tướng thể dụng của Pháp mà giác ngộ một cách sáng tạo và viên mãn. Nhờ tự mình khám phá nên Phật Toàn giác không những thông suốt Thể Tánh mà còn rành rẽ cả Tướng Dụng của Pháp nữa. Tuy ai giác ngộ cũng đều có thể chia sẻ sự thật với người khác nhưng Phật Thanh Văn và Phật Độc Giác ít quan tâm đến Đại Dụng của Pháp nên ít khả năng khai ngộ hơn Phật Toàn Giác, chứ không phải không làm được. Thí dụ ai tốt nghiệp tiến sĩ cũng có trình độ tương đương, nhưng không phải ai cũng có khả năng giảng dạy hay truyền đạt như nhau. (Trích Trà Đạo 07/01/2017) Tác giả: Thầy Viên MinhNT trích ghi theo Trà Đạo Bửu Long Mục HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP, PHÁP THOẠI, T.S Viên Minh, TRÀ ĐẠO Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủXuân Bất Biến
TÌM KIẾM BLOG NÀY
TRANSLATE
TÌM HIỂU PHẬT PHÁP
TRUNG TÂM HỘ TÔNGTHƯ GIÃN
CUỘC SỐNG TÌNH YÊU VÀ TIẾNG CƯỜI
DANH MỤC
☸️ TRANG CHỦ☸️ TRÍCH ĐOẠN☸️ VĂN☸️ THƠ☸️ HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP☸️ LỜI HAY Ý ĐẸP☸️ THIỀN NGÔN☸️ PHÁP THOẠI☸️KINH TỤNG PALI☸️ TÁC GIẢ☸️ TRUYỆN THIỀN☸️ TRÀ ĐẠO☸️ THÔNG BÁO☸️Thơ Thầy Viên MinhBÀI MỚI ĐĂNG
- ► 2024 (1)
- ► tháng 3 (1)
- ► 15 (1)
- ► tháng 3 (1)
- ► 2023 (3)
- ► tháng 2 (3)
- ► 24 (1)
- ► 5 (2)
- ► tháng 2 (3)
- ► 2022 (5)
- ► tháng 4 (1)
- ► 15 (1)
- ► tháng 3 (2)
- ► 5 (1)
- ► 3 (1)
- ► tháng 2 (1)
- ► 15 (1)
- ► tháng 1 (1)
- ► 31 (1)
- ► tháng 4 (1)
- ► 2021 (10)
- ► tháng 8 (2)
- ► 8 (2)
- ► tháng 4 (1)
- ► 7 (1)
- ► tháng 3 (2)
- ► 27 (2)
- ► tháng 2 (3)
- ► 26 (1)
- ► 11 (1)
- ► 5 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► tháng 8 (2)
- ► 2020 (37)
- ► tháng 12 (4)
- ► 28 (1)
- ► 14 (3)
- ► tháng 10 (3)
- ► 31 (1)
- ► 17 (2)
- ► tháng 9 (3)
- ► 16 (1)
- ► 11 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 8 (5)
- ► 19 (2)
- ► 4 (3)
- ► tháng 7 (2)
- ► 21 (1)
- ► 5 (1)
- ► tháng 6 (3)
- ► 21 (1)
- ► 6 (2)
- ► tháng 5 (1)
- ► 7 (1)
- ► tháng 4 (6)
- ► 22 (4)
- ► 21 (2)
- ► tháng 2 (5)
- ► 28 (1)
- ► 17 (2)
- ► 3 (2)
- ► tháng 1 (5)
- ► 24 (1)
- ► 23 (2)
- ► 8 (2)
- ► tháng 12 (4)
- ► 2019 (59)
- ► tháng 12 (2)
- ► 31 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 11 (1)
- ► 25 (1)
- ► tháng 10 (3)
- ► 20 (3)
- ► tháng 8 (4)
- ► 31 (1)
- ► 15 (1)
- ► 1 (2)
- ► tháng 7 (6)
- ► 21 (1)
- ► 17 (5)
- ► tháng 6 (3)
- ► 17 (1)
- ► 15 (1)
- ► 6 (1)
- ► tháng 5 (7)
