QUAN ÂM CẦU TỰ - Đại Triều

Để được tư vấn chọn lựa sản phẩm 0975 964 038

NIỆM QUAN ÂM BỒ TÁT ĐỂ CẦU ĐƯỢC CON CÁI

Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng sanh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần như thế. Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

Đoạn văn này là nói cầu nam cầu nữ đều được nam nữ, gọi là thỏa mãn hai điều mong cầu. Tại sao chỗ này độc nói chỉ nữ nhân mới có hai điều mong cầu ấy ư? Bởi vì tâm của nữ nhân mong cầu con trai con gái so với nam nhân có lắm phần quan hệ và tha thiết hơn. Nữ nhân chẳng sanh con trai, nuôi được con gái, là bị cha mẹ chồng hiềm nghi và bị chồng khinh bỏ, lại phải bè bạn chê cười. Vả lại phép thế gian có ba điều bất hiếu mà vô hậu là trọng đại hơn cả. Sở dĩ tâm niệm nữ nhân cầu con trai mong con gái rất là tha thiết. Nếu nữ nhân muốn cầu con trai, thời lễ bái cúng dường Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là bèn sanh cậu trai có đủ phước đức và trí huệ. Y theo Phật pháp mà nói sanh con gái trai là bồi thêm phiền não. Nhưng y theo Pháp thế gian, lại chú trọng việc nối tiếp dòng dõi gọi là truyền tử lưu tôn, cho nên cũng chẳng ngại gì nữ nhân cầu con trai gái. Lòng từ bi Đức Quán Thế Âm nên cũng thị hiện để thỏa mãn cho hai nguyện vọng khẩn cầu kia vậy. Một lòng cầu lạy, năm vóc gieo xuống sát đất gọi là lễ bái. Hương, Hoa, Đăng, Đồ, Quả, Trà, Thực, Bửu, Châu và A?#272;ấy là mười món cúng dường vậy.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đâu còn nhu cầu những thứ ấy nữa mà đem cúng dường? Bởi chúng ta sở dĩ cúng dường là vì cầu phước vậy. Như vô lực sắm đồ cúng không nổi, thời đem thân thể cung kính lễ bái, miệng xưng niệm danh hiệu và trong tâm ý quán tưởng dung nhan của Bồ Tát cũng tức là ba nghiệp cúng dường đấy. Như năng cung kính chăm lòng kiền thành cúng dường Quan Thế Âm Bồ Tát tức Ngài tống cấp cho ngươi một nam nhi hay cả phước huệ đầy đủ. Như Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện Bạch Y Quán Âm  Tống Tử Quán Âm vậy. Có phước mà không huệ gọi là si phước, như những cậu ngu tử con của những người nhà giàu có vậy. Có huệ mà không phước gọi là cuồng huệ, như những cậu tài tử con của những người nhà nghèo cùng. Kiếp xưa biết niệm Phật, hiểu đạo lý, đời nay có trí huệ. Thuở trước hay bố thí, tu giới sát, phóng sanh, đời nay có phước lộc. Hai điều đều song tu thời phước huệ đầy đủ. Quý vị đến đây, khi nghe giảng kinh cung kính yên lặng, tức là cầu phước. Hiểu rõ đạo lý biết suy nghĩ thâm nghĩa tức là cầu huệ. Lệ như khi niệm Phật không vọng tưởng, không tạp niệm, nhất tâm bất loạn, tức là cầu phước. Niệm trước niệm sau nối nhau không hở, chữ nào chữ nấy rõ ràng minh bạch, tức là cầu huệ. Lại như sáng lập Cư Sĩ Lâm, ấn định hai thời khóa tụng mai chiều, đấy là cầu phước. Nghe giảng kinh Pháp, hiểu rõ đạo lý, tu trì thiền quán, đấy là cầu huệ. Nếu có người nữ nhân thành khẩn tha thiết nhất tâm niệm Quán Thế Âm chắc sanh được gã nam nhi tuấn tú phước đức và trí huệ đầy đủ. Chứ chẳng sanh cậu nam nhi si phước hay cuồng huệ đâu! Đấy gọi là cầu con trai được con trai.

