Quan Âm Bồ Tát - Mẹ Quan Âm Cứu Khổ Cứu Mạng Chúng Sinh

Tại Việt Nam, không khó để nhận thấy những bức tượng tạc hình Đức Quan Âm Bồ Tát tại các chùa khắp mọi miền đất nước. Ngay từ khi còn thơ ấu, người Việt đã được ông cha dạy về lòng tín ngưỡng Quan Thế Âm là vị Bồ Tát từ bi hỷ xả, luôn sẵn sàng phù hộ độ trì cho con người gặp tai ương hoạn nạn. Thờ cúng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát trở thành phong tục truyền thống để bày tỏ sự thành tâm, kính ngưỡng của ta với Phật giáo, cũng là mong cầu cuộc sống bình an được Đức Phật cứu rỗi khi gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

NỘI DUNG

Sự tích Quan Âm Bồ Tát

Quan Âm, nguyên là Quan Thế Âm, là một vị Phật đã được chứng quả mang hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng còn nguyện ở lại nhân gian, hiện thân Bồ Tát để cứu độ và giác ngộ chúng sinh. Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có thần lực chỉ sau Phật Tổ và được chứng minh trong các giai thoại, văn học dân gian hay các kinh sách nhà Phật. 

Để trả lời cho câu hỏi Quan Thế Âm Bồ Tát là ai, có nhiều truyền thuyết được lưu truyền về sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát. Theo Kinh Bi Hoa, một trong những bộ Kinh Đại thừa ghi chép về tiền thân của rất nhiều vị Phật và Bồ Tát, Quan Thế Âm là thái tử của đức vua Vô Tránh Niệm – một vị vua có 32 tướng tốt như Phật. Vua đã dùng pháp hiền thiện minh triết để phát tâm cầu đạo, giáo hóa và thống trị chúng sanh làm điều thiện điều tốt. Nhà vua đã lễ bái Phật Bảo, xin chứng minh đại nguyện Bồ đề để tinh tấn tu hành vẹn toàn, trở thành Phật hiệu A Di Đà. Thái Tử cũng theo cha cúng dường đức Phật và trở thành Bồ Tát hiệu Quan Thế Âm. 

Cũng theo một huyền thoại tại Trung Hoa, Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua, nhưng công chúa lại một lòng thành tâm đi tu mặc dù bị cha ngăn cản. Nhà vua đã nổi giận, sai quân giết công chúa. Khi xuống Âm Phủ, nàng đã cứu độ cho những người hoạn nạn, biến địa ngục trở thành nơi tâm lực nhất tâm niệm Phật. Công chúa được Diêm Vương cho tái sinh thành người cứu hộ cho những người ngư dân vùng núi Phố đà gần biển Đông. Vậy nên các ngư dân tại Trung Hoa thường cầu nguyện Quan Âm để có một chuyến đi đánh bắt thuận lợi, bình an.

Xem thêm: Lễ vật thành kính có trên mâm lễ dâng Phật Quan Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm là nam hay là nữ?

Trong Phật giáo, việc quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không được khẳng định và được cho là không quan trọng, do nhà Phật không phân biệt các vị thần có giới tính và sự sinh sản. Điều này cũng được giải thích qua việc khi cứu độ nhân gian, Quan Âm có thể biến hóa thành 32 sắc tướng để cứu giúp chúng sinh vượt qua tai ách, khi thì mượn xác nam nhi, lúc thì hóa thành nữ nhi hay những hình thức khác, bao gồm: thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư Sĩ, Tỳ Sa Môn, Tế quan, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bà La Môn, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ Nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Phạm  Vương, Đế Thích, Thanh Văn, Thần chấp Kim Cang.

Theo lưu truyền tại Trung Hoa, vào thế kỷ 10, Quan Âm mang hình hài của nam nhân, sau đó Ngài lại được miêu tả dưới nét vẽ hình dáng nữ nhi mặc áo trắng. Lý do là trong tông phái Mật tông thuộc Phật giáo, mỗi vị Phật hay Bồ Tát đều mang trong mình một vị “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Bồ Tát Quan Âm được cho là nữ thần áo trắng mang danh Bạch Y Quán Âm. Hiện nay tại Việt Nam, Quan Âm cũng được miêu tả dưới dạng nữ nhân, là vị Bồ Tát từ bi hỷ xả, lắng nghe và cứu giúp nhân gian khỏi tai ách và hoạn nạn. Chúng sinh thường niệm Quan Thế Âm Bồ Tát khi gặp hoạn nạn và Người cũng luôn sẵn lòng cứu giúp nhân gian. Bởi vậy, Người còn được gọi bằng danh xưng “Mẹ Quan Âm” hay “Phật Bà Quan Âm” bằng sự kính ngưỡng vô bờ.