- ► 24 (1)
- ► 10 (4)
- ► 2 (2)
- ► tháng 4 (18)
- ► 24 (3)
- ► 22 (2)
- ► 18 (2)
- ► 11 (1)
- ► 10 (6)
- ► 9 (3)
- ► 1 (1)
- ► tháng 3 (5)
- ► 21 (1)
- ► 19 (2)
- ► 15 (1)
- ► 12 (1)
- ► tháng 2 (10)
- ► 22 (3)
- ► 19 (1)
- ► 14 (1)
- ► 11 (1)
- ► 9 (1)
- ► 8 (3)
- ► tháng 12 (2)
- ► 2018 (114)
- ► tháng 12 (5)
- ► 31 (1)
- ► 21 (2)
- ► 4 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 11 (8)
- ► 29 (1)
- ► 27 (1)
- ► 22 (2)
- ► 20 (2)
- ► 19 (1)
- ► 6 (1)
- ► tháng 9 (6)
- ► 27 (2)
- ► 7 (1)
- ► 6 (1)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 8 (14)
- ► 30 (1)
- ► 28 (1)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (2)
- ► 16 (1)
- ► 13 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (2)
- ► 8 (1)
- ► 4 (1)
- ► tháng 7 (17)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 27 (1)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (1)
- ► 20 (1)
- ► 16 (2)
- ► 14 (1)
- ► 13 (1)
- ► 11 (1)
- ► 7 (1)
- ► 5 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 6 (8)
- ► 30 (1)
- ► 28 (2)
- ► 15 (1)
- ► 8 (1)
- ► 5 (1)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 5 (7)
- ► 31 (2)
- ► 30 (2)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 8 (1)
- ► tháng 4 (7)
- ► 29 (1)
- ► 26 (1)
- ► 15 (2)
- ► 8 (1)
- ► 3 (2)
- ► tháng 3 (13)
- ► 29 (1)
- ► 27 (1)
- ► 21 (2)
- ► 19 (1)
- ► 16 (1)
- ► 13 (2)
- ► 11 (1)
- ► 9 (1)
- ► 7 (1)
- ► 4 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 2 (13)
- ► 26 (2)
- ► 23 (2)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 15 (1)
- ► 14 (2)
- ► 13 (1)
- ► 11 (2)
- ► 2 (1)
- ► tháng 1 (16)
- ► 31 (1)
- ► 30 (2)
- ► 28 (2)
- ► 27 (1)
- ► 25 (1)
- ► 23 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (1)
- ► 14 (1)
- ► 11 (1)
- ► 5 (1)
- ► 2 (3)
- ► tháng 12 (5)
- ► 2016 (190)
- ► tháng 12 (21)
- ► 31 (1)
- ► 30 (1)
- ► 29 (1)
- ► 28 (2)
- ► 27 (1)
- ► 26 (3)
- ► 22 (2)
- ► 20 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 13 (1)
- ► 10 (2)
- ► 9 (2)
- ► 8 (2)
- ► tháng 11 (10)
- ► 29 (1)
- ► 26 (2)
- ► 24 (1)
- ► 14 (1)
- ► 10 (1)
- ► 9 (1)
- ► 8 (1)
- ► 5 (2)
- ► tháng 10 (10)
- ► 31 (1)
- ► 23 (1)
- ► 14 (1)
- ► 8 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (2)
- ► 1 (3)
- ► tháng 9 (14)
- ► 30 (1)
- ► 28 (1)
- ► 27 (1)
- ► 24 (2)
- ► 21 (1)
- ► 16 (1)
- ► 14 (1)
- ► 13 (1)
- ► 10 (1)