Thuở trước có ông Đàm Hiến Khánh, nhà giàu có. Đã năm mươi tuổi mà không có con trai gái gì cả. Các cháu trong tộc tranh nhau thừa kế và chia của. Lòng ông Đàm chẳng vui. Do đấy nên ông tận lực khẩn cầu Đức Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. O⮧ mới xuất ra năm ngàn đồng bạc để thiết lập đàn Đại bi sám. Tu Sám bốn mươi chín ngày. Quả nhiên bà tiểu thiếp sanh một cậu trai, nằm trong bọc trắng mà sanh ra. Mặt mày tuấn tú phì mãn, thông minh lanh lợi. Thấy vậy bà vợ chính lại xuất ra một ngàn đồng để kiến thiết lầu Bạch Y Các, phụng Đức Bạch Y Quán A⭮ Rồi bà cũng sanh được một cậu trai nữa. Hai đứa con này đều sáng sủa thông minh. Lại như Nam Thông Trương Hiếu Nhược cũng là thân phụ của ông là Trương Sắc O⮧ Tiên sanh cầu tự nơi Quán Âm nham ở núi Lang Sơn mà được sanh ra ông vậy. Lại ngày xưa có người nữ nhân không con. Vợ chồng mới cầu tự trước tượng Quán A⭮ Đêm mộng thấy Đức Quán Âm lấy mâm đựng đứa con trai đem cho. Chính lúc người nữ nhân sắp tiếp nhận, bỗng nhiên có một con bò chạy xốc đến, nên chưa kịp tiếp lấy thì giật mình thức giấc, liền có mang. Rồi bà sanh được đứa trai, nhưng chưa được mấy ngày, đã bị yểu vong. Bởi vì bình nhật vợ chồng ưa ăn thịt bò vậy. Từ đấy về sau vợ chồng cùng nhau trai giới, nhất tâm ăn chay. Về sau quả thật sanh được một cậu con trai và nuôi được. Vậy là biết muốn cầu con trai gái, vẫn phải thường niệm, cúng dường lễ bái Quán Thế Âm Bồ Tát, lại càng phải giới sát, phóng sanh, bố thí, hành thiện, trì trai cầu phước, mới được sự cảm ứng như tiếng với vang, ứng niệm liền thành.

Nếu muốn cầu nữ, bèn sanh nữ tử có tướng mạo đoan chính, vì đời trước đã có trồng cội phước đức, nên nay được mọi người kính mến. Nữ nhân cầu nam nhi thời có nam nhi, sao lại muốn cầu nữ nhi làm gì? Hiện nay nam nữ bình đẳng, nữ quyền được phô trương, nam nữ chính không còn cao thấp nữa. Thử xem thời gian gần đây, nữ nhân gia nhập các chính đảng, tòng sự các cơ quan chính quyền và tòng học mọi ngành học vấn, kỳ số kể chẳng xiết. Vả lại nam tử hay tại ngoại; sanh được nữ tử, khả dĩ cùng với bà mẫu thân mai chiều mẹ con thủ thỉ hay hủ hỉ. Sở dĩ đấy, cho nên đã có cậu con trai lại còn muốn cầu thêm cô con gái nữa cho ấm cúng và vui tươi gia đình nữa, và vì nó còn có sức hấp dẫn phi thường vậy. Nữ tử chẳng cần đài các, mà cần phẩm hạnh đoan chính, tướng mạo trang trọng, nhất vọng thì biết ngay là người có phước đức trí huệ. Ngũ quan chẳng khuyết, diệm mạo nhã chính, gọi là đoan chính. Phẩm hạnh chẳng cẩu thả, hành vi trang trọng, gọi là hữu tướng. Nếu đoan chánh mà vô tướng thời chẳng được người mến kính. Trái lại có tướng mà chẳng đoan chính, chắc chắn bị người khinh rẻ. Cho nên nhứt định là phải: Đoan chính mới được người mến, có tướng mạo người chịu kính trọng. Đời trước trồng cội đức, tức là đời trước đã vun trồng cội gốc hiền đức, hiện nay lại thành kính nghe kinh niệm Phật là vun trồng cội đức là thêm cho gốc sâu rễ chắc, mới có thể cảm sanh được thân nữ tử tài đức song toàn và được nhiều người yêu kính. Phải biết nữ tử được người yêu mà chẳng được kính, gọi là khinh rẻ; kính mà chẳng yêu mến gọi là xa bỏ. Cho nên quyết phải đầy đủ cả hai phương diện ấy mới thật được nhiều người ái kính.