Ý nghĩa tên gọi Quan Âm Bồ Tát

Danh xưng Quan Thế Âm được ghép từ “Quan” có nghĩa là quán chiếu, quan sát suy xét; “Thế” mang ý nghĩa biểu trưng cho trần thế nhân gian; “Âm” là những âm thanh của sự thỉnh cầu. Quan Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là vị Bồ Tát, đấng thánh nhân quán chiếu âm thanh niệm danh của  nhân sinh ai oán ở khắp cõi trần gian, để ứng cứu và hướng đạo cho họ thoát khỏi khốn ách, tai ương.

Danh xưng này cũng được dựa trên một truyền thuyết trong Phật pháp rằng, ngũ giác của những bậc thánh nhân đã tu thành chính quả có thể sử dụng chung được với nhau. Điều này mang ý nghĩa rằng, ngài có thể “nghe” thấy hình ảnh, “nhìn” thấy âm thanh, để luôn kịp thời cứu giúp chúng sanh.

Hình tượng Quan Âm Bồ Tát

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát được tạc hình đa dạng tùy theo văn hóa dân gian và sự gia nhập của Phật giáo tại mỗi quốc gia. Trải qua những sự phát triển về văn hóa tín ngưỡng, tượng Quan Âm vẫn luôn được coi là biểu tượng của Phật giáo. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là ba hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát sau:

Tượng Quan Âm Cam Lồ

Tượng mang hình ảnh Quan Âm Bồ Tát một tay cầm nhành dương liễu, một tay đỡ bình cam lồ, đứng trên tòa sen để rưới nước xuống làm dịu mát cho nhân gian. Chân lý của Người luôn soi sáng cho chúng sinh đang khổ đau ngụp lặn trôi nổi nơi biển động ba đào đến được với cuộc sống an yên.

 niệm quan thế âm bồ tát

Tượng Quan Âm tọa thiền

Phật Quan Âm gương mặt từ bi, ngồi thiền trên đài hoa sen. Tay trái cầm tịnh bình chứa nước cam lộ tượng trưng cho giới đức, tay phải cầm dương liễu tượng trưng cho đức tính nhẫn nhịn, nhắc nhở và soi đường cho chúng sinh làm việc thiện, đức độ để tâm hồn luôn được thanh tịnh.

phật quan âm bồ tát

Tượng Quan Âm tọa sơn

Hình tượng Quan Âm ngồi nhập định khoan thai trên đỉnh núi, trên tay trái có thể bế một đứa bé. Người luôn quan sát, thuyết pháp độ sanh nơi trần gian cùng với phổ độ cứu nạn chúng sinh muôn loài khi an trú nơi đạo tràng thanh tịnh.

quan thế âm bồ tát

Tín ngưỡng thờ cúng Quan Âm Bồ Tát

Tại sao điện thờ Tứ Phủ thường chỉ thờ Quan Âm Bồ Tát

Cùng thuộc Phật giáo, nhưng các điện thờ Tam Tứ Phủ thường chỉ thờ Bồ Tát mà không thờ Đức Phật. Lý do bởi vì, Đức Phật là Người đã dứt khỏi vòng Luân hồi, vượt qua mọi tham ái, không vướng mắc điều gì nơi trần gian để tu thành chính quả. Sau khi thị tịch, Ngài sẽ không còn tái sinh nữa. Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, nhưng mỗi người phải tự mình tiến bước trên hành trình tâm linh của chính mình. 

Còn Bồ Tát là Người đầy lòng từ bi, luôn sẵn sàng giúp chúng sinh vượt qua tai ương để hướng về Phật quả. Lòng từ bi của Bồ Tát song hành cùng Trí huệ được tiếp thu, tích lũy qua nhiều kiếp sống. 

Trong khi đó, tín ngưỡng Tứ Phủ vốn tập trung vào việc cứu độ chúng sinh, bởi vậy các vị Bồ Tát được thờ cúng khá phổ biến tại các đền điện Tứ Phủ thay vì Đức Phật. 

Sự tín ngưỡng Quan Âm Bồ Tát tại Việt Nam hiện nay

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hễ nhắc đến Quan Thế Âm Bồ Tát là người Việt lại hết mực sùng bái, tôn thờ cho dù có phải Phật tử hay không. 