- ► 7 (1)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 8 (16)
- ► 31 (1)
- ► 30 (1)
- ► 27 (1)
- ► 25 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (1)
- ► 21 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 17 (1)
- ► 14 (1)
- ► 12 (1)
- ► 9 (2)
- ► 3 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 7 (11)
- ► 28 (1)
- ► 23 (1)
- ► 20 (1)
- ► 18 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (1)
- ► 13 (1)
- ► 7 (1)
- ► 5 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 6 (18)
- ► 30 (2)
- ► 24 (2)
- ► 23 (1)
- ► 21 (2)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 15 (2)
- ► 12 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (1)
- ► 9 (1)
- ► 8 (1)
- ► 4 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 5 (20)
- ► 29 (1)
- ► 25 (2)
- ► 23 (1)
- ► 21 (1)
- ► 20 (2)
- ► 19 (1)
- ► 17 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (2)
- ► 14 (1)
- ► 9 (1)
- ► 6 (1)
- ► 5 (2)
- ► 3 (1)
- ► 1 (2)
- ► tháng 4 (15)
- ► 30 (1)
- ► 28 (1)
- ► 27 (1)
- ► 25 (1)
- ► 24 (1)
- ► 22 (1)
- ► 19 (1)
- ► 17 (1)
- ► 16 (1)
- ► 13 (1)
- ► 12 (2)
- ► 10 (1)
- ► 8 (2)
- ► tháng 3 (19)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (1)
- ► 18 (1)
- ► 17 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (1)
- ► 12 (1)
- ► 10 (2)
- ► 9 (1)
- ► 7 (2)
- ► 6 (1)
- ► 4 (1)
- ► 3 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 2 (14)
- ► 28 (1)
- ► 24 (1)
- ► 22 (3)
- ► 18 (2)
- ► 9 (1)
- ► 8 (1)
- ► 7 (2)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 1 (22)
- ► 30 (2)
- ► 28 (1)
- ► 27 (2)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (1)
- ► 22 (1)
- ► 21 (2)
- ► 14 (2)
- ► 10 (1)
- ► 7 (1)
- ► 6 (1)
- ► 4 (2)
- ► 3 (1)
- ► 2 (2)
- ► tháng 12 (21)
- ► 2015 (109)
- ► tháng 12 (18)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (2)
- ► 22 (1)
- ► 15 (2)
- ► 11 (1)
- ► 6 (1)
- ► 4 (3)
- ► 3 (2)
- ► 2 (1)
- ► 1 (3)
- ► tháng 11 (9)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 25 (1)
- ► 20 (1)
- ► 19 (1)
- ► 14 (1)
- ► 11 (2)
- ► 6 (1)
- ► tháng 10 (18)
- ► 26 (2)
- ► 20 (2)
- ► 14 (1)
- ► 13 (1)
- ► 12 (1)
- ► 10 (2)
- ► 8 (2)
- ► 7 (2)
- ► 6 (2)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 9 (18)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 20 (1)
- ► 19 (2)
- ► 17 (2)
- ► 15 (1)
- ► 14 (2)
- ► 13 (2)