Nhưng y theo Phật pháp mà giảng, thời thế gian vạn pháp đều là huyễn hóa. Con cái xinh lịch là trả nợ đời, mà con cái xấu xí là đòi nợ tiền khiên. Nhiều hay ít con cái tức là ít hay nhiều phiền não. Những người tu hành cho việc có con cái là sợi dây buộc lụy, mà không có là tự tại. Thuyết này với thế gian Pháp tất nhiên là trái ngược nhau. Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng những làm thỏa mãn nguyện cầu nam nữ trên thế giới này, mà còn làm thỏa mãn những người học Phật nguyện cầu Pháp môn nam nữ nữa. Nam tiêu biểu trí huệ, nữ tiêu biểu thiền định. Chúng sanh ở cõi Dục, tâm nhiều tán loạn, nên chỉ có huệ mà không định, nên có định mà không huệ, gọi là si nữ. Tứ thiền thiên ở cõi Sắc, có định có huệ, bình đẳng song song. Nhưng định nữ này chẳng hay xuất sanh được vô lậu huệ nam, chẳng thể dứt phiền não được, cho nên gọi hữu lậu định huệ; và cũng bất quá là như si nam thạch nữ vậy thôi. Đấy chẳng phải là chỗ sở cầu Pháp môn nam nữ. Người tu nhị thừa, định huệ đã có thể siêu sanh thoát tử được, nên gọi là vô lậu định huệ, khả dĩ sanh được Pháp vô lậu, dứt được kiến tư phiền não, liễu được sanh tử vậy. Nhưng huệ nam này cũng chỉ dứt được kiến tư phiền não, mà chẳng dứt được căn bản vô minh. Định nữ tuy sanh được vô lậu, mà chẳng thể vào trung đạo được.

Sở dĩ chúng ta nên cầu trung đạo trí huệ nam, trung đạo phước đức nữ. Chẳng say đắm nơi không và hữu: là huệ tức nơi định, gọi là hữu phước huệ nam; là định nơi huệ, gọi là hữu huệ phước nữ. Huệ là trí đức trang nghiêm, định là phước đức trang nghiêm. Đến địa vị Phật mới đầy đủ phước huệ, cho nên xưng là Lưỡng Túc Tôn. Thân là Kim sắc, với tướng hảo Quang minh không ai sánh bằng, đấy tức là Phước Túc. Bốn pháp biện tài, tám thứ tiếng, soi căn cơ mới thi thiết giáo pháp, đấy tức là Huệ Túc. Bởi chúng ta không có trung đạo phước huệ trang nghiêm, sở dĩ bị trôi lăn vào sanh tử mà làm chúng sanh. Lời tục ngữ: Người cần áo trang điểm, Phật phải vàng sơn thếp. Vậy là trang nghiêm rất trọng yếu. Cho nên quyết phải cầu phước cầu huệ. Mà lại phước huệ phải cần song tu. Tự tánh là Sở trang nghiêm, phước huệ là Năng trang nghiêm. Năng Sở chẳng hai, đấy gọi là Diệu nam Diệu nữ đầy đủ Diệu trang nghiêm. Muồn cầu huệ nam, định nữ, duy có thân lễ, khẩu xưng và ý niệm, đem ba nghiệp cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, bèn có thể thành công chắc chắn.

Sở dĩ đó nên Phật Thích Ca, một lần nữa, gọi Vô Tận Ý mà rằng: Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai đức như vậy đó, chúng sanh nào năng cung kính lễ bái, Phước chẳng luống bỏ. Ý nói chúng sanh lễ bái cúng dường quyết chẳng luống mất. Cầu nam cầu nữ chắc có thù ứng cho sở nguyện của mình. Dù cho bất đắc dĩ gặp các quan hệ, chưa có thể có ứng nghiệm tức khắc, nhưng đã trồng căn lành, một mai nhân duyên khi thành thục, quyết chẳng luống mất vậy.