Vào thời Lý – Trần khi Đạo Phật trở thành quốc giáo tại Việt Nam, Quan Thế Âm Bồ Tát được thờ cúng khắp mọi miền tổ quốc, phổ biến nhất là trong các chùa, đền và một số gia đình thờ tại gia. Tín ngưỡng về Quan Âm lưu truyền rộng rãi về sau qua các tập thơ như “Quan Âm Thị Kính” , “Quan  Âm Nam Hải” và qua các vở chèo, tuồng, cải lương,… Tại chùa Linh Sơn, chùa Bút Tháp lại thờ tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt, với quan niệm Người đang quán xét căn cơ muôn loài để dang tay cứu khổ cứu nạn chúng sanh. Quan Âm Bồ Tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa tại Việt Nam, trong đó, Hoàng hậu Nguyên Phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm nữ, được thờ ở chùa Bà Tấm. Ngoài ra, Người còn đại diện cho Chư Phật ở hàng cao nhất trong hệ thống thần linh Tứ Phủ, được thờ cúng trong các Đền, Điện tại nước ta.

quan thế âm bồ tát là ai
Tượng Quan Âm thờ tại chùa Bái Đính

Xem thêm: Oản dâng lễ Phật Quan Âm chùa Bái Đính

Tương truyền rằng, lễ vía Quan Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát ra đời; ngày 19 tháng 9 là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia và ngày 19 tháng 6 là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo. 

Hằng năm, cứ vào những dịp đầu năm, ngày vía Quan Âm hay ngày lễ Tứ Phủ, người Việt lại ăn chay, phóng sinh, sắm sửa đồ lễ đi chùa, đi đền thắp hương cho Mẹ Quan Âm cứu khổ cứu nạn để tưởng nhớ công đức đại từ đại bi và mong được Mẹ Quan Âm độ mạng. Ngoài niệm kinh Quan Âm Bồ Tát chân thành, ai cũng mong dâng lên Người những vật lễ đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Oản cô Tâm chuyên cung cấp oản lễ Phật, oản lễ Tứ Phủ và các mẫu oản Tài Lộc đẹp mắt được thiết kế tinh xảo và phù hợp với tín ngưỡng Tâm Linh.

quan thế âm bồ tát
Oản lễ Phật thương hiệu Cô Tâm

 

Oản Tài Lộc 300
Oản Đào thành tâm kính nhà Phật

Bài niệm Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn

Kinh Quan Âm cứu khổ cứu nạn, Bài niệm Quan Thế Âm Bồ Tát:

Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát (3 lần)

Nam Mô Phật,

Nam Mô Pháp,

Nam Mô Tăng,

Bá thiên vạn ức Phật,

Hằng hà sa số Phật,

Vô lượng công đức Phật,

Phật cáo A-nan ngôn,

Thử kinh đại-thánh,

Năng cứu ngục tù,

Năng cứu trọng bịnh,

Năng cứu tam tai bá nạn khổ .

Nhược hửu nhơn tụng đắc nhất thiên biến,

Nhứt thân ly khổ nạn,tụng đắc nhứt vạn biến,

Hiệp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật Lực oai,

Nam Mô Phật lực hộ , Sử nhơn vô ác tâm,

Linh nhơn thân đắc độ , Hồi quang Bồ-tát,

Hồi thiện Bồ-tát, A nậu đại thiên-vương,

Chánh-điện Bồ-Tát , Ma kheo ma kheo.

Thanh tịnh Tỳ-kheo,

Quán sự đắc tán,

Tùng sự đắc ưu,

Chư Đại Bồ-Tát,

Ngủ-bá A-La Hán,

Cứu-độ đệ-tử : (Họ tên tuổi …)

và tất cả chúng sanh,

Nhất thân ly khổ nạn,

Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giãi,

Cần đọc bá thiên vạn biến,

tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.

Tín thọ phụng hành.

Tức thuyết chơn-ngôn viết:

Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,

Cầu Ha Cầu Ha Đế,

Đà Ra Ni Đế,

Ni Ha Ra Đế,

Tỳ Lê Nễ Đế,

Chơn Lăng Càng Đế,

Ta Bà Ha . O .

NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI , TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,

LINH CẢM QUÁN-THẾ-ÂM MA-HA-TÁT

(Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt. )

Từ khóa » Hình Mẹ Quan âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn