Quái Vật Hồ Loch Ness – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Quái vật hồ Loch Ness
Một bức ảnh được cho là chụp hình quái vật
Tiểu nhómQuái vật hồ
Thực thể tương tựChamp, Ogopogo, Altamaha-ha
Chứng thực lần đầu565[a]
Tên gọi khácNessie, Niseag
Quốc giaScotland
Vùng miềnLoch Ness, cao nguyên Scotland
Mô hình tưởng tượng của quái vật hồ Loch Ness

Quái vật hồ Loch Ness, thường còn được gọi là "Nessie" hay "Ness" (tiếng Gaelic: Niseag[2]), là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và chưa thể xác định được, người ta cho là chúng sống ở hồ Ness (Loch Ness), một hồ nước ngọt có điểm sâu nhất là 230 m (754 feet), gần thầnh phố Inverness tại Scotland. Nessie thường được xếp vào loại quái vật hồ. Bản ghi chép đầu tiên về người tận mắt chứng kiến quái vật là năm 1802. Đó là người nông dân Anderson, anh trông thấy một con vật rất to, dài chừng 45 m, trồi lên mặt nước. Cộng đồng khoa học giải thích những lần bị cáo buộc nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness là trò lừa bịp, suy nghĩa chủ quan duy ý chí và việc xác định sai các vật thể trần tục.[3]

Nguồn gốc của tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Họa sĩ Heikenwaelder Hugo, Áo với bức tranh sơn dầu Nessie

Vào tháng 8 năm 1933, tờ Courier đã công bố tường thuật về sinh vật mà George Spicer công bố đã nhìn thấy. Sự quan tâm của công chúng tăng vọt, với vô số lá thư được gửi đi kể chi tiết về những lần nhìn thấy khác nhau[4] mô tả một "con cá quái vật", "rắn biển" hoặc "rồng,"[5] với cái tên cuối cùng là "quái vật hồ Loch Ness."[6] Từ những năm 1940, sinh vật này đã được gọi một cách trìu mến Nessie (tiếng Gael Scotland: Niseag).[7][8]

Sự phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Họa sĩ Heikenwaelder Hugo, Áo với bức tranh sơn dầu Nessie

Năm 1880, một chiếc du thuyền đang dạo chơi trên hồ Loch Ness thì chợt có một cơn sóng dữ làm ngã thuyền và toàn bộ du khách đều thiệt mạng. Lúc đó, có người mô tả một con quái vật có chiếc cổ dài thon màu đen trồi lên mặt nước. Nguồn tin này đã gây chấn động toàn nước Anh về hồ Loch Ness. Cùng năm đó, một người thợ lặn xuống hồ tìm một xác tàu mất tích. Nhưng khi anh quay về thì mặt trắng bệch, toàn thân run lẩy bẩy chẳng nói được một lời. Trong cơn lo sợ, anh nói là đã thấy một con quái vật khổng lồ nằm trên một nghềnh đá dưới đáy hồ, hình dáng như một con ếch khổng lồ, trông khủng khiếp.

Năm 1933, hai vợ chồng George Peter chợt phát hiện một con quái vật trông giống trâu nước đang đi xuống hồ, nhưng nó to gấp trăm lần trâu bình thường. Tháng 5/1934, một người nông dân địa phương đã trông thấy con quái vật trong phạm vi 200 m. Theo đánh giá của anh thì phần lộ ra trên mặt nước của con quái vật là khoảng 2 m, đầu nhỏ nhưng rất linh hoạt.

Theo thống kê, thì trong gần 40 năm trở lại đây đã có hơn 3.000 lượt người trông thấy con quái vật ở hồ Loch Ness. Điều đặc biệt là mọi mô tả về con quái vật của mỗi người tận mắt chứng kiến đều giống nhau.

Năm 1934, bác sĩ ngoại khoa Wilson ở một bệnh viện Luân Đôn đã chụp được một tấm hình về quái vật hồ Loch Ness. Sau thập niên 70, các nhà khoa học trên nhiều quốc gia đã vận dụng nhiều thiết bị tiên tiến nhất để khảo sát hoạt động của quái vật. Trong đó, kết quả của một nhà tự nhiên học người Anh và nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu khoa học Boston, Mỹ là rõ nhất. Năm 1972, Boston có một tấm hình về các vây khổng lồ của quái vật từ dưới nước, đồng thời nhờ sóng âm mà họ chứng minh được các vây này đang hoạt động.

Tháng 6/1975, Boston cũng có một hình toàn thân và phần đầu của con quái vật trong nước. Trên hình hiện ra một phần cơ thể của quái vật, nó có một chiếc cổ dài thon, nhưng do chụp ở dưới nước nên hình lờ mờ và không thấy rõ. Theo phân tích thì con vật này dài 6,5 m, trong đó phần cổ dài 2,1 - 3,7 m. Do phim quá mờ nên không có một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.

Bức ảnh nổi tiếng về quái vật hồ Loch Ness của Surgeon, chụp năm 1934.