NHỜ TỤNG KINH HÀNH THIỆN CẦU SINH ĐƯỢC CON TRAI

Cầu sinh con gái được toại ý

Chuyên lễ niệm Quán Âm  Cầu con gái thỏa lòng Ðược môn đăng rể quý Cả nhà đều mừng vui.

Ông bà ngoại chúng tôi (*) sinh liên tục ba người cậu, cả đại gia đình và dòng họ ai cũng đều lấy làm vui. Riêng ông ngoại có lúc ngồi một mình đăm chiêu, nghĩ ngợi và buồn rầu. Bà ngoại thấy vậy, gạn hỏi căn do nhiều lần, ông ngoại không giấu diếm được liền nói với bà ngoại rằng: - Tôi một mình tự ý hứa với ngài Chánh tổng trong làng là hễ trong nhà có sinh con gái thì sẽ kết nghĩa làm sui gia. Thế nhưng đã nhiều năm trôi qua mà lời hứa của tôi vẫn chưa thực hiên được. Bà đừng hiểu lầm là tôi trách bà, chỉ là nhà ta thiếu phước nên chưa đủ duyên cùng làm người nhà với ngài Chánh tổng đó thôi. Nghe ông nói xong, bà thấy thương chồng, sốt ruột và lại cũng đâm ra lo lắng. Sau cùng, hai ông bà đều đồng tình, thuận ý nghĩ tới việc lên chùa cầu tự, xin Phật phù hộ được sinh con gái.

Hôm ấy nhằm tiết Trung thu rằm tháng Bảy, ông bà ngoại chúng tôi về chùa Sắc Tứ (Quảng Trị) cúng Phật và bày tỏ ý nguyện. Trong dịp ấy, ông bà được duyên may gặp Tổ sư Bích Phong từ Huế ra giảng pháp. Ngài dạy ông bà phát tâm mua ngói lợp lại ngôi Phật điện bị hư dột vì chiến tranh để tạo phước. Hai ông bà lại được quy y với Tổ và biết lễ bái, tụng niệm, phụng thờ Đức Bồ tát Quán Thế Âm từ đó. Tổ Bích Phong căn dặn ông bà ngoại chúng tôi là nên phát nguyện ăn chay, giữ giới thanh tịnh, trong sạch thân tâm thì mọi sự mong cầu đều được toại nguyện. Vâng lời dạy cua Tổ, ông bà ngoại chúng tôi hết lòng tu tập, giữ gìn giới hạnh tinh nghiêm, phát nguyện thỉnh tôn tượng Đức Bồ tát Quán Thế Âm về thờ phượng, lễ bái, xưng niệm, cầu nguyện rất chuyên cần và tha thiết. Một năm sau, ước mong của ông bà ngoại chúng tôi được thỏa nguyện. Bà ngoại thọ thai, mẹ tôi ra đời, rồi kế đến là dì Út. Ông cố ngoại đặt tên cho mẹ tôi là Trần Thị Vui, sau đặt tên cho dì Út là Trần Thị Mừng, ghi dấu niềm vui lớn tràn ngập ca nhà khi mong ước, nguyện cầu “sanh con gái thì được sanh con gái” của ông bà ngoại chúng tôi toại nguyện. Chính nhờ sự linh ứng, cầu nguyện Đức Bồ tát Quán Thế Âm có hiệu nghiệm này mà trong đại gia đình nội ngoại chúng tôi cùng bà con dòng họ xa gần, dân chúng thôn trên xóm dưới, ai ai cũng một lòng tín cẩn, phụng thờ, chăm lòng lễ niệm và sống theo hạnh lành của Ðức Bồ tát Quán Thế Âm.

(*) Viết theo lời kể của ông Trần Hải và Trần Phước hiện ở tại xã Long Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Kể theo Linh ứng Quán Thế Âm, quyển 1, HT.Thích Tịnh Từ)

SINH CON NHƯ Ý MUỐN

Trong Phẩm Phổ Môn, Đức Phật nói: “Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.”  Rất nhiều đôi vợ chồng đã thành tâm làm theo và đã đạt được tâm nguyện.

