Quan Âm Tống Tử Cảm Hóa ác Quỷ Hành Thiện - .vn

Phong tục tập quán Thứ năm, 20/03/2014, 05:58 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Quan Âm Tống Tử cảm hóa ác quỷ hành thiện

Diệu Hòa gg follow

Quán Thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát ngàn tay ngàn mắt, đại từ đại bi tìm theo tiếng kêu cứu của chúng sinh để giúp người vượt qua biển khổ, cảm hóa người hữu duyên.

Người xuất hiện mọi nơi, mọi lúc trong cõi Ta Bà, với 32 hóa thân vi diệu để thị hiện hóa độ chúng sinh. Trong đó, xin giới thiệu về sự tích hóa thân Tống Tử Quán Âm của Bồ tát, nhờ công ơn lớn lao của hóa thân Quán Âm Tống Tử Bồ tát, mà sự sống được sinh sôi trong bình yên và an lành, biết bao người phụ nữ được “mẹ tròn con vuông”.
Bồ tát Quán Âm Tống Tử thị hiện trên đời để ban cho những người cầu xin con trai sẽ có được đứa con trai hiếu thảo, người cầu xin con gái sẽ có người con gái ngoan hiền. Không những thế, Bồ tát Quán Âm Tống Tử còn cảm hóa ma nữ bảo vệ sự an toàn cho những người phụ nữ trong khi sinh và sau khi sinh được mẹ tròn con vuông. Vì người ta hay nói, phụ nữ sinh con chỉ cách cái chết trong gang tấc, việc sinh con còn đau đớn khổ sở hơn cả việc chịu đựng cơn ngứa ghẻ và trận đòn ghen. Không ít những phụ nữ từ xưa đã không thể bảo toàn tính mạng sau khi sinh con, vì những ca đẻ khó. Có tích kể rằng những con quỷ Nguyệt Lý ra đời từ cái chết của những phụ nữ sau khi sinh, lũ quỷ Nguyệt Lý ngày đêm tìm những người phụ nữ đang sinh nở vất vả để bắt hồn người đó làm vật thế mạng cho chúng dưới âm phủ, để chúng có thể đầu thai lại. Biết bao gia đình đã tan nát, đau khổ. Hóa thân Quán Âm Tống Tử của Quán Thế Âm Bồ tát đã không đành lòng trước cảnh đó. Dù Người đã đã đích thân ra tay kéo các sản phụ từ quỷ môn quan trở về, nhưng có quá nhiều chúng sinh cần giúp đỡ mà Người lại không lo xuể. Có sự tích Quán Âm Tống Tử Bồ Tát mỗi đêm Ngài đứng ngoài quỷ môn quan, khi thấy ma nữ nào đi ra thì Ngài theo sau. Lúc đó Ngài sẽ hóa độ cho ma nữ tỉnh ngộ để khi quay trở về sẽ tuyên truyền cho những tên quỷ Nguyệt Lý khác nghe. Có câu, “đến sớm không bằng đến đúng lúc”. Đêm đó, Quán Âm Tống Tử Bồ tát đứng ngoài âm phủ, vừa đến nơi Người thấy một con quỷ Nguyệt Lý lén chạy ra. Ra khỏi quỷ môn quan, nó liền chạy ngay đến những nhà còn sáng đèn. Tìm hết ba nhà không có gì. Đến nhà thứ tư, nó nhìn vào thấy một phụ nữ đang mang thai đang chờ đến giờ sinh nở. Hình như lần đâu tiên cô sinh con, quỷ Nguyệt Lý liền nhân cơ hội này lẻn vào phòng định giết chết người phụ nữ. Nhưng không biết tại sao, khi hai tay vừa giơ lên, thì nó lại thu về ngay, tiếp đó thổi mấy luồng hơi lên mặt sản phụ. Rồi những tiếng khóc oa oa vang vọng, đứa trẻ đã ra đời. Khi đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, quỷ Nguyệt Lý liền âm thầm trở về âm phủ. Quán Âm Bồ tát không hiểu tại sao, quyết định tìm hiểu cho ra lẽ. Tối hôm sau, Quán Âm Tống Tử Bồ tát lại đứng trước cổng âm phủ. Không lâu, quỷ Nguyệt Lý hôm qua lại xuát hiện. Nó tiến thẳng về thôn quê, thấy vài nhà có sản phụ đang sinh con vẫn không vào. Cuối cùng, nó dừng lại ngoài cửa sổ của nhà một sản phụ trung niên. Cái thai của sản phụ này bị nhau chặn ngang nên đã hai ngày hai đêm mà chưa ra. Quỷ Nguyệt Lý lẩm bẩm :” hôm nay cô ta có chết cũng không trách ta được”. Nói xong, nó vẫn đứng ngoài cửa sổ quan sát.