Kết luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với bigfoot (chân to) và yeti (người tuyết), Nessie là một trong những bí ẩn nổi tiếng của môn động vật học kỳ bí. Hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia nói rằng bằng chứng về Nessie không có sức thuyết phục và các trường hợp báo cáo trông thấy chúng chỉ là trò lừa đảo hay nhầm lẫn khi quan sát sinh vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

Hầu hết các bức ảnh về quái vật này đều mờ mịt không rõ ràng. Bức ảnh của Surgeon, chụp năm 1934, với góc chụp hẹp, người ta thấy nó giống đuôi con hải li sắp lặn. Bức ảnh nổi tiếng của nhân chứng W.Wilson, vào năm 1994, người ta đã chứng minh được bức ảnh này là ảnh ghép.

Một số người tin chắc là quái vật có tồn tại, bên cạnh có vài người phủ nhận. Lý do là một con quái vật là hậu duệ của khủng long to lớn thì không thể nào sống đơn độc hàng triệu năm qua.

Và nếu con quái vật này bơi từ biển thì càng không thể vì hồ Loch Ness không thông ra biển. Hồ Loch Ness thông với phía Tây của kênh đào một cửa sông rất nhỏ, quái vật không thể chui qua, còn phía đông bắc thì nhiều nhánh sông chặn đứng. Vì vậy, nhóm những người phản đối sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness rằng: với một địa hình nhỏ hẹp như vậy, hậu duệ của khủng long không thể cư trú đơn độc để sinh sôi nảy nở triệu năm qua. Lúc đó, từng có nhiều nghị sĩ Scotland phản đối việc điều tra hiện tượng hồ Loch Ness đồng thời treo giải thưởng 1 triệu bảng Anh cho ai bắt được con quái vật này.

Năm 2003, đài truyền hình BBC đã nghiên cứu và truy lùng con quái vật truyền thuyết này nhưng kết quả là không hề có một con quái vật nào ở dưới hồ Loch Ness và họ cho rằng những câu chuyện về con quái vật chỉ là do trí tưởng tượng của con người. Có giả thiết cho rằng, quái vật hồ Loch Ness là hậu duệ của loài bò sát Cryptoclididae thuộc nhóm bò sát sống dưới nước Plesiosaurus. Bằng chứng cho rằng không có quái vật nào hết.

Gần đây nhất, một nhà khoa học New Zealand cùng một nhóm nhà khoa học đã thu thập 250 mẫu nước tại hồ. Và ông kết luận rằng trong hồ không hề có một ADN nào của khủng long, nhưng lại phát hiện một lượng lớn ADN của lươn, tới đây ông xác nhận rằng có lẽ Nessie chỉ là một con lươn bị đột biến.

Một số khác lại nói rằng nếu Nessie có thật thì nó sẽ không sống đến hiện tại vì ít nhất Nessie ở năm 1933 cũng khoảng 90 tuổi, và bản già nhất lên đến hơn 220 tuổi, nên những người từ khoảng năm 2000 về sau nói rằng họ đã gặp Nessie đều là lừa đảo.

Một số thì theo thuyết âm mưu cho rằng Nessie không phải Plesiosaurus mà là Brontosaurus vì trong phim The Last world 1925 khi con Brontosaurus phá cầu London và nhảy xuống nước thì nó rất giống Nessie nhưng đều bị bác bỏ vì Brontosaurus quá nặng để có thể bơi được.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bigfoot
  • Người sói
  • Người rừng

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngày được suy ra từ nguồn văn bản lâu đời nhất báo cáo về một con quái vật gần hồ Loch Ness.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Life of St. Columba Lưu trữ 17 tháng 8 năm 2016 tại Wayback Machine (chapter 28).
  2. ^ Mac Farlane, Malcolm (1912). Am Faclair Beag. 43 Murray Place, Stirling: Eneas MacKay, Bookseller. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  3. ^ Carroll, Robert Todd (2011) [2003], The Skeptic's Dictionary: A Collection of Strange Beliefs, Amusing Deceptions, and Dangerous Delusions, John Wiley & Sons, Inc., tr. 200–201, ISBN 978-0-471-27242-7, lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2021, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020
  4. ^ R. Binns The Loch Ness Mystery Solved pp 19–27
  5. ^ Daily Mirror, 11 August 1933 "Loch Ness, which is becoming famous as the supposed abode of a dragon..."
  6. ^ Từ điển tiếng Anh Oxford đưa ra ngày 9 tháng 6 năm 1933 là lần đầu tiên sử dụng cụm từ chính xác Loch Ness monster
  7. ^ Campbell, Elizabeth Montgomery & David Solomon, The Search for Morag (Tom Stacey 1972) ISBN 0-85468-093-4, page 28 gives an-t-Seileag, an-Niseag, a-Mhorag for the monsters of Lochs Shiel, Ness and Morag, adding that they are feminine diminutives
  8. ^ “Up Again”. Edinburgh Scotsman. 14 tháng 5 năm 1945. tr. 1. So "Nessie" is at her tricks again. After a long, she has by all accounts bobbed up in home waters...