Vậy nên bái lạy và dâng cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng mọi người cần lưu ý, rất nhiều người đến chùa với sự không thành tâm khi đứng chắp tay rồi cầu xin ngài con cái rồi đủ thứ tài lộc công danh nhưng không cảm ứng và điều cầu xin cũng không thành sự thực khi chúng ta chỉ đứng chắp tay bái, đó là thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với bậc Thánh, mọi người phải thành tâm quỳ xuống đất, năm vóc tứ chi và trán bái sát đất để thể hiện sự thành tâm kính trọng bậc Thánh. Điều thứ hai cũng rất quan trọng đó là dâng cúng lễ vật, theo đúng luật Nhân quả, dâng cúng lễ vật cho bậc Thánh để cầu con như ý muốn, nhưng nhiều người hiện nay đến chùa dâng cúng đồ lễ rồi xin lộc ngay, suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai cho nên mọi người cầu mãi nhưng không toại nguyện bởi vì sao?. Mọi người dâng cúng cho bậc Thánh rồi xin lộc ngay thì có khác gì mình mang quà đi tặng cho người rồi đòi lấy lại quà thì trái với luật Nhân quả nên nguyện của mình mãi không thành, đã dâng cúng lễ vật tại chùa, tuyệt đối không được lấy lại hoặc xin lộc như thói quen ở đình đài miếu khác, đồ dâng cúng ấy đã thuộc về chùa, tự khắc âm dương, các vị thần hộ pháp tại chùa sẽ sắp xếp, mình không được phép lấy lại. Bồ Tát Quán Thế Âm đã là vị thánh giải thoát hoàn toàn, ngài đâu cần hưởng những đồ ăn thức uống như người phàm thế nhân, nhưng vì thương chúng sinh thiếu phước đức, nên ai có lòng dâng cúng bậc tịnh thánh thì thành tâm sẽ được toại nguyện theo đúng luật Nhân quả, có cho có nhận.

Mọi người nên thử một lần đặt niềm tin và cam kết làm theo đúng phương pháp như sau thì sẽ được toại nguyện sinh được con như ý:

1.     Chuẩn bị lễ dâng cúng: Hoa - quả, nến, hộp hương vòng.

2.      Dâng đồ lễ lên bàn nơi đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và quỳ lại 5 vóc sát đất 

3.      Năm vóc tứ chi và trán xuống đất bái lạy 3 lạy và cầu xin: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng con xin sám hối tất cả những tội lỗi mà chúng con đã gây ra trong kiếp quá khứ và hiện tại, con cầu xin ngài ban cho chúng con một đứa con trai (gái) có phước đức, sau này nó có ích cho mọi người. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nói và lạy sát đất 10 lần. 

Như vậy là xong. Đợi hồi âm của ngài trong nay mai.

HAI VỊ VUA LÊ ĐƯỢC XEM LÀ " CON CẦU TỰ"

Ở việt Nam, câu chuyện cầu tự nổi tiếng nhất có lẽ là câu chuyện vua cầu tự sinh con trai. Trong bộ Quốc sử chính thống Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Ngô Sỹ Liên có chép: Vua Lý Thánh Tông ngoài 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi nên đã đi khấn cầu tự ở chùa chiền khắp nơi. Đến năm 1066, nguyên phi Ỷ Lan sinh được hoàng tử Càn Đức người sau này lên ngôi lấy danh hiệu là Lý Nhân Tông. Bộ Quốc sử cũng ghi chép rằng, cả hai cha con vua Lê Thánh Tông và vua Lê Hiến Tông cũng đều là con cầu tự.

TỐNG TỬ QUÁN THẾ ÂM Có người hỏi : tôi đọc trong Phẩm Phổ môn , kinh Pháp hoa có nói: nếu có người nữ, giả sử muốn cầu sinh con trai,lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát liền sinh con trai phước đức trí tuệ, giả sử muốn cầu con gái bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến”, nhưng tôi cầu không như ý. Vậy thầy giải thích làm sao?Để giải đáp câu hỏi này, xin gián tiếp trả lời thông qua sự lạm bàn về sự linh cảm của Bồ tát được xây dựng bằng nền tảng nào?