Bà đỡ thấy sản phụ đã hai ngày mà không sinh được nên rất lo, liền dùng tay kéo. Nhưng cả buổi chỉ kéo ra được một ngón tay. Sắc mặt sản phụ trắng bệch, môi tím ngắt, máu ra quá nhiều. Bà đỡ đành nói “ xem ra khó giữ được cả hai mẹ con, mọi người hãy mau quyết định đi. Giờ nếu muốn giữ người mẹ thì lấy một cái móc, móc từng miếng của đứa bé ra. Còn nếu muốn giữ đứa bé thì phải mổ bụng sản phụ”. Mẹ chồng nghe xong, liền sợ đến điếng người “ giờ…giờ thì… làm cách nào đây?” rồi im lặng. “ Bà ơi, bà xem còn cách nào không? Người lớn và đứa bé ta đều muốn giữ” – bên ngoài cửa có tiếng van xin thảm thiết của người chồng. Bà đỡ nói “ không phải là tôi không muốn giúp, nhưng đây là ý trời, không còn cách nào cứu chữa”. Ngoài cửa lại vang lên những tiếng rên khóc thảm thiết. Sản phụ khi nghe tiếng khóc của chồng thì nói một cách dứt khoát : “Mau… mau mang dao đến… đứa con… là quan trọng… tôi không đau đâu… các người hãy…”. Quỷ Nguyệt Lý thấy vậy thì không kìm được nước mắt. Nó như đã quên mất việc đến đây là để tìm người thế mạng, xông thẳng vào phòng để cứu người. Nó đẩy lại ngón tay trẻ vừa được kéo ra vào trong bụng, sau đó nhẹ nhàng xoa lên bụng sản phụ. Không lâu sau, bà đỡ và mẹ chồng sản phụ đều thấy vùng bụng từ từ thẳng lại, đầu của thai nhi lộ ra. Hai người già vui mừng la lên “Bồ tát phù hộ! Bồ tát phù hộ”. Thai nhi tuy đã ra, nhưng sản phụ đã mất máu quá nhiều, cộng thêm việc gần hai ngày hai đêm không ăn uống nên người lịm dần. Bà đỡ thấy tình hình xấu đi, liền bảo người mang canh nhân sâm bổ khí đến cho sản phụ. Bà nói, nếu không sản phụ không có sức để sinh con tiếp, đứa bé sẽ bị chết. Nhân sâm vốn là thức ăn của những người giàu, người nghèo làm sao có thể có? Dù có cũng không đủ thời gian. Quỷ Nguyệt Lý thấy mọi người vô cùng bối rối, liền chạy đến thổi ba luồng hơi vào mũi sản phụ, luồng hơi thứ nhất, sản phụ mở mắt, luồng hơi thứ 2, sản phụ nắm chặt các ngón tay, tới luồng hơi thứ 3 thì đứa bé cát tiếng khóc chào đời. Mẹ chồng sau khi thấy con dâu sinh cho mình đứa cháu bụ bẫm, vui mừng đến rơi nước mắt. Bà dặn con trai đi chiên trứng cho con dâu tẩm bổ, còn bà lại vội pha hồng trà đưa cho bà mụ. Mọi người đang vui mừng nên quên mất việc cảm tạ “ Bồ tát cứu giúp”. Quỷ Nguyệt Lý thấy mọi việc thuận lợi, liền chạy về. Nhưng tiếng gà gáy đã báo hiệu nó không thể quay trở về nữa. Quỷ Nguyệt Lý trải qua cả đêm mệt mỏi, không còn tinh thần, nên chỉ biết ngồi quay về hướng tây bắc như đang đợi gì đó. Nó đang đói, muốn ăn chút thức ăn. Có thể nó đang nhớ lại câu nói khi còn sống, người ta vẫn thường nói “ phía đông bắc là hướng phát tài, phía tây bắc là nơi để cúng tế”, nên mới ngồi đợi như vậy. Quả nhiên gia đình này không quên ơn cứu mạng của vị “ Bồ tát” này. Trước lúc trời sáng, họ vội đốt ba nén nhang, hai xấp vàng mã, một chén nước đường và một bát mì. Quỷ Nguyệt Lý sau khi nhận được báo đáp liền vui vẻ ra đi. Nhưng đã trễ giờ về Quỷ môn quan, nên nó chỉ có thể làm một hồn ma phiêu bạt. Quán Âm Bồ tát đã đi theo nó trong suốt bảy ngày bảy đêm, phát hiện rằng mỗi lần nó đều có ý hại sản phụ, nhưng lần nào cuối cùng cũng lại cứu sản phụ. Vào một đêm, khi quỷ Nguyệt Lý lại lén nhìn một sản phụ ngoài cửa sổ, đột nhiên có người vỗ vai nó, nói “ ngươi hãy theo ta”. Nó quay đầu nhìn thì thấy Quán Âm Bồ tát, quá sợ hãi liền quỳ xuống thưa “ xin Quán Âm Bồ tát tha tội, tôi vốn không có ý hại người”. Quán Âm Bồ tát nói : “ Ác quỷ hành thiện, thế gian hiếm có. Ta đang có ý định hỏi ngươi tại sao lại làm thế?” Nghe được những lời này, quỷ Nguyệt Lý vừa khóc vừa nói “Con vốn họ Triệu tên Kình Tiêu, là người núi Nga Mi, trong lúc sinh con bị một con quỷ Nguyệt Lý khác bắt thế mạng xuống âm phủ. Sai dịch ở địa phủ thấy con chết oan uổng, lúc sống lại không làm việc gì xấu, nên cho phép con mỗi tối đi tìm người thế mạng.” Nhưng do quá hiền lành, nên khi thấy những sản phụ sắp chết định bắt họ làm người thế mạng, thì nó lại nghĩ đến tình cảnh khi trước của mình, không nỡ ra tay. Cứ thế, những sản phụ sắp bị hại lại được nó giúp đỡ sinh con một cách thuận lợi. Chín ngày đã qua đi, không những không có một sản phụ nào bị nó hại chết, mà giờ đây nó còn bị biến thành một hồn ma phiêu bạt. Kình Tiêu cảm thấy tuy bản thân không có làm việc gì xấu xa, nhưng vẫn thấy hổ thẹn trong lòng nên quyết từ nay sẽ không