- ► 12 (2)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (1)
- ► 3 (1)
- ► tháng 8 (5)
- ► 27 (1)
- ► 20 (1)
- ► 12 (2)
- ► 6 (1)
- ► tháng 7 (6)
- ► 29 (1)
- ► 27 (2)
- ► 12 (2)
- ► 6 (1)
- ► tháng 6 (6)
- ► 29 (3)
- ► 27 (1)
- ► 15 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 5 (6)
- ► 27 (1)
- ► 18 (1)
- ► 17 (1)
- ► 11 (1)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► tháng 4 (11)
- ► 30 (1)
- ► 27 (2)
- ► 22 (2)
- ► 20 (1)
- ► 16 (1)
- ► 6 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 3 (3)
- ► 20 (1)
- ► 11 (1)
- ► 6 (1)
- ► tháng 2 (3)
- ► 18 (2)
- ► 1 (1)
- ► tháng 1 (6)
- ► 28 (1)
- ► 25 (2)
- ► 24 (1)
- ► 6 (1)
- ► 4 (1)
- ► tháng 12 (18)
- ► 2014 (123)
- ► tháng 12 (14)
- ► 21 (1)
- ► 18 (1)
- ► 15 (1)
- ► 13 (1)
- ► 12 (1)
- ► 11 (3)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 11 (10)
- ► 30 (1)
- ► 29 (1)
- ► 27 (1)
- ► 24 (1)
- ► 21 (1)
- ► 20 (1)
- ► 12 (1)
- ► 9 (1)
- ► 6 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 10 (8)
- ► 30 (3)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► 22 (1)
- ► 8 (1)
- ► 3 (1)
- ► tháng 9 (7)
- ► 27 (1)
- ► 25 (1)
- ► 13 (1)
- ► 10 (1)
- ► 8 (1)
- ► 5 (2)
- ► tháng 8 (7)
- ► 30 (1)
- ► 23 (1)
- ► 22 (1)
- ► 20 (1)
- ► 15 (1)
- ► 9 (1)
- ► 5 (1)
- ► tháng 7 (5)
- ► 24 (1)
- ► 22 (1)
- ► 18 (1)
- ► 6 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 6 (9)
- ► 29 (1)
- ► 27 (2)
- ► 23 (1)
- ► 17 (1)
- ► 12 (1)
- ► 10 (1)
- ► 7 (1)
- ► 3 (1)
- ► tháng 5 (25)
- ► 31 (1)
- ► 30 (1)
- ► 28 (1)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 21 (1)
- ► 18 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (1)
- ► 13 (2)
- ► 12 (3)
- ► 11 (2)
- ► 10 (2)
- ► 9 (1)
- ► 7 (1)
- ► 6 (1)
- ► 4 (1)
- ► 2 (2)
- ► 1 (1)
- ► tháng 4 (15)
- ► 29 (1)
- ► 28 (1)
- ► 26 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (2)
- ► 20 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 12 (1)
- ► 6 (2)
- ► 5 (1)
- ► 3 (2)
- ► tháng 3 (13)
- ► 28 (2)
- ► 27 (1)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 22 (1)
- ► 21 (2)
- ► 20 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (1)
- ► 17 (2)
- ► tháng 1 (10)
- ► 24 (1)
- ► 23 (1)
- ► 22 (1)
- ► 17 (1)
- ► 15 (1)
- ► 14 (1)
- ► 12 (1)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 12 (14)
- ► 2013 (462)
- ► tháng 12 (23)
- ► 31 (1)
- ► 30 (1)