 

Để đón nhận được năng lực mầu nhiệm, chúng ta cần nắm rõ hai phương diện: tự lực của mình và tha lực Bồ tát, đồng thời phát nguyện hành trì đúng pháp.

Về tha lực, tức là ta tin có Bồ tát bên mình. Bồ tát nào cũng có hạnh nguyện và từ bi. Ta có thể học rất nhiều từ lời dạy và hạnh nguyện của quý Ngài. Về phần này, cần phải học tập cũng như học tập kinh nghiệm qua các bậc tu hành có chiều sâu tâm linh.

Về bản thân mình, phải trang bị ba tiêu chuẩn: niềm tin vững chãi, thứ hai là đức từ bi, thứ ba là cội phước đức đầy đủ.

Trước hết về đức tin kiên cố. Nền tảng của đức tin chính là tính nhân bản và chiều hướng thuận hành nhân quả. Tính nhân bản đó là “chủ nhân” của thành công. Vì rằng: “chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm ta ô nhiễm, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Thanh tịnh hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”. Còn nền tảng về nhân quả thì đây là bước đi của nghiệp lực, của nhân duyên, của chiều hướng tiến hay lùi của đời sống nhân sinh.

Khi xác quyết chữ tín, khẳng định tính nhân bản bằng sự nhận chân được: thế nào là tự lực và tha lực kiêm toàn, hay nói nôm na “hợp tác song phương” giữa Bồ tát và chúng ta?

MUA TƯỢNG QUAN ÂM ĐẸP Để nhận rõ hơn vấn đề này, xin mượn một ví dụ qua hình ảnh một người từ nơi mặt đất muốn đem ánh sáng trăng rằm xuống chơi. Rước xuống làm sao? Xin thưa: “khai trì bất đãi nguyệt, trì thành nguyệt tự lai” (Đào ao chẳng đợi trăng lên, khi ao có nước ánh trăng hiện vào). Có trăng trên trời cũng phải có nước dưới ao mới đặng bóng trăng hiển hiện. Việc cầu nguyện điều gì cũng vậy: không phải chỉ một mình Bồ tát giúp mình thôi, mà mình thiếu phần nỗ lực tích đức tu nhân. Bồ tát từ bi và có trí tuệ, có cả sự nhiệm mầu, nên không giúp ta theo kiểu chỉ bằng thương xót mà thôi, thì cuối cùng thành tựu pháp …không thật. Và thành tựu đó là tạm bợ, đó là mây khói, đó là ánh chớp trên không, không chắc chắc, không ý nghĩa. Thêm vào đó nuôi lớn tính trễ nãi biếng lười và khinh lờn nghiệp dữ của mình, không dễ ăn năn, không sao tiến bộ. Bồ tát giúp ta kiểu này chẳng khác gì Bồ tát làm người giữ cửa cho ta, đề phòng ăn trộm cho ta, còn ta thì nhỡn nhơ vô sự. Ngược lại, nếu giúp cho ta, làm cho ta tiến bộ tự thân tâm, thì việc ấy mới lâu bền. Thí dụ, ta xét ta còn nhiều khiếm khuyết, muốn cầu Bồ tát hiển linh vun bồi cho ta cội phước, an lành như ý. Ta đối trước Bồ tát phát nguyện noi gương Ngài quyết chí tu sửa thân tâm, dùng phước đức của mình để làm chất liệu cho sự thành tựu. Dù mọi việc chưa đến lúc thành tựu sở cầu, thì mình cũng có được đạo lực. Khi đạt được sự linh hiển Phật pháp rồi, thì đó là của báu vô biên, chắc chắn và lâu dài của mình. Ta “cầu tự” cũng phải biết quy tắc và phương pháp chắc thật này. Hơn nữa, đạo Phật là chân lý rất sống động và thực tiễn, vì trên bước đăng trình tìm tương lai tươi đẹp, thì hiện tại cũng phải “nhiệm mầu nở hoa”.