kiếm người thế mạng. Quán Âm Bồ tát liền đỡ nó dậy “Sau này con không nên làm việc này một mình, hãy tìm thêm vài người giống con cùng làm”. Quán Âm Bồ tát thấy nó ngẩn người ra bèn nói tiếp “Ta có tâm nguyện mời con giúp đỡ ta, trở thành Thôi Sinh Nương Nương chuyên giúp đỡ các sản phụ khi sinh, không biết ý con thế nào?” Triệu Kình Tiêu nhìn Quán Âm Bồ tát đầy nghi ngờ, sau đó rơi lệ, nhanh chóng đồng ý. Từ đó, Triệu Kình Tiêu trở thành Thôi Sinh nương nương. Đó là người phụ nữ hiền lành, cô không nhiều lời, không nhiều chuyện, mà chỉ biết chuyên tâm làm việc. Trong một đêm, cô cứu sống mấy chục sản phụ nhưng hiếm khi thấy cô nói. Khi gặp lại những con quỷ Nguyệt Lý khác đi tìm người thế mạng, cô cũng chỉ nói với họ “ta và người vốn như nhau, tại sao lại đi hại người, sao không làm việc thiện để tích đức”. Tiếp đó là mời họ cùng làm việc chung với cô. Không biết, do hành động của cô đã cảm động các quỷ Nguyệt Lý khác, hay do lời nói của cô rất đúng, mà sau một thời gian ngắn, người giúp đỡ cô ngày càng đông hơn. Họ giống như Kình Tiêu, chạy vào phòng sản phụ âm thầm giải nguy, vì thế số sản phụ sinh con tử vong ngày càng ít. LỜI BÌNH: Phật giáo chú trọng đến quá trình chuyển hóa nội tâm: Khắc phục và cảm hóa tính xấu ác, khuyến khích con người hướng thiện, làm việc thiện tích đức. Phật giáo coi lòng bao dung hỷ xả là gốc của vạn vật, cũng như cách ứng xử của người Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”. Có một sự thật là, tội ác bao giờ cũng phải trả giá thích đáng. Vì thế không ai bỗng dưng muốn làm điều xấu xa hay ác độc để bị vướng vào vòng lao lý. Khi tội ác trả giá đã xong, lòng căm phẫn và hận thù cũng cần cởi bỏ, vì đức Phật dạy: Hận thù không hóa giải được nỗi đau và thù hận, chỉ có tình thương mới có thể xoa dịu nỗi đau. Diệu Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • Quán Âm Tống Tử Bồ tát
  • mẹ tròn con vuông
  • ngứa ghẻ
  • đòn ghen
  • quỷ Nguyệt Lý
  • sản phụ
  • Thai nhi
  • đức Phật
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

    Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

  • Bài kinh: Niệm Pháp - Pháp môn đưa đến thành tựu an lạc

    Bài kinh: Niệm Pháp - Pháp môn đưa đến thành tựu an lạc

  • Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?

    Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?

  • Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

    Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

  • Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

    Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

  • Kinh Sống và Tu trong hòa hợp

    Kinh Sống và Tu trong hòa hợp

  • Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

    Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

  • Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Bậc vô sanh có còn đau khổ không?

    Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Bậc vô sanh có còn đau khổ không?

  • Tâm hỷ trong kinh Pháp cú

    Tâm hỷ trong kinh Pháp cú

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

2

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

3

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

4

Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

5

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

6

Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

7

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Tin chọn lọc

Bí ẩn Giếng Tiên

Cần Thơ: Lễ hội Thượng Điền Kỳ Yên ở đình Bình Thủy

Cần Thơ: Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2018

Nét mới trong Lễ hội chùa Thầy

Chol Chnam Thmay lễ Tết của người Khmer mang đậm tinh thần Phật giáo

Nét truyền thống trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam bộ

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Cách Thờ Quan âm Tống Tử