Quai Bị - Bệnh Truyền Nhiễm Có Thể Gây Nhiều Biến Chứng Nguy Hiểm

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Quy chế hoạt động
    • Cơ sở y tế trực thuộc
    • Cơ cấu tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
  • TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
    • TÀI LIỆU PHÁT THANH
  • CÔNG TÁC ĐẢNG-ĐOÀN THỂ
    • KHÔNG GIAN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
    • Tin tức Đảng - Đoàn thể
  • Tin tức sự kiện
    • TRUYỀN HÌNH
    • Tin tức - Sự kiện
    • Bản tin truyền thông
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Bệnh không lây
    • Tản mạn ngành y
    • Truyền thống ngành y
  • Văn bản
    • Thông tư, Nghị định
  • Chuyên mục
    • Dịch vụ
      • Tiêm chủng
    • Đào tạo - Nghiên cứu
  • Thông báo
    • Thông báo chung
    • Danh mục vắc xin hiện có
  • Lịch công tác
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP - TPHCM

Tin tức sự kiệnBản tin truyền thông

Cập nhật: 9:30, 17/1/2020 Lượt đọc: 1442

Quai bị - bệnh truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên và lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ em tuổi thanh thiếu niên. Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc trị đặc hiệu. Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể bị các biến chứng nguy hiểm.

1. Biến chứng của bệnh quai bị

  • Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài => tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng => có thể dẫn đến vô sinh.
  • Viêm buồng trứng: biểu hiện đau bụng, rong kinh, đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
  • Viêm não, viêm màng não.

Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ em.

2. Triệu chứng bệnh quai bị như thế nào?

Quai bị
Đau góc hàm là triệu chứng điển hình của quai bị
  • Đau góc hàm là triệu chứng điển hình của quai bị.
  • Khởi đầu triệu chứng bệnh quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác mà không chú ý kiêng cữ, khiến cho bệnh nặng hơn.

Sau 48h thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Sưng to vùng mang tai, có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị.
  • Đau họng, và đau góc hàm.
  • Sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn.
  • Đau cơ, mệt mỏi toàn thân
  • Sợ gió, sợ ánh sáng.

Để xác định chắc chắn có thể đi làm xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm các kháng thể.

3. Khi bị quai bị phải làm sao?

Theo lời khuyên của Bác sĩ Phạm Thị Khương (Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), khi có nghi ngờ mắc bệnh, giải pháp an toàn nhất là thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có các chỉ định điều trị thích hợp. Đồng thời, nếu chẳng may mắc bệnh và đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Cách ly và nên nghỉ ngơi tại giường.
  • Uống nhiều nước NHƯNG không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
  • Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng...) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
  • Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
  • Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị bị sưng to và nặng hơn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần Paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao >38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
  • Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau.

4. Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?

Tiêm vacxin phòng quai bị
Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vacxin để chủ động phòng bệnh

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp an toàn để chủ động phòng bệnh, mặc dù do vacxin quai bị được kết hợp cùng với sởi và rubella nên hiệu quả bảo vệ bệnh chỉ rơi vào khoảng từ 90 – 95%, tuy nhiên người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ít hơn nếu đã được tiêm phòng vắc xin, do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP - TPHCM

TIN KHÁC

  • 19 loại vắc xin phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiêm 23/10/2024
  • 23 loại vắc xin quan trọng cho phụ nữ mang thai 22/10/2024
  • 3Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 2) 7/10/2024
  • 4Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 1) 4/10/2024
  • 5[BĂNG RÔN] Chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi năm 2024 2/10/2024
  • 6[Infographic] Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 26/9/2024
  • 7Quy trình xử lý ca mắc/nghi mắc bệnh sởi tại trường học 10/9/2024
  • 8Hỏi – Đáp về bệnh Sởi 29/8/2024
  • 9Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” 28/8/2024
  • 10Thư ngỏ về việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi 12/8/2024
  • 11Hỏi đáp về bệnh bạch hầu 13/7/2024
  • 12Quy chuẩn phòng vắt, trữ sữa mẹ cơ bản tại nơi làm việc 10/7/2024
  • 13LỢI ÍCH KHI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ 1/7/2024
  • 14Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn 17/6/2024
  • 15Bích chương về Phòng ngừa bệnh sởi 17/6/2024
 CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số điện thoại: 028 3930 9912 - Email: syt@tphcm.gov.vn

Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Sưng Má Trái Và đau