Thứ hai về Từ Bi. Bồ tát Quán Âm tượng trưng cho từ bi đức hạnh và sự kiên nhẫn uyển chuyển. Vậy một nguyện cầu nào muốn có đủ lợi ích mầu nhiệm cần phải học những đức tánh này mới có thể đón nhận những gì Bồ tát ban ra. Giả sử, ta cầu nguyện với tâm không từ bi mà là nhỏ hẹp, bỏn sẻn, thì liệu Bồ tát cho ta thành tựu rồi thì tâm bỏn sẻn chắc chắc mỗi ngày mỗi tăng trưởng. Bình tịnh thủy chứa chan nhiều đức hạnh và thanh tịnh. Còn đức kiên nhẫn uyển chuyển của Bồ tát qua hình ảnh cành dương liễu dẻo dai bền bỉ trước cuồng phong, bão dữ. Nếu ta không kiên nhẫn, mềm mại trong tâm thì khi tu trì, nôn nôn nóng nóng, vội vội vàng vàng, thân nơi đạo tràng tâm thì móng khởi, miệng niệm Thánh danh tâm như lửa đốt. Vừa trì, vừa đốt phước nào bền lâu, đức nào vững chãi. Đã không như vậy mong gì hiển linh? Không linh bởi tại chính mình, than trời trách Phật uổng công vọng cầu.

Thứ ba, đó là cội phước đức. Phước đức như thế nào để đủ làm một việc chuyển hóa nào đó. Phước báo được xác lập chủ yếu qua nghiệp thân, đức hạnh được khơi nguồn thông qua gạn lọc tâm linh.

Hãy lắng tâm cứu xét tự nơi mình có đủ phước đủ duyên để nguyện cầu hay ước nguyện? Vun bồi phước đức bằng phương tiện pháp môn nào? “Linh” hay không cốt lõi ở điểm này? Vì trong văn kinh có nói: “vì trước đã trồng cội phước đức”, cho nên, phải dùng phước đức mà ước nguyện chứ không phải dùng lời cầu khẩn suông hay phước đức cạn mỏng trong việc lễ bái cúng dường là đủ. Hơn nữa, mỗi lời ước nguyện, tùy sự lớn hay nhỏ mà “tiêu chuẩn” phước đức có sai khác. Nói chung cần và đủ.

Trồng cội đức cũng đồng thời xét mình bằng cách dùng tương quan so sánh giữa phước báo và tội lỗi, cái nào nhiều hơn. Điểm quan trọng cho việc tựu thành kết quả như thế nào? Giả sử, cả ngày vọng tưởng đảo điên, cả ngày cửa miệng gieo phiền người ta, luôn luôn phát triển nghiệp tà, tội càng chất chứa phước càng giảm khinh. Vài câu niệm Phật trì kinh, chắc không đủ để tựu thành ước mong. Vậy nếu chưa thành công như ý nơi lời cầu khẩn của mình, thì cần xét lại mình tại tiêu chí này.

Xét mình có Phật, Bồ tát dụng tâm, chứ không phải chuộng hình thức. Tâm có thành, phước có lớn thì tội nặng cũng trừ, điều gì cũng tốt. Còn qua loa nhạt nhẽo, chút ít thiện duyên thì quả tốt khó nên, công thành khó được.

Và, một điều cần hiểu rõ đó là chữ “duyên”, là nhân duyên, là nghiệp lực. Những thành viên trong gia đình cùng sống trong mái ấm gia đình, cùng trong huyết thống, đó chính là chúng ta có nhân duyên từ nhiều kiếp rồi. Duyên hội hợp, duyên trả vai, hay duyên tương trợ.