- ► 28 (1)
- ► 25 (2)
- ► 24 (1)
- ► 22 (1)
- ► 20 (1)
- ► 16 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (2)
- ► 9 (1)
- ► 8 (2)
- ► 7 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (3)
- ► 1 (1)
- ► tháng 11 (25)
- ► 28 (2)
- ► 26 (2)
- ► 25 (2)
- ► 24 (2)
- ► 23 (1)
- ► 21 (1)
- ► 18 (1)
- ► 16 (2)
- ► 15 (3)
- ► 13 (4)
- ► 12 (1)
- ► 11 (1)
- ► 9 (2)
- ► 1 (1)
- ► tháng 10 (23)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 23 (1)
- ► 20 (1)
- ► 19 (1)
- ► 17 (2)
- ► 15 (1)
- ► 14 (2)
- ► 13 (1)
- ► 12 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (1)
- ► 9 (2)
- ► 8 (2)
- ► 7 (2)
- ► 6 (1)
- ► 3 (1)
- ► 2 (1)
- ► tháng 9 (37)
- ► 30 (1)
- ► 29 (1)
- ► 27 (3)
- ► 25 (1)
- ► 24 (2)
- ► 22 (2)
- ► 21 (1)
- ► 20 (1)
- ► 18 (2)
- ► 17 (1)
- ► 16 (1)
- ► 15 (2)
- ► 14 (2)
- ► 12 (2)
- ► 9 (1)
- ► 8 (2)
- ► 7 (1)
- ► 6 (2)
- ► 5 (2)
- ► 4 (2)
- ► 3 (1)
- ► 2 (2)
- ► 1 (2)
- ► tháng 8 (38)
- ► 31 (4)
- ► 30 (2)
- ► 29 (2)
- ► 28 (2)
- ► 27 (2)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 23 (3)
- ► 20 (3)
- ► 19 (1)
- ► 17 (2)
- ► 16 (1)
- ► 15 (2)
- ► 12 (2)
- ► 11 (2)
- ► 10 (1)
- ► 8 (1)
- ► 4 (3)
- ► 2 (1)
- ► 1 (2)
- ► tháng 7 (52)
- ► 30 (2)
- ► 29 (3)
- ► 28 (2)
- ► 26 (1)
- ► 25 (1)
- ► 24 (1)
- ► 23 (2)
- ► 22 (1)
- ► 21 (2)
- ► 20 (1)
- ► 19 (2)
- ► 18 (1)
- ► 16 (2)
- ► 15 (2)
- ► 14 (2)
- ► 13 (2)
- ► 12 (3)
- ► 11 (3)
- ► 10 (2)
- ► 9 (2)
- ► 6 (3)
- ► 5 (3)
- ► 4 (4)
- ► 2 (3)
- ► 1 (2)
- ► tháng 6 (59)
- ► 30 (2)
- ► 29 (3)
- ► 28 (3)
- ► 27 (2)
- ► 26 (4)
- ► 25 (3)
- ► 24 (3)
- ► 23 (3)
- ► 22 (2)
- ► 21 (2)
- ► 20 (2)
- ► 19 (2)
- ► 18 (2)
- ► 17 (2)
- ► 15 (1)
- ► 14 (2)
- ► 13 (2)
- ► 12 (2)
- ► 11 (4)
- ► 10 (2)
- ► 7 (2)
- ► 6 (3)
- ► 5 (1)
- ► 4 (3)
- ► 2 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 5 (37)
- ► 31 (1)
- ► 30 (2)
- ► 29 (1)
- ► 28 (2)
- ► 27 (3)
- ► 26 (2)
- ► 25 (2)
- ► 24 (2)
- ► 23 (2)
- ► 22 (1)
- ► 21 (1)
- ► 20 (1)
- ► 19 (2)
- ► 16 (4)
- ► 13 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (1)
- ► 9 (2)
- ► 7 (1)
- ► 6 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (1)
- ► 3 (1)
- ► 1 (1)
- ► tháng 4 (29)
- ► 30 (2)
- ► 29 (3)
- ► 28 (2)
- ► 27 (2)
- ► 25 (3)
- ► 22 (3)
- ► 21 (1)
- ► 19 (1)
- ► 18 (2)
- ► 17 (1)
- ► 16 (1)
- ► 13 (1)
- ► 12 (1)
- ► 11 (1)
- ► 10 (2)
- ► 4 (2)
- ► 2 (1)
- ► tháng 3 (37)