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quái vật hồ Loch Ness.
  • Trang thông tin chính về Quái vật hồ Loch Ness của Tony Harmsworth
  • BBC 'proves' Nessie does not exist
  • Loch Ness Discovery Centre, Edinburgh
  • Film of Nessie in 1967 and 1983
  • Smithsonian Institution Lưu trữ 2006-08-30 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Động vật trong văn hóa
Nhóm loài
12 Con giáp
  • Sửu
  • Dần
  • Mão
  • Thìn
  • Tỵ
  • Ngọ
  • Mùi
  • Thân
  • Dậu
  • Tuất
  • Hợi
Hoàng đạo
  • Cừu
  • Cua
  • Sư tử
  • Bọ cạp
  • Ngựa
Tứ linh
  • Long
  • Lân
  • Quy
  • Phụng
Tứ tượng
  • Thanh Long
  • Bạch Hổ
  • Huyền Vũ
  • Chu Tước
Tứ đại hung thú
  • Thao thiết
  • Hỗn Độn (cn)
  • Đào Ngột (cn)
  • Cùng Kỳ (cn)
Ngũ hình
  • Rồng
  • Rắn
  • Hổ
  • Báo (en)
  • Hạc
  • Khỉ
  • Bọ ngựa
  • Chim Ưng (en)
Lục súc
  • Ngựa
  • Trâu/Bò
  • Dê/Cừu
  • Chó
  • Lợn
Ngũ Long
  • Thanh Long
  • Xích Long
  • Hắc Long
  • Hoàng Long
  • Bạch Long
Ngũ Hổ
  • Bạch Hổ
  • Hắc Hổ
  • Xích Hổ
  • Hoàng Hổ
  • Thanh Hổ
Giống loài
Loài thú
  • Sư tử
  • Hổ
  • Báo
  • Mèo
  • Gấu
  • Sói
  • Chó
  • Cáo
  • Khỉ
  • Khỉ đột
  • Voi
  • Tê giác
  • Trâu
  • Ngựa
  • Lừa
  • Cừu
  • Hươu nai
  • Lợn
  • Lợn rừng
  • Thỏ
  • Chuột
  • Dơi
  • Chuột túi
  • Gấu túi (en)
  • Nhím (fr)
  • Chồn sói (fr)
  • Sói đồng (en)
  • Đười ươi (en)
  • Cá hổ kình (en)
  • La (fr)
  • Báo đốm (en)
  • Báo hoa mai (en)
  • Linh cẩu đốm (en)
  • Chồn (en)
  • Yeti
Loài chim
  • Đại bàng
  • Thiên nga
  • Hạc
  • Quạ
  • Bồ câu
  • Chim cánh cụt
  • Vịt (ru)
  • Chim yến (en)
  • Chim cưu (fr)
Bò sát
  • Rồng
  • Rắn
  • Rùa
  • Cá sấu
  • Khủng long
  • Bạo long (en)
  • Kiếm long (en)
  • Raptor (en)
Loài cá
  • Cá chép
  • Cá mập
  • Cá chó (en)
Lưỡng cư
  • Ếch/Cóc
  • Sa giông (en)
Côn trùng
  • Nhện
  • Bọ cạp
  • Ong (en)
  • Kiến (en)
  • Ve sầu (en)
  • Bọ hung (en)
  • Gián (en)
Loài khác
  • Chân đầu
  • Chân khớp
  • Ký sinh vật
  • Nhuyễn thể (en)
  • Mực khổng lồ (en)
  • Giun trùng (en)
  • Sinh vật
  • Vi sinh vật (en)
Tín ngưỡngvà Tôn giáo
Trong tôn giáo
  • Kinh Thánh
  • Hồi giáo
  • Phật giáo
  • Ấn Độ giáo
Tục thờ thú
  • Thờ bò
  • Thờ ngựa
  • Thờ hổ
  • Thờ gấu
  • Thờ chó
  • Thờ cá voi
  • Thờ rắn
  • Thờ côn trùng
  • Thờ ếch
Sinh vật huyền thoại
  • Sinh vật huyền thoại Nhật Bản
  • Sinh vật huyền thoại Việt Nam
  • Sinh vật huyền thoại Trung Hoa
Sinh vật huyền thoạiPhương Tây
  • Kỳ lân
  • Rồng
  • Phượng hoàng
Khác
  • Linh vật
  • Biểu tượng quốc gia
  • Sinh vật đáng sợ
  • Quái vật lai
  • Chúa sơn lâm
  • Kỵ tọa thú
  • Súc sinh
  • Loài ô uế
  • Loài thanh sạch
  • Bốn hình hài
  • Tượng hình quyền
  • Nghệ thuật động vật
  • Hình hiệu thú
  • Truyện kể loài vật
  • Phim về động vật
  • Biểu trưng loài vật
  • Động vật hình mẫu
  • Nhân hóa
  • Thú hóa
  • Biến hình
  • Ẩn dụ
  • Sinh vật bí ẩn

Từ khóa » Hình Nền Quái Vật Hồ Loch Ness