THỈNH MẸ QUAN ÂM CÚNG CẦU TỰ Nếu phước báo hay nghiệp lực của mình phải gắn liền vận mệnh với đứa con trai hay con gái, thì đó là những “món quà” ắt có của minh, Đó là sự đủ duyên kết thành của luật nhân quả. Nếu mình muốn, sửa đổi mệnh vận của mình, hay của đứa trẻ thì phải “trồng cội phước đức”. Cội này phải gấp trăm, gấp ngàn cội nghiệp sẵn có mới đủ năng lực “cải số”. Ví như, mình có một chiếc xe với động cơ nhỏ bé, yếu ớt, muốn kéo vật nặng hơn nó, thì làm sao nâng cấp công suất bộ máy ấy lên đến mức cần và đủ, thậm chí phải có dư. Sanh con trai con gái vốn dĩ không như ý mình rồi, vậy thì muốn như ý, thì bản thân mình phải có “ngọc như ý”. Ngọc như ý đó là phước báo lớn lao, đó là nghiệp thiện cao dày, đó là đức hạnh tuyệt vời của ta. muốn sinh con trai, hay muốn sinh con gái, nào muốn gia đình hạnh phúc an hòa trước gia cảnh rối ren, muốn thân tâm khương kiện an nhàn trong cuộc đời ốm đau tật ách…thì phải quyết liệt tu hành, quyết liệt cải hóa, mới mong viên thành ước nguyện. Chính quý Thầy, quý Phật từng trải qua thời gian dài tu tập tinh nghiêm, còn phải phát nguyện dốc chí tu tạo phước lành, vun bồi công đức để nhờ trợ lực Tam bảo để giải quyết một khó khăn nào đó, đại sự nhân duyên nào đó. Vài câu nguyện, chút ích công huân như là hạt muối hòa vào dòng sông, chẳng nên sự nghiệp gì.Gọi là "linh nghiệm" chính là hạt giống tốt "đủ" duyên thành tựu.

Nếu quá dễ dàng linh nghiệm, dễ dàng chuyển hóa, thì thế gian này hằng ngày đã có nhiều người cầu nguyện rồi, nếu thành tựu nhanh chóng và đơn giản như thế coi chừng lòng tham của con người càng ngày càng tăng trưởng. Vì thành tựu từ vọng tưởng, từ lòng tham lam và ích kỷ thì lợi mình hại người là chắc chắn.Thực tế ta cũng thấy rằng cái gì dễ đọat lấy thì cũng dễ dàng mất đi: "thành yếu dễ chiếm mà khó giữ".

MUỐN SINH CON TRAI Một anh ăn trộm, một người giữ của, ai cũng ra trước Bồ Tát cầu nguyện cho mọi chuyện như ý nguyện thì chuyện ấy, Bồ tát làm như thế nào? Ý nghĩa đó là gì? Đó là xu hướng phước báo, xu hướng quy về điều lành. Phật pháp là như vậy! Hướng ngoại tìm cầu là không thật, nếu là không thật thì đó là giả huyễn hư vô. Tìm kết quả nơi chính tâm mình, sự phấn đấu của bản thân mình đó mới là kết quả chân thật lợi ích, đó gọi là “mồ hôi nước mắt” của mình làm ra, đó gọi là trân là quý!

Bồ tát lúc này từ bên ngoài lồng vào tâm ta, lồng vào năng lực nhiệm mầu của ta. Khi ấy, Bồ tát và ta tuy hai mà một, thầy trò hiểu nhau, đồng lòng làm việc, hợp sức nhiệm mầu. Bất khả tư nghì uy thần vô lượng vô biên đạo lực. Có thể nói đơn giản hơn: “đức năng thắng số”, hay “có đức mặc sức mà ăn” là ý nghĩa này.

Còn một ý mầu khá quan trọng trong lời kinh đó là biểu trưng "diệu pháp "thông qua hai hình ảnh: con trai và con gái. Trên đường tu tiến về Bửu sở, Chủ nhân ông cần có "đứa con trai" đó là biểnTrí tuệ tuyệt vời, và đứa con gái đó là dòng Từ bi vô tận. Trí tuệ và từ bi song hành, như thân thể có cặp mắt và đôi chân, cùng hỗ tương cất bước tiến trên đời. Cặp mắt trí thấu hiểu chính mình và vũ trụ, chân Từ bi từng bước thăng hoa và cứu độ. Đây là sự “mong cầu” của bậc xuất thế gian.

Tóm lại dù là mong cầu về mặt đời thường hay trên đường Phật đạo, cũng phải nên nắm rõ nhân duyên, nắm rõ phương pháp rồi sau kiên cố hành trì. Bản thân ta là chính nhân của sự thành tựu cuộc đời mình, còn năng lực gia trì của Bồ tát đó là thắng duyên của sự thành tựu; bản thân mình là chủ nhân của nghiệp mình, Bồ tát là bậc thầy của mình, sự hiển linh của mình, người giúp đỡ mình, nâng đỡ mình.

Từ khóa » Cầu Con Trai đọc Kinh Gì