- ► 29 (1)
- ► 27 (2)
- ► 26 (2)
- ► 25 (2)
- ► 23 (1)
- ► 22 (3)
- ► 21 (1)
- ► 20 (1)
- ► 17 (1)
- ► 15 (2)
- ► 14 (2)
- ► 13 (2)
- ► 12 (3)
- ► 9 (2)
- ► 8 (3)
- ► 7 (2)
- ► 5 (2)
- ► 4 (3)
- ► 3 (2)
- ► tháng 2 (31)
- ► 27 (4)
- ► 24 (3)
- ► 22 (1)
- ► 21 (1)
- ► 19 (3)
- ► 18 (5)
- ► 16 (1)
- ► 15 (3)
- ► 12 (2)
- ► 11 (2)
- ► 8 (1)
- ► 5 (1)
- ► 4 (1)
- ► 1 (3)
- ► tháng 1 (71)
- ► 31 (1)
- ► 30 (3)
- ► 29 (4)
- ► 26 (4)
- ► 24 (3)
- ► 23 (2)
- ► 20 (3)
- ► 19 (2)
- ► 18 (2)
- ► 16 (2)
- ► 15 (4)
- ► 14 (2)
- ► 12 (3)
- ► 11 (3)
- ► 10 (2)
- ► 9 (4)
- ► 8 (5)
- ► 7 (3)
- ► 6 (3)
- ► 5 (2)
- ► 4 (5)
- ► 3 (4)
- ► 2 (3)
- ► 1 (2)
- ► tháng 12 (23)
- ► 2012 (165)
- ► tháng 12 (76)
- ► 31 (2)
- ► 30 (3)
- ► 29 (4)
- ► 27 (4)
- ► 25 (2)
- ► 24 (3)
- ► 23 (1)
- ► 22 (3)
- ► 21 (2)
- ► 20 (3)
- ► 19 (3)
- ► 18 (3)
- ► 17 (4)
- ► 16 (1)
- ► 15 (2)
- ► 14 (2)
- ► 13 (2)
- ► 12 (2)
- ► 11 (3)
- ► 10 (4)
- ► 9 (3)
- ► 8 (1)
- ► 7 (3)
- ► 6 (2)
- ► 5 (4)
- ► 4 (2)
- ► 3 (2)
- ► 2 (2)
- ► 1 (4)
- ► tháng 11 (89)
- ► 30 (2)
- ► 29 (2)
- ► 28 (4)
- ► 27 (5)
- ► 26 (4)
- ► 25 (4)
- ► 24 (2)
- ► 23 (3)
- ► 22 (4)
- ► 21 (1)
- ► 20 (1)
- ► 19 (2)
- ► 18 (2)
- ► 17 (5)
- ► 16 (2)
- ► 15 (3)
- ► 14 (3)
- ► 13 (3)
- ► 12 (2)
- ► 11 (2)
- ► 10 (3)
- ► 9 (3)
- ► 8 (2)
- ► 7 (4)
- ► 6 (2)
- ► 5 (2)
- ► 4 (4)
- ► 3 (7)
- ► 2 (6)
- ► tháng 12 (76)
Được xem nhiều mọi lúc
Được xem nhiều trong tuần
| Tác Giả và Tác Phẩm☸️ Tác Giả* Cái thực và Kinh Điển* Cái đang là - Chơn Vọng* Con đường giác ngộ* Tánh Biết Bankei* Vượt qua khỏi Tôn GiáoĐược xem nhiều trong tháng
|
Từ khóa » Các Quả Vị Trong Phật Giáo
-
Thánh Quả Trong đạo Phật - Tâm Học
-
Chương 7. Các Quả Vị Và Cảnh Giới Chứng Đạt - Phật Học
-
Quả Vị Tu Hành Của Người Cư Sĩ - .vn
-
Phương Thức Tu Tập Chứng đắc Bốn Quả Thánh | Giác Ngộ Online
-
Tứ Thánh Quả – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Vị Phật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Quả Vị Thánh Trong Phật Pháp
-
Các Hạng Chúng Sinh Trên đường Giải Thoát Theo Đạo Phật
-
Quan điểm Về Cư Sĩ đắc Thánh Quả Trong Kinh Mi Lan Ðà Vấn đạo ...
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật | Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
-
Bốn Quả Thanh Văn - Thiền Phật Giáo
-
TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ...
-
Tứ Thánh Quả - Đặc San Hoa Đàm